Hoàn Quốc.
Sau khi Thuận Đế bị phế bỏ, và trải qua "Nạn Tử Chi Loạn ", hiện nay do Nguyên Đế cai trị.
Trong thời gian trị vì của Uy Đế Vũ Văn Cảnh Luân, rất nhiều sự việc sau này trong sử sách ghi chép có chút không rõ ràng, mơ hồ.
Nhưng riêng về những thông tin của Đằng Hoàng hậu lại được ghi chép một cách chi tiết, tỉ mỉ.
Thiên hạ tương truyền rằng, mặc dù Nguyên Đế đã phế đi Thuận Đế, nhưng ông vẫn rất kính trọng mẫu thân của Thuận Đế, cũng chính là Đằng Hoàng Hậu khi xưa.
Ông thậm chí còn thường xuyên nói rằng: "Mặc dù Đằng Hoàng hậu là người từ phương Nam đến, nhưng bà rất xứng đáng với bốn chữ " Mẫu nghi thiên hạ" mà người đời phong cho bà."
Đằng Hoàng hậu xuất thân là nữ tử Hoa Triều.
Bà có một gương mặt thanh tú, đôi mắt sáng trong, dáng vẻ vô cùng thanh nhã và điềm đạm.
Khi xưa, cũng nhờ vào tài trí của phụ thân bà là Quân Sư Đằng Thụy mà Uy Đế Vũ Văn Cảnh Luân mới có thể thuận lợi đăng cơ , sau đó không lâu.
Uy Đế Vũ Văn Cảnh Luân quyết định lập bà làm Hoàng hậu.
Đằng Hoàng Hậu thuở sinh thời rất thích đọc sách, cũng nhờ vậy mà bà rất am hiểu về lễ nghi, phong tục tập quán của quốc dân.
Tính tình của bà cũng vô cùng giản dị và khiêm nhường.
Bà có khả năng tư duy rất nhạy bén, vì thế đã nhiều lần lên tiếng phản đối, ngăn chặn những kịp thời hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đối với Hoàn Quốc.
Vì vậy, dưới sự ủng hộ của những nhân sĩ đến từ phía Nam như Đằng Thụy, Uy Đế đã tiến hành cuộc cải cách lớn cả về quân sự lẫn chính trị của toàn Hoàn Quốc.
Mỗi khi Uy Đế gặp khó khăn và mất tinh thần, ông thường hay đến cung của Đằng Hoàng Hậu, để nhận lời an ủi và động viên của bà, chỉ có như vậy, thì tâm trạng của ông mới tốt hơn.
Cũng chính vì lý do này, Uy Đế thập phần kính yêu đối với Đằng Hoàng Hậu.
Tuy nhiên, trong cung cũng có nhiều tin đồn rằng : người mà Uy Đế Vũ Văn Cảnh Luân yêu thật sự không phải là Đằng Hoàng Hậu, mà chính là một nữ tử đến từ nước Nguyệt Nhung kia.
Thậm chí, nữ tử này còn sinh cho Uy Đế một đứa con trai.
Đứa bé này, trước khi Uy Đế lên ngôi, đã được đưa từ nước Nguyệt Nhung về Hoàn Quốc.
Uy Đế không bao giờ lên tiếng xác nhận việc này, tuy nhiên ông lại nhận một đứa bé đến từ Nguyệt Nhung tên Bạt Dã Phong này làm con nuôi và sau đó còn phong tước vị là Trịnh Vương, cấp biệt phủ riêng cho.
Đối với lời đồn đại này, từ trước đến nay, Đằng Hoàng Hậu chỉ cười rồi cho qua, chứ bà không lên tiếng.
Nguyên Đế từ nhỏ đã mất mẹ, chính Đằng Hoàng Hậu đã chăm sóc và nuôi dưỡng ông lớn lên.
Dù sau này, Nguyên Đế đã lật đổ Thuận Đế, nhưng ông vẫn không ngừng thể hiện lòng kính trọng của mình đối với vị Đằng Hoàng Hậu này.
Trong năm thứ tư của triều đại Quang Trạch, Đằng Hoàng Hậu mắc bệnh nặng.
Trước khi qua đời, bà đã kéo tay Uy Đế đến và nhắc nhở ông rằng : Binh lực của Hoa triều bây giờ rất mạnh .
Hoàn Quốc đã trải qua hơn mười năm cải cách, lòng dân và các giới quyền quý trong triều hiện tại không vững.
Bà khuyên ông không được dẫn quân xuôi Nam, và cho đến khi nhắm mắt, bà cũng nhấn mạnh, muốn ông nhất định phải nhớ kỹ lời dặn dò này.
Bà còn không ngừng rơi lệ khuyên phụ thân mình, cũng chính là Tả Tướng Đằng Thụy, nên từ bỏ ý định của mình , đồng thời cũng không nên tiếp tục thuyết phục Uy Đế dẫn quân xuôi Nam chinh chiến nữa.
Đáng tiếc, Uy Đế và Đằng Thụy đến cuối cùng vẫn không nghe theo lời khuyên của bà.
Một năm sau khi bà mất, Uy Đế và Đằng Thụy tiếp tục dẫn quân Nam.
Đến cuối cùng, vẫn đại bại dưới tay của Bùi Diễm.
Đằng Thụy, vết thương cũ tái phát, không kịp chữa trị đã chết trên đường trở về kinh thành.
Uy Đế mất đi Đằng Hoàng Hậu, sau đó lần lượt chịu hai cú sốc lớn, cuộc chiến xuôi Nam thất bại và cái chết của Đằng Thụy .
Sau khi trở về kinh thành, ông đã ngồi ba ngày ba đêm trước lăng mộ của Đằng Hoàng Hậu, khóc không ngừng.
Ông luôn tự trách, vì đến cuối cùng, vẫn không nghe lời bà dặn.
Và cũng đến bây giờ, ông mới biết, người ông yêu nhất chính là Đằng Hoàng Hậu.
Cũng bắt đầu từ đó, Uy Đề ngày ngày phiền muộn không vui, ông không quan tâm đến triều chính như trước nữa.
Ngay cả cuộc cải cách trước kia, cũng vì cái chết của Đằng Thụy mà dần bị gác lại.
Khi Uy Đế qua đời, hoàng tử duy nhất do Đằng Hoàng Hậu sinh ra, đã lên ngôi vua, lấy hiệu là Thuận Đế.
Nhưng trong những năm này, giới cầm quyền trong Hoàn Quốc đã vô cùng bất mãn đối với các chính sách cải cách nửa vời của Uy Đế.
Vì vậy, họ đã tổ chức một hội nghị liên minh, quyết định phế đi Thuận Đế, với lý do rằng hắn ta mang một nửa dòng máu của người phía Nam.
Họ đã lựa chọn Hạch Lan Vương lên ngôi, trở thành Nguyên Đế.
- Giải thích, Đằng Hoàng Hậu là con của Đằng Thụy, là người Hoa Triều sống ở phía Nam.
Còn Hoàn Quốc ở phía Bắc.
Vì vậy mới có việc phân biệt người phía Nam, người phía Bắc trong tình huống này.
Hết giải thích.
Sau khi Nguyên Đế lên ngôi, ngay lập tức bãi bỏ các sắc lệnh cải cách do Uy Đế ban hành trong thời gian ông cai trị.
Các môn sinh, đệ tử của Đằng Thụy tất nhiên không phục với các quyết sách này.
Vì vậy đã nổi lên xung đột mạnh mẽ với các thế lực trong triều hiện tại của Hoàn Quốc.
Các sĩ tử tụ tập trước hoàng cung, công bố di chiếu, lên tiếng chỉ trích Nguyên Đế là loạn thần tặc tử.
Nguyên Đế lệnh cho năm bộ lạc vào kinh thành, trấn áp toàn bộ sĩ tử bạo loạn.
Ngày mười lăm tháng tám, máu chảy thành sông trên khắp con đường ở kinh thành, trong cuộc đàn áp đó có rất nhiều sĩ tử thiệt mạng và bị thương.
Thuận Đế sau khi bị phế bỏ cũng bị buộc phải uống thuốc độc, tự vẫn trước cửa cung để làm gương.
Lần bạo loạn này, trong sử sách được gọi là " Nam Tử Chi Loạn."
Dù Nguyên Đế đã dùng biện pháp đổ máu để trấn áp cuộc bạo loạn lần này.
Nhưng cuối cùng ông cũng đã dần kiểm soát được thế cục và Hoàn quốc lại một lần nữa nằm dưới quyền kiểm soát của các bộ tộc lớn.
Mọi việc đều trở lại bình thường, tuy nhiên, để yên lòng dân chúng, một số pháp lệnh từ thời Uy Đế trước đây trong lúc cải cách cũng từng bước được khôi phục.