Cao Tổ Thánh Quang hiếu hoàng đế Bùi Diễm có hai con trai và một con gái.
Con trai lớn Bùi Diễm sau này trở thành Tề Thái Tổ, là con của Thánh Quang hiếu Thái hậu Đổng thị.
Con trai thứ Bùi Lạc và con gái duy nhất Bùi Niệm Từ đều là con của phu nhân Sấu Vân sinh ra.
Theo sử sách ghi lại: Bùi Niệm Từ thông minh từ nhỏ, có tính cách rất dễ gần nên rất được Bùi Diễm yêu thương.
Khi còn trẻ, Bùi Diễm có tính cách nói chuyện hóm hỉnh, hòa ái.
Nhưng sau khi lập gia đình ông ngày càng trở nên uy nghiêm.
Hai con trai đều được giáo dục rất nghiêm khắc, nhưng chỉ riêng với người con gái này lại rất nuông chiều.
Mỗi khi hai người con trai vi phạm gia phong luôn phải đối diện với hình phạt nghiêm khắc, nhưng chỉ cần là Bùi Niệm Từ có ý muốn cầu xin, thì Bùi Diễm luôn nhân nhượng mà tha cho.
Bùi Tuân và Bùi Lạc cả hai đã rất nhiều lần được người muội muội này giúp đỡ trong rất nhiều tình huống khó khăn.
Vì vậy, khi Bùi Tuân lên làm hoàng đế, ông ngay lập tức phong Bùi Niệm Từ làm trưởng công chúa Tuệ Trinh, cho phép nàng đi vào cung bằng xe ngựa mà không cần xuống xe.
Thậm chí ngay cả khi xuất hiện trước mặt các bá quan văn võ trong triều cũng không cần mặc đồ cung.
Khi còn 14 tuổi, Bùi Niệm Từ đã được phụ thân Bùi Diễm chỉ định gả cho nghĩa tử của mình là "Hàn Nguyệt tướng quân" Tiêu Diêu.
Nhưng Tiêu Diêu đã lấy lý do "Niệm Từ còn quá nhỏ tuổi" để từ chối mối hôn sự này.
Truyền kỳ về Tiêu Diêu tại Thành Quận nhanh chóng được lan rộng, đặc biệt là với tướng mạo tài hoa của mình, tin tức về " Hàn Nguyệt Tướng quân" càng được lưu truyền rộng rãi đến tận ngõ ngách trong kinh thành.
Khi đó, Bùi Niệm Từ vẫn đang đánh cờ, sau khi nghe được lời đồn thổi này, nàng chỉ cười: " Quân vô tâm, ta liền từ bỏ.
Nếu quân cờ này cả đời không nhớ thương đến ta, thì hãy để cho người khác làm điều đó."
Đợi đến khi phụ huynh thắng trận trở về, Bùi Niệm Từ lập tức đề xuất một trận luận võ để chiêu thân.
Điều bất ngờ là, Bùi Diễm thế nhưng lại đồng ý với yêu cầu kinh thế hãi tục này của con gái mình.
Đáng tiếc là, vào thời điểm đó, các anh hùng trẻ tuổi trong võ lâm ngày càng ít.
Sau ba ngày quyết định thắng bại trên sàn đấu, không ai có thể đánh bại được nàng.
Khi đó, Bùi Niệm Từ tức giận, đánh gãy thanh kiếm trong tay mình, nói: " Nếu ta thân là nam nhi, tất sẽ chấp chưởng lại giới võ lâm .
Thật đáng khinh cho tất cả các người tự xưng là hào kiệt võ lâm thiên hạ."
Lời nói này khi truyền về hoàng cung, Bùi Diễm vui vẻ cười lớn.
Ngược lại, Bùi Tuân lại ghi nhớ, sau này, đến khi khai lập Tề Quốc, ông cũng không bao giờ quên lời nói này.
Khi ông lên ngôi làm Hoàng Đế, ông không chỉ phong nàng là trưởng công chúa Tuệ Trinh, mà còn bổ nhiệm nàng lên làm chưởng môn võ lâm, và thật sự nàng đã toàn quyền chấp chưởng giới võ lâm.
Cũng chính điều này đã trở thành một trong những chủ đề bàn tán của bách tính kinh thành, giai thoại về nàng cũng được lưu truyền cho đến đời sau.
Nhưng điều kỳ lạ nhất là, cuối cùng Bùi Niệm Từ lại đặc biệt yêu mến một chàng trai tên Khổng Tú, một người hoàn toàn không am hiểu gì về võ thuật.
Khổng Tú không thích sử dụng vũ lực, nên từ đó Bùi Niệm Từ đã tự tay cất kiếm.
Nàng bắt đầu học nấu ăn, mặc những bộ thường phục mà những dân nữ bình thường vẫn hay mặc.
Có lời đồn trong dân gian kể rằng: Trong đêm tân hôn, Khổng Tú ép Bùi Tú phải lập lời thề, nàng không được sử dụng quyền lực của gia tộc nàng để giúp hắn đỗ công danh.
Chỉ khi như vậy, hai người mới tiến vào động phòng.
Sau này, Khổng Tú đạt thành tích cao trong cả kỳ thi.
Tuy nhiên, việc này có sự giúp đỡ của hai vị cữu cữu bên nhà thê tử hắn không thì không ai biết được.
Nhưng chỉ là sau khi Bùi Tuân đăng cơ, Khổng Tú lại từ bỏ chức quan, lui về Hàn Lâm Viện, đảm nhận chức vụ biên sử cho đến cuối đời.