Vân Chiêu chẳng giao lưu mấy với La Nhã Cốc, Đặng Ngọc Hàm, những chuyện này đều do Từ tiên sinh làm.
Một là tuổi y quá nhỏ, những người đó rõ ràng không hứng thú nói chuyện với y, chỉ cần y đảm bảo nghiên cứu của bản thân đừng vì chuyện vụn vặt như tiền phá ngang là được.
Hai nữa là Vân Chiêu chẳng biết phương hướng nghiên cứu của họ, giờ đột ngột hi vọng họ dồn toàn bộ tâm huyết vào nghiên cứu súng, hỏa pháo, thuốc nổ thì không ổn cho lắm.
Vân Chiêu thấy những người này đều có tác dụng, chỉ là cần đôi bên quen thuộc mới dễ ra tay.
Đám hải tặc, kỹ nữ thì rất đáng yêu, nhất là những kỹ nữ, vừa mới tới Ngọc Sơn, tắm rửa xong liền chuẩn bị làm ăn, đồng thời tích cực hỏi tiền bọn họ kiếm được nên chia cho vị thủ lĩnh nào có thể bảo vệ an toàn cho họ.
Về phần đám hải tặc, sau khi biết mình không bị treo cổ, hơn nữa sắp thành công tượng, nhiệt tình đi hỏi cường đạo Vân thị lương của mình ra sao?
Mỗi một hải tặc kỳ thực là một công tượng hợp cách, điều đó là do hoàn cảnh mà ra, bốn bề đại dương bao la, chẳng nhờ được ai cả, phải trông vào mình hết, nên trên thuyền hải tặc không có ai dư thừa, mỗi người đều phải thể hiện sự tồn tại của mình, quan trọng nhất là, hải tặc biết bắn pháo.
Biết bắn đủ loại pháo.
Bọn chúng có đủ các loại pháo lạc hậu thu gom các nơi lắp ráp trên thuyền, thế nên chúng rành chơi pháo, đồng thời còn từng bị đủ các loại pháo tiên tiến trên thế giới bắn cho.
Chính vì thế mà Vân Chiêu mới chịu bỏ tiền ra mua cái đám người nhìn có vẻ vô dụng này.
Kỹ nữ do hải tặc mang tới, bọn họ và hải tặc thuộc thể cộng sinh, hải tặc có đánh nhau cũng không giết kỹ nữ, đương nhiên khi đánh nhau lỡ giết vài người thì không tính.
Bên hải tặc nào đánh thắng tất nhiên là có quyền thu thuế đầu người của kỹ nữ, những kỹ nữ đó được thủ lĩnh hải tặc bảo vệ.
Cho nên từ ý nghĩa nào đó mà nói, những nữ nhân này không phải là nô lệ.
Vân Chiêu không định mở thanh lâu ở Ngọc Sơn, cho dù Vân Hổ cảm thấy rất đáng tiếc, Vân Chiêu vẫn chuẩn bị dùng những nữ nhân này như nữ phó.
Còn về đám hải tặc dám cả gan hỏi tiền công cường đạo, Vân Hổ có một vạn cách khiến chúng quên tiền công, một lòng một dạ làm việc.
Dù đám người này tới gây ra chút hỗn loạn, vài ông già lắc đầu cảm thói đời đi xuống, tiểu huyện lệnh cái gì cũng tốt, chỉ là còn trẻ con, ưa thứ mới lạ, lần trước mang về đống lương thực mới, suýt nữa hỏng việc, may mà có hương thân giúp đỡ trồng nên khá hơn, lần này lại dẫn về đám người quái dị.
Đoàn kỹ nữ đi tới đâu là làm đám thiếu niên mới lớn chảy nước dãi tới đó, bị phụ thân đá đít đuổi về nhà tới lượt phụ thân chúng chảy nước dãi.
Bất kể thế nào thì an bài của Vân Chiêu ở Ngọc Sơn sơ bộ hoàn thành.
Còn lại cứ giao cho họ, bọn họ sẽ dần dần đem mọi thứ tản mạn, không thích hợp, thậm chí là sai lầm cuối cùng hòa nhập thành một chỉnh thể cân bằng thôi.
Ngày 24 tháng 5, trời quang mây trong xanh làm người ta phát ghét.
Trương Đạo Lý keo kiệt lần này bày tiệc lớn trong thành Tây An, Vân Chiêu tất nhiên cũng tham dự, xa hoa hiếm có.
Ở vị trung tâm bữa tiệc bày một cái đầu người trắng bệch.
Đương nhiên cái đầu người này không phải là đầu người thật, mà là do đậu hũ khắc thành, cái đầu người này có một cái tên dễ nghe - Vương Gia Dận.
Trương Đạo Lý cầm đũa ân cần mời mọc quan viên ăn uống, đũa đầu tiên ông ta moi mắt Vương Gia Dận cho vào mồm, nai cực kỳ sảng khoái, khiến quả nho làm mắt vỡ toạc trong mồm ông ta, nước văng khắp nơi.
“ Đầu của Vương Gia Dân bị tướng quân Tào Văn Chiếu lấy được rồi, các vị đồng liêu, chúng ta ở đây chỉ có thể ăn cái đầu làm bằng đậu hũ, giải bớt phần nào mối hận trong lòng.”
Vân Chiêu cũng ăn một tiếng đầu Vương Gia Dận, chẳng có vị gì đặc thù, nhưng mà rau giả làm tóc cũng khá hay.
Vương Gia Dân bị bộ hạ của mình giết, Tào Văn Chiếu chỉ nhặt được cục bở lớn thôi, sau khi có được đầu Vương Gia Dận, chờ đợi hắn là thăng quan phát tài.
Lợi ích cái đầu này mang lại nhiều hơn thế, khiến quan viên Thiểm Tây hưởng sái, văn thư điều nhiệm của Trương Đạo Lý cuối cùng cũng tới, hai tháng nữa thôi ông ta có thể đưa gia quyến tới Nam Kinh làm lại bộ tả thị lang rồi.
Chính bởi vì thế nên mới có bữa tiệc thịnh soạn này.
Con người đều giống nhau cả, lúc phải tính toán mà sống thi ai cũng hận không thể nhà mình dè xẻn, nhà người ta phung phí.
Đến khi không phải lo lắng nữa rồi thì hận không thể ngày ngày ao rượu rừng thịt, bồi thường bản thân trước kia khốn khó.
Quan viên rời chức mà không tiêu sạch tiền trong kho thì không phải là quan viên hợp cách.
Đây gần như là một loại hành vi báo thù, bởi vì khi hắn nhậm chức thì viên quan kỳ trước chỉ để lại cho cái kho rỗng chết đói cả chuột.
Dù sao Vương Gia Dân cũng chết rồi, cho dù đầu hắn có thực sự bị hoàng đế luộc ăn cũng chẳng sao, nhưng mà bộ hạ của Vương Gia Dận không lập tức tan rã, mà bọn chúng tiếp tục tập kết ở Dương Thành Sơn Tây, chuản bị cho cuộc chiến lớn hơn nữa.
Khắp thiên hạ tạo phản, người huyện Lam Điền thì không.
Ai cũng đang bận thu hoạch hoa màu, rảnh đâu mà để ý tới tạo phản.
Thu hoạch xong mọi người bận mang ra sân phơi xay xát, sau đó là phơi lương thực, càng không có thời gian tạo phản.
Thu hoạch mùa hè xong thì trồng lương thực mùa thu, thu hoạch mùa thu xong thì cưới tức phụ, đứa trẻ gieo giống từ mùa đông năm ngoái cũng tới lúc ra đời, con người ta bận rộn suốt ngày như thế thì lấy đâu ra thời gian tạo phản.
Không chỉ người huyện Lam Điền, cho dù lưu dân vào huyện Lam Điền kiếm sống cũng nghĩ thế, ngày ngày làm việc kiếm tiền, kiếm lương thực, lúc nào cũng muốn tích góp thêm chút lương thực đề phòng.
Con người khi làm những chuyện này rất dễ quên chuyện mình từng bị đối xử bất công trước kia.
Đó chính là nguồn gốc của câu nói quỷ dị kiếp nạn là tài phú.
Vân Chiêu chẳng tin vào câu nói đó, y cho rằng những khổ cực mà một người từng trải qua là tai họa, là xui xẻo, là chuyện xấu, là đủ thứ không tốt lành, duy chỉ có không phải là tài phú.
Y chỉ tin vào thứ xuất hiện trước mắt, còn những thứ bánh vẽ người ta bày ra, y ăn đủ rồi.
Cái thứ gọi là hi vọng giành cho học giả, giành cho học sinh, giành cho người gặp khổ nạn, nhưng quan viên không được phép tin vào thứ này, họ phải đem những thứ đã thuần thục mở rộng chấp hành, những thứ quá đi trước thời đại luôn có cả đống thiếu xót.
Quan viên cơ bản không nói tới hi vọng, nếu quan viên thảo luận về hi vọng với ngươi thì ngươi sắp xui xẻo rồi.
Như bây giờ Trương Đạo Lý đang nói tới tương lai của Thiểm Tây với Vân Chiêu:
“ Đại tặc đã chịu tội, đám tặc khấu còn lại cũng bị diệt trong sớm tối thôi, đáng tiếc, ổn định mà lão phu mong chờ mãi, cuối cùng để người khác hưởng lợi.”
“ Tiểu Trệ, ngươi có phúc lắm đấy, qua vài năm nữa là được trọng dụng rồi, ha ha ha, sau này không biết là bọn lão phu chiếu cố ngươi, hay là Tiểu Trệ ngươi phải chiếu cố bọn lão phu đây.”
Vân Chiêu cau mày: “ Huyện Lam Điền hiện giờ vừa mới ăn no, cho dù có chút dư thừa cũng phải trả món nợ nhiều năm trước ...”
Trương Đạo Lý thở dài: “ Quả nhiên là người đi trà lạnh.”
Đối với câu này, Vân Chiêu không tiếp, Trương Đạo Lý đòi hối lộ, Vân Chiêu không cho.
Có lý nào đi hối lộ quan viên rời nhiệm.
Mấy trăm năm trước không có chuyện này, mấy trăm năm sau cũng chẳng có.
Tối hôm đó Vân Chiêu rời Tây An ngay chẳng ở lại qua đêm, đến khi bóng dáng y biến mất, Trương Đạo Lý cũng không có được thứ mình muốn.
Có điều ông ta cũng hiểu thôi, nếu đặt ông ta vào vị trí của Vân Chiêu, ông ta cũng làm thế.
Cái chết của Vương Gia Dận không gây cho Vân Chiêu mấy cảm xúc, vì đó là chuyện vốn xảy ra trên lịch sử, với đám Vân Mãnh, Vân Hổ thì khác.
Khi Vân Chiêu vừa về tới Vân gia trang tử liền bị đám trưởng bối kéo tới đại sảnh hội họp.
“ Vân gia sau này không đi cướp bóc nữa.” Đó là quyết định của Vân Mãnh:
“ Nhà chúng ta bây giờ không cần dựa vào cướp bóc cũng có thể sống tốt hơn.” Vân Hổ nói câu này không có chút luyến tiếc nào cả: “ Đến như Vương Gia Dân còn chết rồi, xem ra cái công việc này không thể làm nhiều, chúng ta đã làm mấy trăm năm, nên dừng tay thôi.”
Vân Chiêu nhìn hai vị trưởng bối coi cướp bóc là sự nghiệp cả đời, không biết phải nói gì luôn, có thể khiến hai tên cường đạo quyết tâm làm lại cuộc đời, xem ra cái chết của Vương Gia Dận gây tác động quá lớn với họ.
Khó trách, trong tay người ta có chục vạn quân, kết cục vẫn là mất đầu, nói gì tới tặc khấu nhỏ bọn họ.
“ Được, chúng ta không đi cướp nữa.”
Vân Chiêu đồng ý với hai vị trưởng bối, sau đó y có thể thấy rõ cả hai đều thở phào.
Trước kia nghèo, mạng sống không có giá trị, cho nên đi cướp là chuyện đương nhiên, cũng là chuyện chẳng đặng đừng.
Giờ giàu có rồi, mạng sống trở nên giá trị, làm tặc khấu không có lãi.
Vân Chiêu cười, y cho rằng đó là công tích thứ hai của mình khi tới thế giới này --- Nâng cao giá trị sinh mạng của mỗi người.