Tiền Đa Đa rời giường gấm, nhanh chóng chép lại bài thơ của Vân Chiêu, sau đó dùng giọng nói ngọt ngào êm ái làm nũng:” Phu quân làm cho thiếp một bài thơ có tình nghĩa đi.”
Vân Chiêu ngắm nhìn gương mặt xinh đẹp của Tiền Đa Đa, ôn nhu hỏi:” Còn nhớ lần đầu chúng ta gặp nhau không?”
Đó là chuyện cả đời Tiền Đa Đa chẳng thể quên:” Giao thúc cho thiếp vào bao tải ném xuống đất, khi thiếp từ bao tải chui ra, người đầu tiên nhìn thấy là chàng, khi đó chàng thật béo, lại thích mặt đồ xanh, trông như con ếch ... Có điều thiếp rất thích.”
“ Nể mặt nàng sắp sinh con, ta làm cho nàng một bài, nghe kỹ nhé. “ Vân Chiêu ngẩng đầu 45 độ đưa mắt nhìn xa xăm, đến khí tạo dáng lẫn tạo không khí đủ rồi mới đọc :
- Nhân sinh nếu chỉ như thùa đầu
Gió thu chẳng gieo sầu quạt tranh
Bỗng dưng đổi dạ thật là nhanh,
Lại bảo tấm lòng ai dễ nhạt.
Ly Sơn canh vắng lời vừa hết,
Rốt cuộc sầu chi mưa tối rét.
Bởi đâu bội bạc áo vàng ai,
Chắp cánh liền cành xưa thắm thiết.
Đọc xong bài thơ tỏ nỗi lòng oán thán của khuê phụ sau khi chia tay nam tử lâu ngày không thấy gặp lại, kệ cho Tiền Đa Đa còn chưa kịp phản ứng, Vân Chiêu thi hứng dào dạt lại hỏi Phùng Anh: “ Nàng có muốn một bài không?”
Phùng Anh ngắn ngơ học vấn của nàng không cao, tuy không quá hiểu thi từ, đích thực hết sức hâm mộ tài tử có thể mở miệng ra là ngâm thơ, vì thế trong mắt nàng đây là thứ quý giá trang trọng, lắc đầu: “ Lãng phí quá, đợi thiếp thân tới ngày trọng yếu sẽ hỏi xin phu quân.”
“ Được, khi nào muốn thơ cứ hỏi ta, muốn bao nhiêu cũng được ... Á á, sao nàng lại cắn ta?”
Tiền Đa Đa đột nhiên ngoạm vai Vân Chiêu một cái, mặc cho y la hét nàng vẫn vừa nức nở vừa cắn xé, một lúc sau mới dừng lại.
Vân Chiêu nhìn vai bị nàng cắn rách áo, may chưa chảy máu, xoa vai: “ Đây có phải gọi là yêu tới tận xương tủy không?”
“ Mau mau viết lại cho thiếp.” Tiền Đa Đa bụng như quả bóng rồi, vừa xong vận động quá kịch liệt nên chỉ còn sức ngồi thở, nàng khác Phùng Anh, từ nhỏ không chỉ được thanh lâu hun đúc, ở thư viện còn theo học thư sinh đa tài, tạo nghệ văn chương cực cao, nghe một cái nhận ngay ra đó là bài thơ cực phẩm:
Vân Chiêu lo ảnh hưởng tới con, vội vàng cầm bút chép lại bài Nạp Lan từ này.
Tiền Đa Đa nhìn bài từ, lúc thì cười ngốc nghếch, lúc lại thương tâm, mãi sau mới hồi tỉnh, nhìn Vân Chiêu đầy thâm tình: “ Phu quân, bài thơ còn chưa có tên.”
Vân Chiêu phóng khoáng phất tay: “ Thơ trên giường.”
Ba chữ thôi đã thành công phá sạch tình ý sâu xa của bài thơ, tục tới không thể tục hơn, Tiền Đa Đa suýt khóc đánh Vân Chiêu, hét lên:” Chàng chẳng bao giờ đối xử tử tế với người ta.”
Quả nhiên đừng nên quá đắc ý mà, nếu không chuyện vui hóa buồn ngay, may là Vân Chiêu ứng biến cũng nhanh, dỗ dành: “ Thơ đã tặng nàng rồi, nàng thích gọi là gì cũng được, dù nàng nói là nàng sáng tác cũng không sao.”
Tiền Đa Đa tức thì chuyển giận làm vui, Vân Chiêu đột nhiên lại thay giày, chuẩn bị đi.
Phùng Anh nói nhỏ: “ Tối nay không phải chàng muốn nghỉ lại đây sao?”
Tiền Đa Đa lập tức ôm cánh tay Vân Chiêu: “ Tới chỗ thiếp, thiếp có chuyện muốn nói.”
Vân Chiêu buông tiếng thở dài:” Vừa rồi Đa Đa nói về sĩ tử Giang Nam, có chợt nhận ra vài việc nói không chừng sẽ có hiệu quả, cần tới thư phòng xem lại văn thư.”
Nghe nói trượng phu bận chính sự, dù là Phùng Anh hay Tiền Đa Đa đều không giữ nữa, chỉ có nhi tử Vân Chương đột nhiên khóc toáng lên, chắc là do không chịu nổi mùi hôi chua trong phòng, nên níu chân Vân Chiêu thêm một lúc.
Đêm đã về khuya, Vân Chiêu một mình ngồi trong thư phòng rộng lớn, bóng chiếu lên cửa sổ, quan viên lớn nhỏ đi qua đều tự động bước nhẹ hơn, đã canh hai rồi, huyện tôn vẫn chuyên cần làm việc, làm người ta vừa cảm phục vừa cảm động.
Huyện tôn phê duyệt thêm một văn thư đại biểu cho huyện Lam Điền được giải quyết thâm một vấn đề, nhiều người muốn cắt cái bóng huyện tôn cần cù làm việc để lưu giữ mãi mãi, làm bài học cho đời sau.
Khi trời sáng hẳn Dương Hùng tới đại thư phòng thì xung quanh Vân Chiêu chất đống văn thư, dưới đất cũng rơi không ít giấy nháp bị vo viên, không biết huyện tôn viết gì, hắn vừa thu dọn vừa nói:
- Huyện tôn đã cả đêm không ngủ rồi, nên nghỉ ngơi thôi ạ.
Vân Chiêu vẫn ngồi nguyên trên ghế, mặc dù toàn thân vừa tê vừa mỏi, hai mắt cay xe lúc nào cũng chực díp lại, nhưng tinh thần y lại cực kỳ tốt:
- Lão nho Giang Nam đã không dùng được nữa, bọn họ quá báo thủ trì trệ, chỉ biết theo đuổi cái thế giới hoang tưởng của thánh nhân nghìn năm trước, không biết tiến về phía trước. Chúng ta chỉ cần người trẻ tuổi, trẻ tung như chúng ta, người có nhiệt huyết, mộng tưởng, khí thế, sức lực để tạo ra một thế giới hoàn toàn mới.
- Dương Hùng, bài văn ta viết đêm qua là tiếng hiệu lệnh chúng ta phát ra, là phương hướng chúng ta tiến tới, là máu, là lệ, là kiêu ngạo, là ánh sáng tràn ngập trong lòng chúng ta, bóng tối của thế giới hủ bại này cuối cùng sẽ bị ánh sáng làm tan biến.
- Đem in đi, phàm là học sinh, quan lại của huyện Lam Điền đều phải lĩnh hội tinh thần trong đó.
(Thiếu niên Trung Quốc thuyết) ba nghìn bảy trăm câu được Vân Chiêu dùng suốt một đêm sửa chữa, loại bỏ đi phần không cần thiết, hoặc nhân vật chưa xuất hiện, còn lại hơn hai nghìn sáu trăm câu, song vẫn không hề ảnh hưởng tới khả năng thôi thúc hùng tâm tráng chí của thiên hùng văn này.
Nó khiết nhiệt huyết trong lồng ngực thiếu niên sục sôi, để thiếu niên biết được sứ mệnh của mình, tầm quan trọng của mình, cổ vũ thiếu niên tiến tới mục tiêu mình kỳ vọng.
Như Vân Chiêu một đứa bé tám tuổi đã đảm nhận trọng trách, một cái huyện nhỏ Quan Trung rách nát, nghèo khó, đạo phải hoành hành, dồn mười năm công sức đưa nó thành nơi giàu có yên bình có tiếng ở Đại Minh, để bách tính không lo cơm áo, sống hạnh phúc vui vẻ.
Y vốn là một truyền kỳ.
Không chỉ như thế y còn dùng kế dùng mưu ở mảnh đất mà Đại Minh sớm vứt đi, mượn sức Kiến Nô xây dựng lên tòa hùng thành ở tái thượng. Ở Trương Gia Khẩu đột kích đại tướng Nhạc Thác, Đỗ Độ, đánh tới không phân thắng bại để thống soái Lô Tượng Thăng cứu về mười vạn bách tính Đại Minh từ miệng hổ.
Sau khi Lô Tượng Thăng rút lui, lại cùng một đám thiếu niên chiến đấu với mãnh tướng vô địch Đa Nhĩ Cổn ở Tang Can Hà, khiến máu chảy thành sông, xác chất kín sông lớn.
Kiến Nô quay về phía đông, thành Lam Điền sừng sững thành minh chứng cho thành tựu của Vân Chiêu.
Người như thế làm ra ( Thiếu niên Trung Quốc thuyết) thực xứng danh.
Hình ảnh một thiếu niên cuồng ngạo, một thiếu niên dũng mãnh, một thiếu niên vô địch hiện lên trên giấy.
Vùng Quan Trung là nơi thiếu niên lên tiếng, nơi thiếu niên phấn đấu, càng là thiên đường để thiếu niên lập công dựng nghiệp.
Tức thì ( Thiếu niên Trung Quốc thuyết) thịnh hành khắp đại giang nam bắc, trên dưới đại hà, không cách nào hình dung hết được thịnh cảnh này.
Phàm là nơi có học đường là sẽ có thiếu niên ngâm nga ( Thiếu niên Trung Quốc thuyết), từng thiếu niên phương bắc được khơi lên nhiệt huyết, cáo từ cha mẹ, đeo hành trang trên vai, mang đầy ước mơ tiến về Quan Trung.
Giang Nam tài tử không từ mà biệt, ngâm ( Thiếu niên Trung Quốc thuyết) bước lên con đường dẫn tới Quan Trung.
Khi những thiếu niên mang cùng lý tưởng gặp nhau trên đường, lập tức kết thành chí hữu, cổ vũ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua đường xa bụi bặm.
Càng có thiếu niên hô to --- Thiếu niên không tới huyện Lam Điền, đề danh bảng vàng cũng uổng thiếu niên.
(*) Thiếu niên Trung Quốc thuyết của Lương Khải Siêu, ông ta là nhà duy tân cuối thời Thanh, sau khi biến pháp bị Từ Hi Thái Hậu nghiền ra bã, học máu viết bài này, cổ vũ thiếu niên đứng lên …