Có lẽ trong thân xác đã thay đổi linh hồn, dục vọng sống thay đổi và sự chịu đựng cũng mạnh mẽ hơn, cuối cùng Lâm Cẩm Văn bị đánh da tróc thịt bong có thể đợi được đại phu và người cha tiện nghi kia đến. Lâm Cẩm Văn cảm giác mình mất máu quá nhiều, đầu óc choáng váng toàn thân lạnh ngắt, nhưng Lâm Cẩm Văn không hề lo lắng mình không cầm cự được mà đi sớm. Khi hắn còn nhỏ đánh nhau với người ta, đầu đổ máu ngã xuống đất hôn mê, chờ hắn vùng vẫy tỉnh dậy được, không có tiền đi bệnh viện nên tự mình đi tới một phòng khám nhỏ băng bó. Lúc đó bác sĩ ở phòng khám còn sợ hắn không chịu được, sau cùng hắn gắng gượng nằm trên giường mấy ngày mới khỏe. Ngay cả bác sĩ đó còn nói ý chí sống của hắn rất mãnh liệt.
Lúc hắn công thành danh toại, từng có người hỏi hắn, khi còn nhỏ chịu nhiều khổ cực chịu nhiều oan ức như vậy, có từng hối hận không, có từng bỏ cuộc hay không? Hắn không hề do dự trả lời không, có người nhún vai xem như tin, có người thì trên mặt hiện rõ vẻ không tin, cuối cùng những người này đều cười qua loa với hắn, sau đó chuyển hướng chủ đề nói chuyện.
Nhưng Lâm Cẩm Văn biết điều hắn nói là sự thật, nhìn sơ qua câu nói của hắn thì có vẻ sĩ diện hảo, suy nghĩ chủ quan của người ta là những người từng trải qua cực khổ thì tương lai đều sẽ thành đạt. Không biết lời này có hữu dụng với người khác hay không, nhưng với hắn thì rất hữu dụng đấy. Hắn từng bị người ta ném cái bánh bao là bữa ăn duy nhất trong ngày của hắn vào thùng nước bẩn, cũng từng bị người ta mượn danh nghĩa học bổ túc kéo hắn đi ăn cơm của thầy giáo. Bởi vậy cuộc sống có khổ cực có khó khăn hơn nữa, hắn cũng chưa từng nghĩ đến việc bỏ cuộc hay đi tìm cái chết. Đương nhiên, trước kia chịu khổ hắn ghi ở trong lòng, điều này không đại biểu hắn tình nguyện chịu phần khổ này. Cho nên ở lúc hắn coi như thành đạt, hắn mới sống tùy ý vậy.
Bất kể thế nào, tuy Lâm Cẩm Văn bị thương quá nặng mà phát sốt, hắn vẫn kiên trì uống xong thuốc mới yên tâm thiếp đi. Hắn là một người cực kỳ nhạy cảm, trong tiểu thuyết chương 1 mà đã hung tàn đến nỗi kẻ chết người phế, theo lẽ thường thì trong này chắc chắn còn nhiều điểm đáng ngờ. Ngoại trừ bên trong có thiết lập ca nhi có thể sinh con, tiểu thuyết này với đa số thiểu thuyết không có nhiều khác biệt, nếu đã viết ra nhất định có tác dụng lớn.
Hiện giờ hắn sống sót rồi, hắn nghĩ người Lâm gia sẽ không để hắn chết đi một cách đơn giản, dẫu sao thái độ của người cha tiện nghi kia với hắn có chút vi diệu.
Cái này là trực giác của người luôn cố hết sức để sinh tồn.
Trong lúc Lâm Cẩm Văn uống thuốc ngủ say, cha Lâm Tùng Nhân và vợ Mai thị ở trong phòng Lâm lão phu nhân, mấy người đồng trang lứa với Lâm Cẩm Văn không có mặt, chuyện hôm nay nói ra quá bẩn tai, tiểu bối không nên nghe.
Lâm lão phu nhân nhìn Lâm Tùng Nhân và bộ dạng rũ mắt nghe lời của Mai thị, bực tức trong lòng còn đang từ từ dâng cao, tức giận đến hít thở không thông, hồi lâu vẫn chưa bớt giận đã mở miệng mắng chửi, “Đồ khốn nạn, có phải các người cảm thấy ta sống quá lâu, cố tình khiến ta mất mặt đúng hôm nay, ta đây dứt khoát đi chết cho rồi…”
Mai thị nhìn nước miếng của Lâm lão phu nhân bay như mưa phùn, trong mắt che giấu sự mất kiên nhẫn, lặng lẽ né qua một bên, trong lòng vô cùng khinh thường hành vi không lên được mặt bàn của Lâm lão phu nhân. Bà ta không biết được mấy chữ, lời nói hành động không hề có chút phong thái của quý bà kinh thành, nhưng đầu thai tốt, sinh được đứa con ngoan, mệnh tốt.
Về phần Lâm Tùng Nhân đứng đó khúm núm trước mặt Lâm lão phu nhân không dám nói lại, khuyên giải Mai thị đừng đau lòng.
Lâm lão phu nhân càng nghĩ càng tức, hôm nay bà coi như là mất mặt với cả kinh thành, nghĩ đến ánh mắt chế giễu của người ngoài, Lâm lão phu nhân nằm ở trên giường gào khóc thảm thiết. Nhìn Lâm lão phu nhân khóc lóc, Lâm Tùng Nhân thật hết cách, chỉ đứng bên cạnh lo lắng suông, trong miệng liên tục nói mấy lời khuyên bà chớ tức giận. Mai thị hé mắt nhỏ giọng an ủi hai câu, sau đó yên lặng không lên tiếng, để Lâm lão phu nhân tùy tiện than thở mình mệnh khổ.
Nói đến cái này thì nội tình Lâm gia rất bình thường, Lâm lão thái gia xuất thân quê mùa, tổ tiên luôn sống ở trong khe núi, tất cả mọi người cộng lại cũng không biết được mấy chữ. Lâm lão thái gia từ nhỏ đã không thích cuộc sống khô khan nơi núi rừng, lão ngại lạnh sợ nóng nhưng một lòng đam mê đọc sách. Điều kiện của Lâm gia trong thôn khi đó chỉ bình thường, nhưng cha mẹ lão sẵn lòng tạo điều kiện cho lão đi học.
Nhà mẹ đẻ Lâm lão phu nhân làm buôn bán, khi còn trẻ tính của bà đã rất đanh đá, về sau nhìn trúng Lâm lão thái gia, cha mẹ bà mới nhờ người mai mối.
Cuối cùng việc cũng thành công. Hai người chia nhau người lo kiếm tiền nuôi gia đình, người chuyên tâm đọc sách, coi như mỹ mãn.
Năm đó thi khoa cữ Lâm lão thái gia rất may mắn, tân đế kế vị muốn mở khoa thi tuyển lượng lớn nhân tài. Lâm lão thái gia bề ngoài đẹp, chữ viết cũng đẹp, học vấn cao trung, ở lúc thi đình Hoàng đế thấy lão thuận mắt nên ngự tứ lão chức thám hoa, sau vào Hàn lâm viện, coi như làm rạng rỡ tổ tông.
Lâm lão thái gia ở Hàn lâm viện ngây người hơn hai mươi năm, không thăng chức cũng không giáng chức, mài mông ở một vị trí chưa từng đổi. Mặc dù lão làm quan nhưng nghèo, sinh hoạt trong nhà đều dựa hết vào Lâm lão phu nhân cáng đáng.
Tính Lâm lão thái gia có chút nhu nhược, trước sợ hổ sau sợ sói. Sau khi làm quan từng nghĩ muốn nạp thiếp, thiếu chút nữa bị Lâm lão phu nhân lấy dao chém, ông mới từ bỏ ý nghĩ đó.
Bản thân Lâm lão thái gia chức quan không cao, may mắn lão sinh được con trai ngoan là Lâm Tùng Nhân, Lâm Tùng Nhân diện mạo đoan chính tướng mạo đường hoàng, học vấn tốt lại miệng ngọt, vận khí cũng tốt như cha ông, ông tình cờ cứu được Hoàng đế, khi khảo thí khoa cử, Hoàng đế trực tiếp cho ông chức trạng nguyên, đưa vào Hình bộ, trở thành đồng liêu của Lâm lão thái gia.
Khi đó vợ Lâm Tùng Nhân là Liễu thị, Liễu thị lớn lên rất xinh đẹp, xuất thân nhà võ tướng, nam đinh Liễu gia quanh năm đóng quân ở biên ải, trong phủ đều là phụ nữ. Năm đó Liễu thị gả cho Lâm Tùng Nhân coi như gả thấp, nhưng Liễu gia coi trọng gia đình đơn giản của Lâm Tùng Nhân, dễ ở chung, gả đi không bị bắt nạt.
Hoàng đế hồ đồ, thích văn thần ghét võ tướng, còn thích trở mặt, hôm nay nhìn ngươi thuận mắt thì ban thưởng vàng bạc châu báu nhưng nói không chừng ngày mai lại đưa người lên đoạn đầu đài rồi. Lâm Tùng Nhân ở trước mặt Hoàng đế coi như được trọng dụng, thăng quan tiến chức như gió lốc, bỏ xa cha ông ở đằng sau.
Lâm Tùng Nhân và Liễu thị tình cảm coi như được, Liễu thị xuất thân nhà võ, tính nhìn dịu dàng nhưng thật ra cương liệt. Lâm lão phu nhân là mẹ chồng, cũng hay gây khó dễ với nàng, nhưng Liễu thị chưa bao giờ chịu thua thiệt.
Về sau Liễu thị sinh được con trai trưởng Lâm Cẩm Văn, lúc Lâm Cẩm Văn ba tháng tuổi, Liễu thị nghe tin đồn cha và các anh của nàng đều tử trận ở biên quan, tính tình đột nhiên đại biến, ngày ngày đập phá khóc lóc, giống như điên rồi.
Thậm chí có a hoàn tận mắt nhìn thấy Liễu thị đang tự tay bóp chết con trai mình, từ đó Lâm Tùng Nhân không để Lâm Cẩm Văn nuôi bên cạnh Liễu thị nữa. Cùng thời gian đó, người ta phát hiện Liễu thị treo cổ trong viện của mình. Nghe nói lúc ấy Lâm Tùng Nhân sợ đến mức tay chân mềm nhũn, về sau nơi ở của Liễu thị bị khóa lại, đến mấy năm gần đây vẫn không ai dám đi ngang qua đó, đều cảm thấy quá u ám.
Sau khi Liễu thị bệnh chết, Lâm Tùng Nhân vì nàng chịu tang một năm, sau đó lấy Mai thị làm vợ kế. Lúc này Lâm Tùng Nhân đã làm tới Thị lang Hình bộ, mặc dù Mai gia nhiều thế hệ cư trú ở kinh thành, nhưng đến thế hệ này đã lụn bại nhiều, có điều so với căn cơ không sâu của Lâm gia thì coi như có nội tình hơn. Mai thị là tứ tiểu thư đích phòng của Mai gia, thứ nữ, gả cho Lâm Tùng Nhân làm vợ kế.
Lâm Tùng Nhân lấy Mai thị chủ yếu là coi trọng tính uyển chuyển khôn khéo của ả, còn có Mai thị dù sao chỉ là thứ nữ, gả vào rồi dễ nắm trong tay, ông sợ Lâm Cẩm Văn bị bắt nạt. Sau khi Mai thị gả vào, mới đầu ông còn sợ Mai thị làm bộ, không ngờ Mai thị gần như là yêu thương Lâm Cẩm Văn tận xương tủy, Lâm Tùng Nhân bấy giờ mới yên lòng.
Mai thị gả vào Lâm gia một năm thì có thai, sinh ra con trai Lâm Văn Quyến, hai năm sau sinh thêm con gái Lâm Văn Tú, Lâm Tùng Nhân lúc này mới cảm giác được hi vọng tới.
Ai ngờ không tới hai năm, Lâm Tùng Nhân muốn rụng hết tóc, nguyên nhân tại trên người Lâm Cẩm Văn. Lâm Tùng Nhân đối xử với Lâm Cẩm Văn khoan dung rộng rãi, cho nên dưỡng thành tính cách từ nhỏ đã không nghe lời người lớn dạy dỗ của Lâm Cẩm Văn, chống đối ông bà và Mai thị là chuyện thường ngày, thanh danh từ nhỏ đã không tốt. Mỗi lần Lâm Tùng Nhân thấy hắn thì tim gan phèo phổi đều đau.
Sau khi lớn lên Lâm Cẩm Văn càng nổi danh hoàn khố ở kinh thành, cả ngày không làm gì chỉ biết gây sự đánh nhau, so hắn với em trai Lâm Văn Quyến thanh danh tốt quả thật giống như so phượng hoàng trên trời và gà rừng dưới đất, hoa tươi và cỏ dại.
Về sau Lâm Tùng Nhân không chịu nổi nữa, không còn cách nào đành phải hạ mặt mũi nhờ cậy quan hệ để đưa hắn vào Ngự lâm quân, muốn mài mòn tính tình của hắn, cũng dễ bàn chuyện hôn nhân. Ai ngờ lần này Lâm Cẩm Văn lại quá đáng như vậy, trong ngày sinh thần của bà nội nhà mình dám ngang nhiên làm nhục ca nhi nhà người ta, còn bị bắt tại trận.
Nhất là người này còn là ca nhi mồ côi của Cố gia, nghĩ tới đây trong mắt Lâm Tùng Nhân không khỏi bốc lửa ngùn ngụt, lúc ấy ông thật sự hận không thể quất chết Lâm Cẩm Văn.
Ca nhi bị Lâm Cẩm Văn làm nhục tên Cố Khinh Lâm, cha mẹ đều mất, được nuôi ở nhà ngoại Ôn gia. Cố Khinh Lâm lớn lên xấu xí, mười tám tuổi còn chưa hứa hôn với ai, mà Ôn gia còn là Tướng phủ, Cố Khinh Lâm từ nhỏ luôn được nuôi bên cạnh bà ngoại, rất được yêu thương,
Mấy năm nay Ôn gia vì hôn sự của Cố Khinh Lâm mà buồn rầu, Ôn lão phu nhân hài lòng người ta, nhưng người ta lại ghét bỏ Cố Khinh Lâm. Cũng có người chủ động tới nhà đề thân* nhưng bộ dạng lấm la lấm lét nhìn sơ là biết không có ý tốt, căn bản là muốn leo lên Ôn gia, kết thân cũng là tai họa.
*提亲: đề nghị kết thông gia, tới nhà xin hỏi cưới.Kết quả bây giờ xảy ra chuyện này, Lâm gia bọn họ làm gì có trái ngọt để ăn, nghĩ tới mấy cái này, cộng thêm tiếng kêu khóc của Lâm lão phu nhân, Lâm Tùng Nhân cảm thấy đầu đau muốn nứt ra.
Mà lúc này tại Ôn gia, Cố Khinh Lâm bị giam lỏng trong phòng, quần áo lộn xộn khó coi trên người y đã sớm thay, nhưng chỗ riêng tư trên người vẫn đau xót khó chịu, không ai thèm quan tâm đến y, tất cả mọi người đều nhìn y như một thứ đồ dơ bẩn.
Cố Khinh Lâm biết có người hãm hại y, lần này y té thật đau. Bây giờ chuyện đã phát sinh, y vô lực không thay đổi được gì. Nghĩ đến bộ dạng khóc lóc té xỉu của bà ngoại khi nhìn thấy y, trên mặt Cố Khinh Lâm hiện lên vẻ âm trầm, rồi nhắm lại đôi mắt trong sáng.
Có người muốn mạng của y, muốn đẩy y ngã vào vũng bùn, nhưng y từ trong cốt tủy là người không chấp nhận số phận. Sớm muộn gì cũng có ngày y sẽ hoàn lại sự nhục nhã hôm nay cho người đã hại y.