Người Chơi Hung Mãnh (Bản Dịch)

Chương 1473 - Chương 1475 - Ôm

Chương 1475 - Ôm
Chương 1475 - Ôm

Ôm

Nước biển.

Nước biển tanh nồng mặn chát tạt vào đôi bàn chân khô nứt nẻ và dính đầy những hạt muối khô.

Lòng bàn chân bị đá ngầm chà xát đến rớm máu.

Gió biển lạnh lẽo thổi vào người, khiến cô gái gầy guộc ốm yếu, nước da ngăm đen nhất thời run lên bần bật.

Ru-pi là tên loại tiền được sử dụng ở Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal và các quốc gia khác, tiếng Anh là Rupee, mã tiền tệ là INR, đơn vị là 100.

1 Ru-pi bằng 0,01349 đô la Mỹ, tương đương 0,08862 Nhân dân tệ.

Đối với người Ấn Độ, một bữa ăn bình thường có giá 30 Ru-pi, bữa ăn trưa bên ngoài dành cho tầng lớp có thu nhập thấp cũng đã có giá khoảng 10 Ru-pi.

Thế nhưng, 3 Ru-pi (khoảng 30 Nhân dân tệ) có ý nghĩa như thế nào đối với những người dân nghèo ở Ấn Độ?

Đáp án là: Hai mạng người.

Màn đêm buông xuống, ánh trăng quạnh quẽ phản chiếu lên mặt biển, nước biển lên xuống theo thủy triều, vỗ vào vách đá, tạo thành lớp bọt sóng trắng xóa.

Một cô gái Ấn Độ gầy gò, da ngăm đen đang ngồi trong một hang động trên vách đá dốc thấp bên bờ biển.

Nàng mặc một chiếc áo sơ mi và một chiếc quần đùi đã bẩn đến mức không còn nhìn rõ màu sắc, đầu bù tóc rối, hai tay ôm đầu gối, cơ thể run lên từng đợt dưới cơn gió đêm lạnh lẽo, hai mắt trống rỗng.

Mười ngày trước, cô gái này và hai người chị gái của nàng đã lấy hết can đảm để yêu cầu ông chủ tăng thêm 3 Ru-pi ngoài 25 Ru-pi tiền lương cơ bản mỗi ngày sau khi tan làm.

Bọn họ là tiện dân, là tầng lớp dân nghèo thấp nhất trong mọi giai cấp ở Ấn Độ.

Tiện dân, hay nói cách khác là người Dalit, chiếm 16,2% tổng dân số của Ấn Độ, quy đổi từ con số 1,324 tỷ người thì có đến hơn 200 triệu người là người Dalit.

Theo quan niệm truyền thống của Ấn Độ, cơ thể của người Dalit là thứ bẩn thỉu, mọi vật bọn họ chạm vào đều sẽ bị ô nhiễm, thậm chí cái bóng của bọn họ cũng có thể làm ô uế những người thuộc tầng lớp cao hơn.

Bọn họ bị cấm xuất hiện ở những nơi công cộng, không được dùng chung đồ dùng ăn uống với người ở đẳng cấp khác, không được kết hôn với người ở đẳng cấp khác, làm việc cho người dân trong làng, nhưng lại không được phép ở trong làng, chỉ có thể kiếm sống bằng những ngành nghề thấp kém và hạ đẳng nhất.

Sau khi cô gái này và hai người chị gái của nàng đưa ra đề nghị tăng lương hàng ngày thêm 3 Ru-pi, ông chủ tại nhà máy đã chế giễu và đánh đập bọn họ, trói các cô gái bằng dây gai dầu, làm nhục trong nhiều giờ.

Điều khiến người ta tuyệt vọng hơn nữa là, sau khi xe cảnh sát địa phương đến, khi các viên cảnh sát Ấn Độ bước xuống xe, thay vì ngăn cản ông chủ, bọn họ lại cùng hắn làm nhục cô gái và hai người chị của nàng.

Cô gái cố gắng hết sức thoát khỏi sợi dây gai, chạy trốn trong bóng đêm cùng với tiếng còi cảnh sát inh ỏi phía sau lưng và ánh đèn xe nhấp nháy xuất hiện rồi biến mất trong đám cỏ dại cao đến đầu người.

Nàng trốn thoát, thế nhưng hai người chị gái của nàng lại bị treo cổ bằng dây thừng trên cây, vết bầm xanh tím trải đầy cơ thể bọn họ dùng để thị uy cho những tiện dân to gan làm phản dám đưa ra yêu cầu – hình ảnh này là do nàng tận mắt nhìn thấy ở đầu làng khi cố gắng về nhà vào lúc sáng sớm.

Lúc ấy, đứng cạnh vài chiếc xe cảnh sát đậu bên đường chính là những sĩ quan cảnh sát Ấn Độ đã tham gia vào vụ làm nhục kia.

Cô gái không dám về nhà, cũng không dám rời khỏi đây, sợ rằng trên đường sẽ bị cảnh sát phát hiện rồi giết người diệt khẩu.

Nàng trốn trong một hang trũng và nông dưới vách đá sát biển, khi đói thì ăn cá nhỏ và cua, khi khát thì uống một ít nước đá chảy ra từ vách hang.

Cô gái không biết bên ngoài xảy ra chuyện gì, chỉ có thể tính toán thời gian trôi qua dựa vào số lần mặt trời mọc và lặn.

Lạnh quá…

Nàng càng ôm chặt đầu gối hơn, trong tâm trí hỗn loạn bủa vây biết bao suy nghĩ phức tạp.

Ấn Độ giáo đề xướng rằng tất cả mọi người đều bình đẳng, thế nhưng sự bình đẳng này chỉ dừng lại ở mức độ tinh thần và linh hồn, thể xác không hề bình đẳng.

Thân thể của người Bà-la-môn và người Kshatriya được cho là sạch sẽ, trong khi đó thân thể của người Vaisyas và Sudras được cho là vẫn còn tì vết, còn tiện dân Dalit, bọn họ lại là tập hợp của những thứ bẩn thỉu và nhơ nhớp nhất trên thế gian này.

Dalit muốn làm mình trở nên sạch sẽ thì chỉ có hai cách.

Một là tu luyện khổ hạnh, chịu đựng những gì mà người bình thường cho là đau khổ nhất, không ăn không uống, nhịn đói nhịn khát, tự hành hạ mình, chịu lạnh chịu nóng, cho đến khi thân xác và tinh thần tách rời, chỉ khi đó mới cảm động được thần linh, thoát khỏi biển khổ.

Hai là ngoan ngoãn chấp nhận bị áp bức, bóc lột, phục vụ những người đẳng cấp cao hơn, tránh qua lại với những tiện dân khác, sống khép mình, giảm thiểu mức độ ô nhiễm của bản thân, chỉ có như vậy, bọn họ mới có thể trở thành người trên người với thân xác và tinh thần thuần khiết, trở thành người Bà-la-môn sau khi chuyển thế đầu thai.

Bình Luận (0)
Comment