Sau khi nét bút đầu tiên hạ xuống, Hứa Thanh Tiêu liền viết với tốc độ cực nhanh.
Từng chữ từng chữ rơi trên trang giấy trắng. Có lẽ là bởi vì đã nghĩ thông suốt, cũng có lẽ là do đã được khai thông rồi, cho nên kiểu chữ của Hứa Thanh Tiêu trông rất chỉn chu có thần.
Mỗi một chữ đều được hắn rót tinh, khí, thần vào.
‘Đại Ngụy vương triều trải qua bảy lần Bắc phạt, quốc khố trống rỗng, bách tính khó khăn. Theo học sinh thấy, An quốc sách cần an ở chỗ bách tính, ở chỗ xã tắc, ở chỗ thiên hạ.’
Hứa Thanh Tiêu lấy Bắc phạt làm đoạn mở đầu văn chương, trực tiếp vạch ra chuyện quốc khố trống rỗng, dẫn xuất lời mình muốn nói.
Vương triều Đại Ngụy, Bắc phạt bảy lần, quốc khố trống rỗng. Đánh trận mà đánh thành như thế này thì còn có tư cách gì mà đi đánh trận nữa.
Cái gọi là hưng, bách tính khổ, Vong, bách tính khổ. Đánh trận, người khổ chính là bách tính, không đánh trận, người khổ cũng là bách tính.
Vương triều Đại Ngụy dựng nước lâu như thế, năm đời Văn đế, quản lý quốc gia, quốc thái dân an, mặc dù nỗi nhục Tĩnh thành vẫn còn ngay trước mắt, nhưng không thể phủ nhận một điều là, Ngũ đại Văn đế đã làm cho người dân được an cư lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa.
Cũng chính vì có sự quản lý của Ngũ đại Văn đế cho nên Võ đế mới có thể tiến hành bảy lần Bắc phạt.
Cho nên muốn đánh trận cũng không phải là không được, nhưng mà trước tiên cũng phải kiếm được tiền đã.
Đây chính là nội dung chính trong đoạn văn thứ nhất của Hứa Thanh Tiêu. Cách viết tự nhiên, dùng nhiều cổ từ, không thể nào thẳng thắn như vậy.
Sau khi viết ra đoạn thứ nhất, Hứa Thanh Tiêu cũng không do dự gì nữa, trực tiếp đặt bút xuống viết đoạn thứ hai.
Nếu như nói văn chương mà Hứa Thanh Tiêu viết ở đoạn thứ nhất vẫn còn khá khéo léo nhẹ nhàng thì ở đoạn thứ hai, hắn lại hoàn toàn buông thả.
Cái gọi là An quốc tất nhiên không thể thoát khỏi lợi ích tiền bạc, Hứa Thanh Tiêu lấy bảy trăm năm lịch sử ra làm cơ sở, vô số tuấn kiệt xuất hiện, lịch đại Hoàng đế, văn trị võ công, trong các văn nhân lại cho ra một vị thánh nhân. Sau khi mối nhục Tĩnh thành qua đi, lại xuất hiện thêm một vị Võ đế.
Đánh cũng đã đánh rồi, mắng cũng đã mắng xong. Về cơ bản thì, vương triều bảy trăm năm, có gì chưa từng làm?
Cho nên Bắc phạt chi tranh, không phải là việc gấp của Đại Ngụy, dân sinh đại kế mới là chuyện đau đầu trước mắt của Đại Ngụy.
Bách tính cần nghỉ ngơi lấy lại sức, Đại Ngụy cũng cần phải nghỉ ngơi dưỡng sức.
Cho nên bách tính cần kiếm tiền nuôi gia đình, Đại Ngụy vương triều cũng cần kiếm tiền nuôi đất nước.
‘Dân nghèo thì không có lương thực, nước nghèo thì dân loạn.’
Sau khi Hứa Thanh Tiêu viết xong đoạn thứ hai thì lại vung bút viết đoạn thứ ba.
Đoạn này lại càng sắc bén hơn đoạn trước.
‘Theo học sinh thấy, từ cổ chí kim, trăn ngàn vương triều đều mong được thiên thu vạn đại, nhưng biển cả hóa nương dâu, vương triều đổi thay. Theo lẽ thường của thiên địa, con người cũng thay đổi, chín phần là vì dân. Nước nghèo thì dân loạn, dân loạn thì sinh biến mà đã biến thì thiên mệnh thay đổi.’
Vừa mở đầu đoạn ba, Hứa Thanh Tiêu đã không chỉ đơn giản là dùng những từ ngữ sắc bén hơn nữa mà thậm chí có thể nói là hắn đang cả gan làm loạn.
Dùng sự thay đổi của các đời vương triều để làm nhạc dạo, hình dung tình hình gấp gáp hiện tại của vương triều Đại Ngụy, nhưng điểm xuất phát thì lại cực kỳ trực tiếp, cơ hồ là chẳng thèm sử dụng bất cứ phương pháp tu từ nào, nói ra nguyên nhân cơ bản nhất của việc thay triều đổi đại.
Đúng vậy, từ xưa đến nay, vương triều bị lật đổ cơ hồ chín phần đều là bởi vì đế vương ngu ngốc, hệ thống quốc gia hỗn loạn, bách tính ăn không no, kêu khổ thấu trời, cuối cùng dẫn tới dân biến, sau đó có người thuận thiên mà đi, lật đổ cựu triều, lập ra tân triều vạn thế.
Ba đoạn phía trước là lời dạo đầu của Hứa Thanh Tiêu, trình bày quan điểm, dẫn theo điển tịch xác định lập trường.
Như vậy, nội dung tiếp theo chính là biện pháp giải quyết.
Ngươi đưa ra vấn đề, như vậy ngươi nhất định phải giải quyết, nếu không, ngươi đặt câu hỏi rồi ai đi trả lời?
Mắng Hoàng đế, những văn nhân kia ai không dám mắng?
Nhưng mắng rồi thì ngươi phải đưa ra cách giải quyết, bất luận là tốt hay xấu thì ngươi đều có thể nói ra. Nếu quả thật là kế hay thì trận mắng này, Hoàng đế chấp nhận.
Nếu như nói ra phương pháp giải quyết chẳng ra sao cả, vậy ít nhất thì ngươi cũng đã có tâm, vậy trận mắng này Hoàng đế nhịn.
Nếu như ngươi đưa ra phương pháp mà lại không giải quyết, vậy thì Hoàng đế cũng chỉ có thể giải quyết người đưa ra vấn đề là ngươi mà thôi.
Mà phương pháp giải quyết, Hứa Thanh Tiêu đã có sự chuẩn bị.
Phương pháp giải quyết của hắn rất đơn giản.
Muốn là cho nước giàu thì đầu tiên là phải để dân giàu, mà muốn cho người dân giàu có thì chỉ có một thứ có thể làm được.
Ngân hàng.
Không sai, chính là hệ thống ngân hàng, hơn nữa, quốc gia có thể làm chủ ngân hàng.
Nếu như thế giới mà Hứa Thanh Tiêu xuyên qua là bất kỳ một triều đại nào trong Đường Tống Nguyên Minh Thanh, vậy thì Hứa Thanh Tiêu tuyệt đối sẽ không đưa ra ý tưởng ngân hàng này, bởi vì, có ba vấn đề tuyệt đối không thể nào giải quyết được.
Đầu tiên, vấn đề quản lý.
Thứ hai, vấn đề sơn trại.
Thứ ba, vấn đề lạm phát.
Nhưng ở thế giới này, Hứa Thanh Tiêu đã dùng một ngày để nghiên cứu qua, hắn phát hiện hệ thống ngân hàng ở thế giới này quả thật là một tồn tại cấp thần khí.
Để cho Nho giả quản lý, những người Nho đạo nhập phẩm đều có phẩm hạnh, nếu như vơ vét mồ hôi nước mắt của dân thì không cần người khác ra tay, thiên địa cũng sẽ không dung ngươi.
Cho nên vấn đề quản lý có thể đạt được hiệt quả vô cùng tốt.
Vấn đề sơn trại, cái này thì càng không cần phải nói, thế giới này có tiên đạo, muốn chế tạo ngân phiếu tiền giả quả thực không phải là một chuyện quá nhẹ nhàng.
Nói một cách khác đã có năng lực sở hữu sơn trại thì tuyệt đối sẽ không thiếu tiền.
Sau cùng chính là vấn đề lạm phát. Muốn giải quyết vấn đề này thì lại càng thêm dễ, vấn đề lớn nhất của lạm phát là gì?
Lạm phát loạn in tiền.
Dưới sự quản lý của Nho đạo.
Cho dù là nhà vua muốn in tiền, ngươi muốn in không phải là không được, nhưng mà như vậy thì tất cả các văn thần nho sinh đều sẽ đâm đầu chết tại Kim Loan điện của ngươi. Coi ngươi còn muốn in nữa hay không?
Ngươi muốn phá nát? Vậy ta không nói nữa, dù sao thì người xui xẻo nhất chắc chắn không phải là mọi người.
Biện pháp giải quyết của Hứa Thanh Tiêu chính là ngân hàng.
Đại Ngụy có tiền trang, nhưng các tiền trang này lại cực kỳ cứng nhắc, đã giữ ngân lượng rồi mà còn muốn thu phí đảm bảo của ngươi, hơn nữa lại còn thu không ít nữa. Đồng thời, tiền trang các phủ cũng không thông suốt lẫn nhau, tiền trang ở phủ Nam Dự thì chỉ có thể dùng được ở phủ Nam Dự.
Đi đến phủ khác, vậy ngươi còn phải tìm mấy người buôn phiếu để đổi ngân phiếu mà dùng nữa.
Một khi đi đến quận thành, vậy ngươi có tìm người buôn phiếu thì cũng vô dụng thôi, cực kỳ phiền phức.
Nghĩ tới đây, Hứa Thanh Tiêu hạ bút như thần, hắn ném ý tưởng ngân hàng này vào bài văn.
Viết liên tiếp một mạch mấy ngàn chữ.
Trọn nửa canh giờ.
Sau khi Hứa Thanh Tiêu viết xong tác dụng của ngân hàng thì bắt đầu viết đến điểm tốt của ngân hàng.
Điểm tốt dễ thấy nhất của ngân hàng là gì?