Người Đọc Sách Đại Ngụy ( Dịch Full )

Chương 677 - Chương 677: Văn Cung Đại Loạn, Dân Ý Tán Loạn, Học Sinh Hủy Ý, Đại Nho Thất Sắc (1)

Chương 677: Văn Cung Đại Loạn, Dân Ý Tán Loạn, Học Sinh Hủy Ý, Đại Nho Thất Sắc (1)

“Trương nho, không cần phải lo lắng, dân ý đã ngưng tụ, sao có thể xảy ra chuyện được.”

“Dù cho Hứa Thanh Tiêu có thể viết ra thiên cổ thi từ để nhục mạ chúng ta thì ông cũng không cần lo đâu, hắn không thể nào ảnh hưởng tới chúng ta được.”

Nghiêm Lỗi vô cùng tự tin mà nói.

Thật ra thì ông ta cũng đang rất căng thẳng, cũng rất kích động, chỉ là ông ta tỏ ra cực kỳ bình tĩnh, ông ta tự nhủ rằng nhất định phải tin tưởng chính mình.

Cho nên ông ta mới có thể tự tin như vậy.

Nhìn thấy Nghiêm Lỗi tự tin như thế, Trương Ninh cũng không nói gì thêm, ông ta hơi nhẹ nhàng thở ra rồi sau đó lại tiếp tục chờ đợi.

Chỉ là đám tường vân dân ý kia đúng là ngưng tụ hơi chậm.

Mà cùng lúc đó.

Kinh đô Đại Ngụy.

Đợt Đại Ngụy văn báo đầu tiên đã bán sạch, không đến nửa khắc đồng hồ, đợt Đại Ngụy văn báo thứ hai đã được đưa tới.

Những bách tính mua được nhóm Đại Ngụy văn báo đợt đầu tranh nhau tìm đọc.

Lúc nhìn thấy tiêu đề, dân chúng Đại Ngụy mới hoàn toàn ngẩn ra.

Cưu chiếm thước sào, già mà không chết.

Tám chữ hiện ra rất đơn giản, bốn chữ trước thì tạm thời dân chúng còn không rõ, nhưng bốn chữ sau kia, ai đọc cũng hiểu.

Già mà không chết?

Đây không phải là đang mắng Bồng nho đó sao?

Tên Hứa Thanh Tiêu này đúng thật là to gan, trực tiếp sỉ nhục một vị thiên địa đại nho?

Đây đúng là phong cách của Hứa Thanh Tiêu.

“Tốt! Tốt! Tốt! Chửi hay lắm, chửi hay lắm.”

“Sảng khoái, sảng khoái, thật sự là quá đã luôn.”

“Ta chưa kịp xem nội dung, chỉ nhìn tiêu đề thôi đã thấy sướng rồi, các ngươi thấy có sướng không nào?”

“Hôm nay trong lòng ta đang có đầy một bụng tức, đọc xong thì tiêu hết trơn rồi, ha ha ha ha.”

“Ta nói mà, Hứa đại nhân nhất định là sẽ không nhịn nhục.”

“Đây mới đúng thật là tính cách của Hứa đại nhân, nên mắng thì mắng.”

Dân chúng nhao nhao phấn chấn vui mừng, nói thật thì trong lòng bọn họ cũng thấy nghẹn lắm chứ bộ, chẳng qua bọn họ vẫn luôn tò mò liệu Hứa Thanh Tiêu có mắng trả hay không.

Chỉ là sau khi nhìn thấy tiêu đề kia thì bọn họ cũng hưng phấn, cũng kích động lên, mắng kiểu này đúng là sảng khoái quá đi mà.

Ngay sau đó, dân chúng bắt đầu đọc đến nội dung của Đại Ngụy văn báo. Họ trực tiếp bỏ qua chuyện quốc gia đại sự và những tin đồn thú vị ở địa phương, bọn họ muốn xem xem thứ mà Hứa Thanh Tiêu viết là gì.

Hắn mắng Bồng nho như thế nào, cái gì gọi là cưu chiếm thước sào.

Rất nhanh sau đó, bách tính cũng đã nhìn thấy nội dung.

Cách viết của Hứa Thanh Tiêu cũng cực kỳ đơn giản, dùng phương thức kể chuyện xưa để mỉa mai ngược lại.

Cưu chiếm thước sào là một câu chuyện rất đơn giản, có một loài chim tên là cưu, bọn nó không bao giờ tự xây tổ trên cao, xưa nay cũng chưa từng nuôi nấng đời sau của mình mà sẽ đem trứng của mình bỏ vào trong tổ của chim khác, để chim khác giúp chúng nuôi dưỡng con cái, thậm chí vì để cho con mình được ăn no hơn một chút mà chúng sẽ không tiếc chuyện sát hại dòng dõi nhà chim khác.

Chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn cực kì đơn giản vậy thôi, Hứa Thanh Tiêu cũng không sử dụng lối hành văn gì nhiều nhưng câu chuyện này lại rất có ý nghĩa. Hứa Thanh Tiêu dùng một câu chuyện như thế để châm chọc một vài vị đại nho của Văn cung Đại Ngụy.

Bọn họ đã chiếm giữ Văn cung Đại Ngụy, tự xưng là nhất mạch thánh nhân, từ đó, mỗi lời nói, mỗi việc làm đều đại diện cho thánh nhân nhưng đó đều là suy nghĩ của riêng họ, thế mà lại cứ nhất định phải nói là tư duy, ý nghĩ của thánh nhân.

Vấn đề là ngươi không thể phản bác lại được.

Hứa Thanh Tiêu châm chọc ngoài sáng trong tối, cũng rất thẳng thắn, đồng thời nội dung quan trọng nhất trong câu chuyện ngụ ngôn này của Hứa Thanh Tiêu là muốn ngăn chặn loại tình trạng này, tuyệt đối không thể nghe theo ý kiến của người khác một cách mù quáng.

Không phải người khác nói tốt thì nhất định là tốt thậm chí Hứa Thanh Tiêu cũng đã nêu ra ví dụ của mình, hắn đã từng là một bộ khoái nhưng phát hiện làm bộ khoái mười năm cũng không có thành tích gì, chạy đi đọc sách, ai ngờ lại đột nhiên khai khiếu.

Hứa Thanh Tiêu chỉ nhắc sơ qua thôi, thật ra đây cũng là một loại thủ đoạn tô hoa điểm phấn, nếu không, cứ mắng thẳng ra thì còn ý nghĩa gì nữa?

Điều mà hắn phải làm chính là vừa giáo dục bách tính, vừa phải nói cho bách tính trong thiên hạ biết rằng có một số người nào đó trong Văn cung chính là chim cưu, tâm địa độc ác, bài trừ đối lập, hoàn toàn chẳng có chút phong thái đại nho nào.

Chỉ cần không phải đồ đần thì trên cơ bản sẽ hiểu nội dung áng văn chương này.

Về phần già mà không chết.

Hứa Thanh Tiêu lại càng nói rõ trực tiếp hơn.

Trong văn Hứa Thanh Tiêu viết, nội dung của nó là nâng Đại Ngụy lên. Hứa Thanh Tiêu cho rằng bên trong Đại Ngụy có vô số người đọc sách có năng lực, có tài hoa, bọn họ rõ ràng là có năng lực cống hiến cho quốc gia, rõ ràng là có năng lực làm thay đổi thế giới, làm cho Đại Ngụy bước về phía phồn vinh.

Nhưng thân phận bọn họ hèn mọn, thường có những ý kiến cực kỳ tốt nhưng lại bởi vì bọn họ người nhỏ tiếng nói cũng nhỏ cho nên không thể truyền lên bên trên được, vì thế Đại Ngụy đã bỏ lỡ hết cơ hội này đến cơ hội khác.

Mà nguyên nhân cơ bản của vấn đề là gì? Cũng là bởi vì có một vài người, già mà không chết.

Thậm chí Hứa Thanh Tiêu còn trực tiếp nêu ra ví dụ, chính là chuyện Thái Bình thi hội, vì cái gì mà trên Thái Bình thi hội, các tài tử của Đại Ngụy lại không thể chịu nổi một kích như thế?

Ngươi nói Đại Ngụy suy bại à? Ta thừa nhận, nhưng vấn đề suy bại của đất nước này chính là kinh tế và sức mạnh quân sự, là sức mạnh của quốc gia chứ không phải là sức mạnh của văn nhân các ngươi.

Bảy lần Bắc phạt, bao nhiêu người đọc sách chết đi? Lại có bao nhiêu chiến sĩ đã chết đi?

Cho nên Bắc phạt không ảnh hưởng đến Đại Ngụy, Đại Ngụy to thế nào thì vẫn là Đại Ngụy thôi, Văn cung vẫn là Văn cung kia, nhưng sao lại thua thảm như vậy?

Cũng là bởi vì có người già mà không chết, bọn họ cảm thấy mình sắp chết rồi, cho nên phải giữ lại một hơi, nắm giữ quyền lực quan trọng, dùng những tư tưởng xưa cũ để giam cầm một thế hệ người đọc sách mới.

Thứ bọn họ hạn chế không chỉ là một đám thanh niên mà thứ mà bọn họ hạn chế còn là sự phát triển của Đại Ngụy.

Thứ bọn họ giết chết không phải là một nhóm người trẻ tuổi có khát vọng, có lý tưởng mà là thương sinh của Đại Ngụy.

Thứ bọn họ diệt đi không phải là người đọc sách trong thiên hạ, thứ mà bọn họ diệt đi chính là tấm lòng nho giả, tinh thần hướng về phía trước.

Đến cuối cùng, hành văn của Hứa Thanh Tiêu lại càng sắc bén, lời bình càng thêm nghiêm túc.

Người dân trộm thì chỉ là tên trộm.

Nhà nho trộm, là cướp đoạt chính quyền.

Tóc trắng oai hùng, già mà không chết.

Nếu như nói cưu chiếm thước sào chỉ là thứ để châm chọc một vài đại nho không cần mặt mũi nào đó thì già mà không chết này của Hứa Thanh Tiêu lại chính là thứ thật sự làm cho tinh thần người ta chấn động.

Bình Luận (0)
Comment