Nhất Đạo Triều Bái (Dịch)

Chương 48 - Ta Thực Không Có Chính Khí Hạo Nhiên

Quảng trường rất lớn, có thể chứa khoảng hai nghìn người. Lý sư gia nói với Trần Lạc, muốn tham gia đại lễ Văn Tâm chọn chủ của huyện Vạn An, cần phải thỏa mãn hai điều kiện.

Thứ nhất, trong cơ thể sinh ra chính khí hạo nhiên, nhưng cao nhất không thể vượt qua Thành Thi cảnh.

Thứ hai, trong ba thế hệ có người sinh ra trong huyện Vạn An, và những người tham gia không quá hai mươi tuổi.

"Cứ như vậy, Nho Giả Cảnh chân chính có tư cách tham gia, tổng cộng là tám trăm ba mươi sáu người." Lý sư gia cười ha hả nói.

Theo Lý sư gia từ đường lớn ở giữa quảng trường đi tới khán đài, Trần Lạc cảm giác được bản thân như đang ở trong một khu rừng cây tùng, lúc nhúc đầu người. Những nho sinh trẻ tuổi này, bất luận là cách ăn mặc rất ra dáng, rất danh giá hay rất cũ nát, mỗi người đều ưỡn ngực ngẩng đầu, ánh mắt kiên định, cả người bọn họ đều tỏa ra một loại khí tức chính nhân quân tử trong truyền thuyết cổ trang.

“Quan quan thư cưu,

Tại hà chi châu.

Yểu điệu thục nữ,

Quân tử hảo cầu.”(1)

(1) Bài thơ Quan Thư, nói về người lịch sự trong sáng lịch lãm giống như một bậc đế vương, bởi vì như vậy mới có thể để người người ái mộ.

“Tuyết lớn ép thông xanh, Thanh Tùng vẫn đứng thẳng

Phải biết Tùng cao khiết, Đợi cho Tuyết hòa tan!” (2)

(2) Bài thơ Thanh Tùng của Đông Dạ Tạp Vịnh.

Không biết vì sao, trong đầu Trần Lạc đột nhiên hiện ra hai bài thơ như này.

"Ý vị thật hay..." Trần Lạc cảm thán một tiếng.

Kỷ Trọng thoáng nghe ra tâm ý của Trần Lạc, thấp giọng nói: "Bất luận ngày sau như thế nào, là tranh quyền đoạt lợi hay hủ bại sa đọa cũng được. Khi sinh ra luồng chính khí hạo nhiên đầu tiên, con cháu Nho Đạo ta đều là người có tự nhiên trở thành người có phẩm đức cao.

Trong lúc nói chuyện, Trần Lạc đã đi thẳng lên khán đài, trên khán đài cũng sớm đã có một số người đi tới, đều là những người có tiếng tăm trong huyện Vạn An.

Trần Lạc trước kia vẫn luôn nhốt mình trong nhà, rất ít khi tiếp xúc với người bên ngoài, bởi vậy Trần Lạc cũng chỉ cùng mọi người hành lễ qua loa, liền tự mình tìm được một vị trí trong góc.

Ngược lại có không ít người tò mò nhìn tiểu gia chủ Trần gia "Khởi tử hồi sinh" này là như thế nào, trong ánh mắt tràn ngập vẻ “bà tám” và “soi mói”.

"Công tử, tới rồi." Kỷ Trọng lên tiếng nhắc nhở, Trần Lạc lúc này theo lời nhắc nhở của Kỷ Trọng nhìn lên bầu trời. Ngụy Diễm tay cầm một hộp ngọc, đứng trên chiếc xe cổ "Chu Giải Xà Cái" chậm rãi mà đến, Thái Đồng Trần thì chân đạp mây xanh, đứng một bên hộ vệ.

Toàn bộ quảng trường Văn Miếu, lúc này đã trở nên yên tĩnh.

Ngụy Diễm và Thái Đồng Trần bay đến bầu trời của quảng trường, chậm rãi dừng lại trên tháp Văn Miếu. Ngụy Diễm tiến lên một bước, nhẹ nhàng há miệng ra âm thanh như sấm chớp.

"Nho Đạo có hỏi, người đọc sách được gọi là gì?"

Chúng nho sinh dưới đài há miệng, đồng loạt lên tiếng như cùng một người phát ra, giọng nói vang vọng lên không trung.

“Vị thiên địa lập tâm!” (3)

“Vị sinh dân lập mệnh!”

“Vị thành thánh kế tuyệt học!”

“Vị vạn thế mở thái bình!”

Ngụy Diễm lần thứ hai dậm chân, mở miệng nói:

“Người xưa có lời, chết mà không chết, thì gọi là cái gì?”

"Thái thượng có lập đức, tiếp theo có lập công, tiếp theo có lập ngôn, cho dù để ở bao nhiêu năm vẫn không thành phế, vì thế gọi là Bất Hủ." (4)

"Hiện có tiên sư Đại Nho, một đời vì đạo nay đã hóa kiếp, ngưng tụ Văn Tâm Lập Ngôn."

“Nếu như ai được Văn Tâm nhận chủ, đạt được thành tựu là Đại Nho Cảnh điều có thể!”

“Mong rằng nho sinh Nho Đạo sẽ không phụ lòng nhận Đạo!”

Ngụy Diễm nói xong, cúi đầu bái lạy. Chúng nho sinh dưới đài đồng thời đáp lễ bái lạy theo, trong miệng hô một câu, đồng thanh như trống trận.

"Không dám phụ thiên địa! Không dám phụ trăm họ! Không dám phụ tiên hiền! Không dám phụ vạn thế.”

Ngụy Diễm mở hộp ngọc trong tay ra, nhất thời tràn ngập ánh sáng xanh bao trùm quảng trường, một viên cầu màu xanh ngọc to bằng quả táo chậm rãi trôi nổi trên hộp ngọc, bên tai mơ hồ có thể nghe được âm thanh ngâm xướng thơ ca.

"Văn Tâm chọn chủ, mở!"

Ngụy Diễm đưa ngón tay chỉ về phía viên Văn Tâm, Văn Tâm ầm ầm nổ tung, hóa thành vô số chum ánh sáng xanh rơi xuống, rơi vào trước mặt mỗi nho sinh, hóa thành một bàn nhỏ, trên bàn bày đầy đủ văn phòng tứ bảo: giấy, bút, nghiên mực, mực.

"Tại sao lại thành như vậy?" Trần Lạc nghi hoặc, Kỷ Trọng giải thích, "Đây là khảo nghiệm của Văn Tâm. Nho sinh dùng văn phòng tứ bảo viết ra những sự theo đuổi của bản thân từ con đường theo Đạo, trong đó bài viết phù hợp nhất với Văn Tâm sẽ được chọn.”

Nhưng ngay tại đây, một tia sáng xanh đột nhiên rơi vào trước mặt Trần Lạc, hóa thành một bàn nhỏ, trên bàn cũng bày đầy đủ văn phòng tứ bảo.

Trần Lạc sửng sốt, nhìn về phía Kỷ Trọng, Kỷ Trọng liên tục xua tay: "Tổ tiên ta chưa từng tới huyện Vạn An, đây không phải là cho ta.”

Trần Lạc mờ mịt: Không phải cho ngươi, chẳng lẽ là cho ta sao?

Ta thực không có chút nào chính khí hạo nhiên trong người!

(3) Đây là câu nói của Trương Tái - bậc Đại Nho đời Tống. Câu này nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại thì sẽ là: "Xây dựng giá trị tinh thần cho xã hội, xác lập ý nghĩa sinh mệnh cho dân chúng, kế thừa sự chính thống của học vấn xưa đã bị đoạn tuyệt, mở ra cơ nghiệp thái bình cho muôn đời sau".

(4) TAM BẤT HỦ (三不朽) là thuật ngữ lý luận văn học, vì ba vấn đề “lập đức”, “lập công”, “lập ngôn” đều có thể mãi mãi lưu danh, muôn đời bất hủ. Sự "bất hủ" thực sự chỉ có thể là "trước hết là lập đức, sau đó đến lập công và sau cùng là lập ngôn. Qua thời gian dài, đức, công và ngôn vẫn tồn tại mãi, không bị phế bỏ. Đó mới chính là "tam bất hủ thực sự".

----

Bắt đầu vào chính văn :)

Bình Luận (0)
Comment