Nông Nữ Làm Giàu, Vang Danh Thiên Hạ ((Dịch Full)

Chương 528 - Chương 531: Giấy Bông Tuyết

Chương 531: Giấy Bông Tuyết Chương 531: Giấy Bông TuyếtChương 531: Giấy Bông Tuyết

Ôn Hinh nhận lấy đang muốn uống, nàng ấy nghĩ đến cái gì đó khiến động tác ngừng lại một chút: "Mấy người Lâm công tử và Thiền Y có canh gừng hay không?"

"Nhị cô nương yên tâm đi! Đầu có!"

Ôn Hinh nghe xong thì yên tâm, cúi đầu đang muốn uống, lại nghĩ đến cái gì đó mà ngẩng đầu hỏi: "Lâm công tử dầm mưa lên núi tìm ta, quần áo đều bị ướt, có quần áo để thay không?"

"Đã thay rồi ạ, là lão gia tìm một bộ đồ mới cho hắn. Nhưng mà hắn cao hơn lão gia nên quần áo bị ngắn một chút. Quần áo của hắn thì Tiểu Kiện đã cầm đi giặt sạch hong khô rồi."

Ôn Hinh nghĩ tới cảnh tượng này trong đầu thì cười: "Vậy thì tốt rồi! Còn hơn là mặc quần áo ướt."

Tử Uyển thấy Ôn Hinh không còn hỏi vấn đề gì nữa nên lui xuống.

Ôn Hinh uống một nửa canh gừng, nghĩ đến cái gì lại nói với Ôn Noãn: "Noãn nhi, ngày mai tỷ cũng muốn luyện võ."

Ôn Noãn cười như không cười nhìn nàng ấy: "Nhị tỷ, không phải tỷ nói không luyện sao?"

Ôn Hinh tránh đi ánh mắt Ôn Noãn, mặt có chút hồng, nói lắp nói: "Nhưng mà, nhưng mà tỷ cảm thấy luyện một chút cũng khá tốt!"

Ôn Noãn phì cười một tiếng: "La khá tốt! Nhưng mà ngày mai chỉ sợ không được."

Vẻ mặt Ôn Hinh ngạc nhiên: "Vì sao không được?"

Ôn Noãn: "Ngày mai chân tỷ đã khỏi rồi sao? Nhị tỷ gấp gáp không chờ nổi như vậy làm gì?"

Ôn Hinh: "..."

Nàng ấy nào có gấp không chờ nổi!!!

Nào cói

Ngày hôm sau, Ôn Gia Thụy thuê mấy thôn dân chặt cây dướng cùng cây trúc. Sau khi chặt cây dâu tằm xong lại dùng đất lấp lại, năm thứ hai lại mọc ra vỏ mới.

Ôn Gia Thụy lo lắng không đủ dùng, còn bảo người lên núi trồng thêm một ít cây dướng.

Ôn Noãn không lo lắng mấy cái này, tạo giấy chính là có rất nhiều loại nguyên liệu, trong sách đều có ghi lại: "Người Thục dùng sợi gai, người Mân lấy vỏ trúc, người Bắc lấy vỏ dâu, Người Diệm Khê lấy dây leo, người vùng biển lấy rêu, người Chiết Giang lấy thân cây lúa mạch, người Ngô lấy kén, người Sở lấy cây dướng". Cho nên không lo lắng không có nguyên liệu.

Nhưng trồng cây là chuyện tốt, nàng cũng ủng hộ.

Mấy việc chém trúc, chặt cây này không có kỹ thuật cao siêu gì, Ôn Noãn làm mẫu một lần lột vỏ cây dướng ra như thế nào, loại bỏ những vết đen phía bên ngoài ra sao.

Tiếp theo bó thành một bó, ném vào trong sông hoặc là ngâm nước hồ là được.

Ôn Noãn giao việc xong thì cùng Ôn Gia Mỹ đi tới Ngô gia thôn nung gốm sứ.

Mấy ngày nay hai người lại làm ra không ít phôi gốm sứ, hoàn thành một bước quan trọng nhất, sau khi tô màu là có thể nung ra.

Thời gian nhoáng cái đã trôi qua gần hai mươi ngày, mỗi ngày Ôn Noãn đều chạy hai nơi, ban ngày đi Ngô gia thôn, chạng vạng trở về chỉ dạy võ nghệ cho đám người Lôi Đình Vạn Quân, Lâm Đình Hiên. Trong lúc chờ vỏ cây ở trong sông mềm ra, thì bắt đầu chưng nấu, trước khi chưng nấu còn phải đem vỏ cây ngâm vào ao vôi một lần, sau đó liên tục chưng nấu sáu bảy ngày! Muốn trang giấy càng tốt, càng trắng tinh, thì thời gian chưng nấu phải càng dài, số lần tẩy trắng càng nhiều.

Một tấm giấy làm ra cần thời gian gần một tháng, vì vậy đắt cũng không phải không có đạo lý.

Sau khi trải qua sáu bước quan trọng như ngâm ao, nấu đủ lửa, giã cối, chế thành bột giấy, đưa nguyên liệu vào mành, sấy khô, những tờ giấy bông tuyết đầu tiên của dòng họ Ôn thị cuối cùng cũng ra đời!

Bởi vì nó trắng hơn giấy đang kinh doanh trên chợ ba thành, cho nên đặt tên là giấy bông tuyết.

Nạp Lan Cẩn Niên đứng ở bên cạnh Ôn Noãn, cùng nàng lột từng tờ giấy trên tường ấm xuống.

Hắn dùng đầu ngón tay đẹp đến nỗi người hay thần đều ghen ty mà nhẹ nhàng nắn vuốt trang giấy: Cứng cỏi, trắng tinh, mềm mại, bóng loáng.

"Không tồi."

Ôn Gia Thụy nhẹ nhàng chạm đến mặt ngoài trang giấy: "Chất giấy này thật tốt, so với giấy bản trắng của Đường gia còn tốt hơn, còn tốt hơn cả giấy hoa trắng của Tống gia!"
Bình Luận (0)
Comment