Phong Khí Quan Trường (Đã Dịch Full)

Chương 614 - Chương 612: Thế Thái (6)

Chưa xác định
Chương 612: Thế thái (6)

Hai ngày tiếp theo, Thẩm Hoài tháp tùng cô út Tống Văn Huệ, bác hai Tống Kiều Sinh và các quan chức ngành đường sắt, chính quyền tỉnh đến thị sát Đông Hoa, thậm chí không có thời gian tham gia Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng chính trị tại trường Đảng.

Vụ nhà máy lọc dầu Từ Thành gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng, một số bạn học cùng lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ huyện tại trường Đảng cũng lần lượt gọi điện hỏi thăm chi tiết tình hình, Thẩm Hoài không thể giải thích cặn kẽ. Nhận điện thoại của Tần Đại Vỹ, Thẩm Hoài cũng chỉ biết nhờ anh ta thu dọn giúp một số đồ đạc cá nhân trong ký túc xá, sẽ có nhân viên của Văn phòng đại diện tại Từ Thành đánh xe đến lấy đi.

Ban tổ chức Thành ủy đã công bố các quyết định bổ nhiệm nhân sự, Cát Vĩnh Thu chính thức bị điều khỏi Hà Phố, Thẩm Hoài trở về trực tiếp điều hành công tác của chính quyền.

Tuy mới đến Hà Phố hơn nửa năm, song hắn đã làm quen với các mối quan hệ nhân sự cơ bản, hơn nữa còn gần như phụ trách hết các vấn đề kinh tế chủ đạo, nhưng việc bàn giao toàn bộ công tác của chính quyền vẫn khiến Thẩm Hoài bận rộn thêm một thời gian.

Trong khoảng thời gian ngắn, Thẩm Hoài không có cách nào thu xếp công việc để trở về Từ Thành, ngay cả việc đàm phán của nhà máy lọc dầu Từ Thành cũng giao Tôn Á Lâm phụ trách toàn bộ.

Trong kế hoạch tổng thể than Hoài xuất Đông, việc phát triển cảng Tân Phố và cải tạo đường sắt Từ Đông có tầm quan trọng ngang nhau.

Trong tương lai, thông qua tuyến đường sắt Từ - Đông, mỗi năm sẽ có 40 triệu tấn (thậm chí là số lượng lớn hơn) than Hoài được vận chuyển tới các tỉnh, thành phố duyên hải phía Đông Nam, lẽ tất nhiên Tân Phổ cần có bến cảng và hệ thống công trình đồng bộ đảm bảo năng lực bốc xếp đạt 40 triệu tấn/năm trở lên.

Sau khi cải tạo, lưu lượng vận chuyển của tuyến đường sắt Từ - Đông sẽ đạt 100 triệu tấn/năm, một số bến cảng như Tân Phổ, Mai Khê tất nhiên cũng cần có năng lực bốc xếp tương đương, nếu không không thể khai thác hết năng lực vận chuyển của đường sắt Từ - Đông, trông đợi các nhà đầu tư đồng nghĩa với việc lỗ vốn kéo dài.

Tuy nhiên, muốn phát triển tổng hợp cảng Tân Phố cũng cần số vốn đầu tư không thua kém việc cải tạo đường sắt Từ - Đông.

Nếu giao hết cho Tập đoàn Hoài Năng, áp lực tài chính là quá lớn.

Theo kế hoạch của Thẩm Hoài, trong tương lai, sẽ thông qua nền tảng huy động vốn của địa phương và thu hút đầu tư nước ngoài để giải quyết việc xây dựng, phát triển cảng tổng hợp Tân Phố, tránh gây khó khăn cho các hạng mục khác như cải tạo đường sắt Từ - Đông và khai thác than Hoài.

Còn đối với các bên có kế hoạch tham gia vào dự án cải tạo đường sắt Từ - Đông, nhà máy thép Mai Cương và chính quyền Đông Hoa có khả năng đảm nhận việc xây dựng, phát triển cảng Tân Phố hay không, nhất định phải ưu tiên khảo sát và thông qua các yếu tố then chốt.

Sau khi đến Đông Hoa, Tống Kiều Sinh và một số người tập trung khảo sát việc xây dựng bến cảng có năng lực tiếp nhận 10 triệu tấn gang thép, than đá/năm để đồng bộ hóa với nhà máy thép Tân Phố.

Công trình nối dài tuyến đường sắt Từ - Đông sang phía Đông được khởi công xây dựng vào đầu năm sau, sẽ kết nối trực tiếp với bến cảng tiếp nhận than đá, gang thép, đến giữa năm 98, cảng Tân Phổ sẽ bước đầu hoàn thành hệ thống bến cảng, đường sắt, đường bộ, như vậy, than đá của vùng Hoài Tây cũng có thể bắt đầu vận chuyển với số lượng nhỏ tới cảng Tân Phổ.

Đoạn chạy qua thị trấn Tân Phổ thuộc tuyến đường phòng thủ trên biển là công trình cơ sở hạ tầng đầu tiên được khởi công xây dựng sau khi Thẩm Hoài tới Hà Phổ, tổng chiều dài 8km, kết nối với tuyến đường Mai Phổ, tuyến đường Phổ Bắc và đoạn phía Đông chạy qua thị trấn Thành Quan của tuyến đường Tịnh Hải bước đầu hình thành tuyến vành đai bao quanh cảng Tân Phổ và khu công nghiệp.

Đoàn xe sau khi rẽ vào tuyến đường ven biển, hai bên đường tuy trồng nhiều cây gỗ như ngô đồng, bạch phong và thủy sam, nhưng xuyên qua tán lá thưa thớt của hàng cây khi bước vào mùa đông, vẫn có thể nhận thấy đồng ruộng ven đường đã ngừng canh tác, phần lớn nhà ở của bà con nông dân đã và đang bị giỡ bỏ, hiện chưa thấy nhiều nhiều hạng mục đầu tư công nghiệp.

Tuy không đến Đông Hoa trong thời gian này, nhưng Tạ Hải Thành vẫn luôn quan tâm đến mọi tình hình ở đây.

Một số người vẫn cho rằng Thẩm Hoài mới đến Hà Phổ chưa đầy nửa năm, cho dù có hành động quyết liệt, cũng sẽ bị hạn chế nhất định, tuy nhiên trên thực tế, Thẩm Hoài khiến nhiều người giật mình thon thót.

Chiếu theo quy định của huyện Hà Phổ, bất luận sang năm có bao nhiêu hạng mục công nghiệp được đầu tư xây dựng. Đến hết năm sau, phải cho thuê hết 30 km2 đất thuộc phạm vi quy hoạch giai đoạn 1 của khu công nghiệp Tân Phổ; đồng thời, mỗi bên lề đường Mai Phổ, đoạn chạy qua qua thị trấn Thành Quan đường Phổ Bắc phải dành ra 1 km để trồng cây xanh.

Dải phân cách trồng cây xanh chỉ là trò lừa bịp, càng không phải xây dựng công viên cây xanh quốc gia, dải phân cách trồng cây xanh kiểu gì mà cần dành ra 2 km ven đường? Người tinh tường đều nhìn ra ý đồ đằng sau những việc làm của Thẩm Hoài, nhằm tạo quỹ đất lớn cho việc thu hút những dự án đầu tư công nghiệp sau này. Do đó, có thể dự đoán, sau khi quy hoạch giai đoạn 2, quy mô của khu công nghiệp Tân Phổ ắt sẽ vượt 100 km2, thậm chí còn rộng hơn.

- Giải phóng mặt bằng và tái định cư, thêm vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn, sau đó cần tiếp tục quai đê lấn biển, bù đắp cho diện tích đất canh tác được dành để phục vụ các dự án công nghiệp, số nợ của Tân Phổ chắc chắn không hề nhỏ...

Tạ Thành Giang ngồi ở ghế phụ, ngón tay gõ nhẹ lên kính xe, nhìn vào cảnh vật trước mắt để ra phán đoán.

Tạ Chỉ phụ trách việc đầu tư của Hải Phong tại Đông Hoa, đã gắn bó với nơi này trong thời gian dài nên hiểu rõ từng biến động của tình hình Tân Phổ.

Tuy Tập đoàn đầu tư phát triển Tân Phổ còn chưa chính thức quai đê lấn biển, nhưng đã bắt đầu đổ một lượng lớn đá xanh xuống ven bờ biển mới được chọn.

Đổ đá xuống khu vực ven biển để hình thành đê quai, khi thủy triều lên, một lượng lớn bùn đất sẽ theo con nước tràn vào khu vực đê quai, khi thủy triều rút bùn đất sẽ lưu lại. Tính theo hàm lượng cát trong nước biển khu vực ven bờ vịnh Hoài Hải, trong thời gian một năm đáy biển sẽ cao từ 1 2 m, đây là động cơ đầu tiên để tiến hành quai đê lấn biển. Điều đó đồng nghĩa với việc Thẩm Hoài sẽ tiếp tục thông qua biện pháp quai đê lấn biển để mở rộng quy mô quỹ đất các dự án công nghiệp.

Tập đoàn phát triển Tân Phổ thông qua chia cắt và sáp nhập đất đai để tiến hành nắm giữ cổ phần nhà máy thép và nhà máy điện Tân Phổ, do đó không có thu nhập bằng tiền mặt từ việc cho thuê đất; thời gian gần đây, trong quá trình cải tổ các xí nghiệp quốc doanh trực thuộc huyện, Tập đoàn phát triển Tân Phổ đều lựa chọn hình thức nắm giữ cổ phần chứ không chi trả bằng tiền mặt. Thực trạng này khiến Tập đoàn phát triển Tân Phổ thành lập hơn nửa năm nhưng trên thực tế không có thu nhập, chủ yếu dựa vào số vốn vay ngân hàng để cân đối thu chi.

Nhưng trong vòng nửa năm, Tập đoàn phát triển Tân Phổ là đơn vị chủ quản, đã tiến hành giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho hơn 4 nghìn hộ dân, xây dựng gần 30 km đường giao thông, các hạng mục trên chắc chắn sẽ khiến Tập đoàn gánh số nợ lớn; chưa kể, sau này khi thực sự bắt tay triển khai quai đê lấn biển trên quy mô lớn, số vốn và tốc độ đầu tư ắt hẳn sẽ tăng gấp bội.

Đây không phải toàn bộ số nợ của Mai Cương hệ trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng; số nợ mà Mai Cương phải gánh trong quá trình đầu tư vào các dự án công nghiệp có thể còn lớn hơn nhiều.

Tạ Chỉ hiểu rõ anh cô muốn nói gì.

Cho dù Trương Lực Thăng và Diêu Vinh Hoa của Ngân hàng Nghiệp Tín đều kiên quyết ủng hộ Thẩm Hoài, nhưng Trương và Diêu chỉ là người phụ trách cấp tỉnh, thành trong hệ thống Ngân hàng Nghiệp Tín, không thể trực tiếp tác động đến thái độ của tổng bộ.

Cho dù nhà họ Tôn có cổ phần tại Ngân hàng Nghiệp tín chống lưng cho Thẩm Hoài, nhưng nhà họ Tôn chẳng qua là có cổ phần chứ không nắm quyền quyết định.

Sự phát triển trong mấy năm gần đây của Mai Cương gắn chặt với sự hậu thuẫn của Ngân hàng Nghiệp Tín.

Khi thành phố mới gần cảng biển vẫn còn là khu vực khỉ ho cò gáy, Ngân hàng Nghiệp Tín đã đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại cao hơn 100 m đầu tiên của huyện Hà Phổ, trên thực tế cùng với các hạng mục nhà máy thép, nhà máy điện tạo điểm nhấn cho công cuộc phát triển Tân Phổ.

Bất luận Thẩm Hoài muốn vực dậy nhà máy thép Mai Cương cũ, hay muốn xây dựng nhà máy thép Mai Cương 2, dưới sự ủng hộ của Trương Lực Sinh, Diêu Vinh Hoa... Ngân hàng Nghiệp Tín đều trực tiếp cho vay với số lượng lớn.

Nếu được Ngân hàng Nghiệp Tín thông qua, việc thanh tra số nợ của Mai Cương, cho dù không thể trực tiếp đưa Thẩm Hoài lên "đoạn đầu đài", cho dù chỉ là cảnh báo rủi ro trong nội bộ Ngân hàng Nghiệp Tín, cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới hệ thống Mai Cương

Nhưng ngoài Ngân hàng Nghiệp Tín ra, trong hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh tế kế hoạch có ảnh hưởng và tầm quan trọng sâu sắc.

Thông thường, các ngân hàng địa phương tham gia vào những dự án đầu tư quy mô vừa tại cơ sở, ngân hàng cấp trên cũng không can thiệp, nhưng những dự án có số vốn khoảng vài tỷ hoặc vài chục tỷ NDT, đừng nói là ngân hàng địa phương không có thực lực vốn, ngay cả ngân hàng cấp tỉnh cũng lực bất tòng tâm.

Theo tình hình hiện nay, chỉ cần những ngân hàng thương mại quốc doanh chịu ảnh hưởng và kiểm soát của cơ chế kinh tế kế hoạch không cung cấp những khoản vay cực lớn cho việc phát triển Mai Cương và cảng Tân Phổ, tiếp đó, hạn chế sự hậu thuẫn về tài chính của Ngân hàng Nghiệp Tín đối với hệ thống nhà máy thép Mai Cương, đừng nói dự án công nghiệp của nhà máy thép Mai Cương bị hạn chế, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển cảng tổng hợp Tân Phổ cần số vốn đầu tư hàng chục, hàng trăm tỷ NDT cũng sẽ trở thành bất khả thi.

Tạ Hải Thành cũng không có động tĩnh gì, chỉ nói nhỏ: - À, Kiến Quốc hình như cũng ý thức được điều này thì phải?

Tạ Chỉ vẫn mãi ngắm phong cảnh bên ngoài, hiểu rõ ý của bố cô, muốn anh trai cô nói với Lưu Kiến Quốc về vấn đề nợ nần của nhà máy thép Mai Cương: Lưu Kiến Quốc lăn lộn ở thủ đô đã nhiều năm, nhìn bề ngoài không có thành tựu gì nổi bật, nhưng khả năng chọc thối là số 1.

Trong vụ nhà máy lọc dầu Từ Thành, Lưu Kiến Quốc đã "đâm sau lưng" Thẩm Hoài một đòn chí mạng, thậm chí Hồng Nghĩa không cùng đến Đông Hoa, nhưng với tính cách của Kiến Quốc, không thể nhắm mắt làm ngơ như sự việc trên chưa hề xảy ra, hiện nay, cái gã ta còn thiếu chỉ là moi móc khuyết điểm của nhà máy thép Mai Cương

Hơn nữa tại Bắc Kinh, Tạ Chỉ tin tưởng, mấy tên không ưa mấy trò của Thẩm Hoài, sẽ tăng cường thêm tay chân; mà là cấp cao hơn, thái độ của bố Hồng Nghĩa và ông Hạ, ông Đới đóng vai trò quyết định.

Đoàn xe dừng tại thị trấn nhỏ Tân Phổ thuộc khu vực phía Đông thành phố mới ven bến cảng

Quá trình xây dựng thành phố mới ven biển trên quy mô lớn còn chưa bắt đầu, thị trấn Tân Phổ do Chử Giang đầu tư, xây dựng và phát triển; chủ yếu để đồng bộ hóa với quá trình phát triển ban đầu của khu công nghiệp.

Công ty Xây dựng Chử Giang tập trung vốn và năng lực thi công, chỉ trong vòng nửa năm, dự án thị trấn Tân Phổ với tổng kim ngạch đầu tư lên đến 400 triệu NDT đã hoàn thành một nửa, hiện đã hoàn thiện hơn 3000 nhà ở, gồm: nhà tái định cư, nhà thương phẩm và ký thúc xá cho công nhân; các hạng mục đi kèm như nhà trẻ, trường tiểu học, trạm y tế, cảnh sát, chợ nông sản... năm sau cũng đi vào sử dụng.

Những dự án như phố thương mại dọc theo khu tái định cư và khu nhà ở của nhà máy Tân Phổ, đều nhằm cung cấp những công năng đô thị ban đầu cho khu phố phía Đông thành phố mới ven bến cảng.

Tòa nhà Nghiệp Tín sau nửa năm thi công, phần dưới đã lắp đặt xong, sắp đưa vào sử dụng; phần tháp đã lợp xong mái, bắt đầu trang trí bên ngoài.

Một số tổ chức tài chính khác tuy thời điểm tham gia đầu tư hơi muộn, nhưng sau khi xây dựng xong nhà máy thép Tân Phổ, đều nối đuôi nhau đầu tư vào bất động sản, cùng với Tòa nhà Nghiệp Tín bước đầu hình thành khu văn phòng hành chính và thương mại của thành phố mới ven bến cảng.

Năm sau, nhiều công trình công cộng và các dự án thương mại, nhà ở cao cấp đều được khởi công xây dựng, đến khi đó mới hình thành diện mạo của khu phía Đông thành phố mới ven bến cảng.

Còn khu phố phía Đông thực sự kết nối đô thị với thị trấn Thành Quan, còn phải đợi sau khi khu công nghiệp Tân Phổ thành hình, kinh tế khu vực thực sự phất lên, mới có thể thu hút nhiều hơn vốn đầu tư.

Kế hoạch của Thẩm Hoài là xây dựng thành phố mới ven bến cảng thành đô thị với 50 vạn dân, sau khi hoàn thành việc kết nối với khu phố chính của Đông Hoa, biến Đông Hoa thành đô thị mới nổi với hơn 2 triệu, thậm chí là gần 3 triệu dân.

Chỉ có điều những ý tưởng và kế hoạch đó, Thẩm Hoài đều không thể giới thiệu chi tiết với đoàn người của bác hai Tống Kiều Sinh. Hiện nay, nói càng nhiều, giải thích càng cặn kẽ, không chừng khiến họ càng thêm ngờ vực.

Bình Luận (0)
Comment