Một mùa xuân bận rộn! mới đó mà đã gần qua 3 tháng rồi.
Ngân hàng Nghiệp Tín bắt đầu chuẩn bị cho công tác niêm yết trên sàng chứng khoán trong nước, đồng thời chính thức thu hẹp phạm vi cho vay tại Đông Hoa, thắc chặt vay tín dụng phục vụ cho các công trình kiến thiết tại Mai Khê và Tân Phổ nhằm hạn chế các mối rủi ro tiền tệ.
Công trình nối dài Tuyến đường sắt Từ Đông, quốc lộ Hải Phòng, khu công nghiệp nặng Hằng Dương, cơ sở hóa chất Chử Nam và các công trình trọng điểm khác đều huy động vốn trước mới khởi công, các công trình khác như cảng Tân Phổ, công trình Vi Hải cũng chịu ảnh hưởng, vì suy xét đến vấn đề khống chế các khoản nợ và các nguyên tố khác nên tạm thời đình công.
Là ngân hàng cổ phần đầu tiên trong nước có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn ban đầu chỉ có 500 triệu và tập trung hỗ trợ phát triển cho khu vực vịnh Hoài Hải. Từ năm 93 đến tháng 3 năm 97, Nghiệp Tín đã mở rộng mạng lưới kinh doanh ra hơn 50 khu vực ở Hoài Hải, với tổng tài sản đạt 1,2 tỷ, tổng giá trị gửi tín dụng 12 tỷ, tổng dư nợ 10 tỷ.
1 trong 4 ngân hàng lớn có vốn đầu tư của nhà nước, có hơn 40 năm lịch sử xây dựng và phát triển, trong khoảng thời gian đó cũng chỉ cho khu vực Hoài Hải vay 10 tỷ.
Sự phát triển nhanh của Đông Hoa đã tạo điều kiện cho Nghiệp Tín phát triển, vì vậy có thể nói thành tựu mà Nghiệp Tín đạt được 1 nửa là nhờ Đông Hoa, nay Nghiệp Tín đột ngột thu hẹp phạm vi vay tín dụng, khiến cho không ít người ngoài cuộc cảm thấy Nghiệp Tín chơi "không đẹp".
Cuối tháng 3, Diêu Vinh Hoa - đại biểu ngân hàng Nghiệp Tín đến Đông Hoa tham dự hội nghị trù bị, 1 số cán bộ của ngân hàng nhân dân cũng có 1 vài lời lẽ mang hàm ý chỉ trích.
Các vị cán bộ của ngân hàng nhân dân mặc dù không trực tiếp thao tác các nghiệp vụ ngân hàng nhưng chịu trách nhiệm giám sát, quản lí, có thể nói là bộ phận quản lí của các ngân hàng địa phương.
Nghiệp Tín đột ngột thu hẹp phạm vi vay tín dụng sẽ làm giảm tốc độ phát triển của ngành ngân hàng trong thành phố, các khoản gửi tín dụng sẽ bị đem đến nơi khác hoặc bị giảm xuống. Trừ các ngân hàng thương mại cấp thành phố đang cạnh tranh với Nghiệp Tín, ngân hàng nhân dân và chính phủ địa phương đều không mong muốn điều này xảy ra.
Sau hội nghị trù bị, đối mặt với những lời chỉ trích của 1 số cán bộ, Diêu Vinh Hoa cũng chỉ cười cho qua chuyện rồi cùng Thẩm Hoài, Hùng Văn Bân rời đi.
Thẩm Hoài ra khỏi hội trường và nó với Diêu Vinh Hoa rằng: - Ngân hàng thương mại tại thành phố có 200 triệu tiền vốn, nhưng bản thân phải bỏ ra 400 triệu tín dụng cho vay, còn phải lấp các chỗ trống cho vay vốn do Nghiệp Tín để lại, áp lực vốn là quá lớn. Nghiệp Tín bây giờ thu hẹp phạm vay tín dụng đối với các xí nghiệp Đông Hoa và các công trình kiến thiết khác, vậy liệu chúng ta có thể cho ngân hàng thương mại thành phố phát hành trái phiếu với tổng giá trị 200 triệu không?
Diêu Vinh Hoa lắc đầu và nói: - Cậu thật biết cách luồng lách nhỉ, uhm, cái này cũng không phải là không có khả năng, để tôi thử xem sao.
Thẩm Hoài: - Phải làm thật chứ, bây giờ Nghiệp Tín có 30% cổ phần trong ngân hàng này, trừ 2 vị trí trong hội đồng quản trị, còn có 1 đội quân 20 người của Trương tổng điều hành quản lý cho ngân hàng này, hầu như là ủy thác cho Nghiệp Tín chúng ta quản lý, vậy mà Nghiệp Tín còn lo lắng nguy cơ vỡ nợ thì thật chẳng biết nói sao nữa.
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại thành phố định mức là 300 triệu, ngoại trừ liên xã tín dụng thành phố góp 90 triệu do Kinh đầu Đông Hoa ủy quyền đứng tên, số còn lại do ngân hàng Nghiện Tín, Chử Giang và công nghiệp Mai Khê góp vào.
Các công ty đã niêm yết trong quá trình tái cơ cấu, đã lấy được trong tay của công ty chứng khoán ở Mai Cương và Từ Thành số vốn lên tới 730 triệu.
Sau khi chi trả 400 triệu để nắm trong tay số trái phiếu trị giá 400 triệu, tiềm lực kinh tế của tập đoàn Mai Cương gần như cạn kiệt và không còn khả năng mở rộng đầu tư.
Nhưng công ty đã niêm yết nắm trong tay 730 triệu tiền mặt, tuy đã dự định sẽ đầu tư xây dựng nhà máy hóa chất Chử Nam, nhưng lại trích ra 90 triệu để góp vào vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại thành phố.
Bước đầu xây dựng nhà máy hóa chất Chử Nam không cần phải tiêu tốn lượng tiền vốn lớn như vậy, nếu để số vốn đó nằm trong tài khoản ngân hàng để được hưởng vài đồng lãi suất chi bằng lấy ra đầu tư.
Tất cả tài sản của xưởng Mai Cương 1 và 2 đều mang ra ký quỹ niêm yết, toàn bộ lợi nhuận mỗi tháng cũng chuyển cho công ty niêm yết.
Dự đoán trong thời gian xây dựng nhà máy hóa chất Chử Nam, xưởng Mai Cương 1 và 2 có thể mang về 3 hoặc 4 khoản lợi nhuận sau thuế nữa, trong thời gian đó lấy số vốn tồn đọng tìm kiếm và đầu tư vào con đường hợp lí mới gọi là tích cực tận dụng nguồn vốn.
Mặc dù tập Đoàn Mai Cương, Trung Tín, Hồng Cơ đều phát hành cổ phiếu ra thị trường với tổng giá trị 1,2 tỷ, hầu như có sức ảnh hưởng tuyệt đối, nhưng tất cả các kế hoạch đầu tư Mai Cương đều thương thảo qua với sàn giao dịch Từ Thành đã niêm yết.
Công ty đã niêm yết phải duy trì giá cổ phiếu như trước, trong khi đó chỉ dựa vào lợi nhuận xưởng Mai Cương 1 và 2 mang lại vẫn không đủ, còn dự toán về lợi nhuận mà Chữ Nam sẽ mang lại cũng chưa rõ ràng, vì vậy ngành ngân hàng đang phát triển mạnh là 1 kênh đầu tư cực kỳ quan trọng.
Tuy các quy định về khoản phí phải trả của ngân hàng nhà nước tồn tại nhiều bất cập, nhưng giống các ngân hàng quy mô cỡ trung như Nghiệp Tín thì tổng giá trị tài sản tăng rất nhanh, mỗi năm tổng giá trị tài sản có tỉ lệ gia tăng 40 đến 50 phần trăm.
Ngân hàng thương mại thành phố Đông Hoa hầu như áp dụng cách quản lý của Nghiệp Tín, thứ nhất là cắm rễ tại Đông Hoa - thành phố có tốc độ phát triển cao nhất tại tỉnh Hoài Hải, thứ 2 là dựa dẫm Mai Cương, từ đó cho thấy không gian phát triển là vô cùng lớn.
Ngân hàng thương mại thành phố ra sức hạn chế sự gia nhập của tầng lớp nhân dân, tất cả vốn liếng đều tập trung cho các xí nghiệp, các công ty chứng khoán đều muốn hợp nhất đầu tư với ngân hàng này, nhưng bây giờ chỉ có thể gián tiếp thông qua công ty đã niêm yết, như vậy cũng gọi là có còn hơn không.
Ngoài ra, Chử Giang góp 30 triệu tiền vốn để nắm giữ 10 % cổ phần cũng gọi là có còn hơn không.
Đại diện của tầng lớp tư bản nhân dân Đông Hoa là Chử Nghi Lương, Chu Gia, Chu Lập, Dương Hải Bằng đầu tư sau vào Chử Giang cũng phát triển rất nhanh, nhưng do phải tập trung vốn cho các công trình kiến thiết như khu đô thị mới Lâm Cảng, tuyến đường sắt nối dài Từ Đông, tập đoàn hàng hải Tân Phổ, vì vậy tiềm lực vốn đầu tư của Chử Giang gần như cạn kiệt.
Mặc dù Chử Giang đã niêm yết 80 triệu cổ phiếu, số cổ phiếu này có giá trị 400 triệu trên thị trường, nhưng vì Nghiệp Tín thu hẹp phạm vi cho vay, số tài sản cổ phiếu này cũng chẳng có cách nào thế chấp huy động vốn.
Sau khi ngân hàng thương mại thành phố thành lập, ngoài số tài sản cố định trị giá 100 triệu, ngân hàng này chỉ có 200 triệu vốn điều lệ có thể dùng trong việc mở rộng phát triển, nếu so với các ngân hàng khác trong khu vực thì cũng gọi là có 1 khởi điểm không tệ.
Theo quy định hiện nay chỉ cần có 5% tổng số vốn điều lệ là có thể thành lập 1 ngân hàng thương mại địa phương, tức là trên mặt lý thuyết ngân hàng thương mại Đông Hoa chỉ cần tích lũy đủ 6 tỷ là có thể tạo ra 1 ngân hàng Nghiệp Tín tại Đông Hoa.
Nếu thật sự thực hiện, thì tốc độ mở rộng phát triển của ngân hàng thương mại thành phố sẽ tương đương với Nghiệp Tín trong 2 năm qua, như vậy số vốn 200 triệu chẳng thấm vào đâu, vì vậy Thẩm Hoài mới đề xuất để Nghiệp Tín cho ngân hàng thương mại thành phố vay dưới dạng phát hành trái phiếu với giá trị 200 triệu.
Mức độ nguy cơ khi ngân hàng cho xí nghiệp hoặc cho ngân hàng khác vay là hoàn toàn khác nhau.
Ngân hàng Nghiệp Tín thắc chặt phạm vi cho vay đối với các xí nghiệp và các công trình kiến thiết tại Đông Hoa nhưng sẽ không hạn chế cho ngân hàng thương mại thành phố vay dưới dạng phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn, Diêu Vinh Hoa không thể không thừa nhận đầu óc bọn Thẩm Hoài thật nhạy bén, nghĩ ra trăm phương nghìn kế để lưu thông tiền tệ cho Mai Khê và Tân Phổ.
Tuy nhiên Diêu Vinh Hoa cũng không có cách nào để nói được là được.
Phát hành trái phiếu cần phải được tổng công ty phê duyệt, thành hay không là do tổng công ty quyết định, còn ông ấy chỉ chịu tránh nhiệm thực thi.
Nói tóm lại ngân hàng thương mại thành phố hiện có 200 triệu để chống chọi, việc mở rộng phát triển cũng cần có 1 quá trình, vì vậy việc phát hành trái phiếu để thư thả nửa năm mới giải quyết cũng chẳng sao.
Cuối cùng, Diêu Vinh Hoa lại nói với Thẩm Hoài rằng: - Tôi cho rằng phương hướng hoạt động của ngân hàng thương mại thành phố là hỗ trợ các xí nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại kinh tế Đông Hoa chủ yếu dựa vào Mai Cương, Tỉnh Cương, Bảo Hòa, Hoài Năng và các doanh nghiệp lớn khác, các doanh nghiệp này kết hợp với nhau tạo thành một giá đỡ vững chắc, nhưng 1 giá đỡ được ví như cơ thể con người chỉ có khung xương vững chắc thôi vẫn chưa đủ, nó còn cần sự tô điểm của các thớ thịt thì mới trở nên hoàn hảo, cũng giống như nếu không có sự góp mặt của các xí nghiệp nhỏ thì nền kinh tế rất khó đi lên.
Thẩm Hoài gật gật đầu, ngành công nghiệp sản xuất sắt thép của Đông Hoa chủ yếu tập trung vào các xí nghiệp lớn như Mai Cương, Tỉnh Cương, sắt thép Phú Sĩ, khu công nghiệp nặng Hoài Liên và 1 vài công ty khác, các công ty này chiếm 80 % tổng giá trị sản xuất, chỉ có làng sản xuất sắt thép Mai Khê mấy năm gần đây là đã quy tụ được hơn 100 xí nghiệp nhỏ.
Đây chính là hiệu ứng của chính sách tập trung tiền tệ, ngành nào sản sinh ra lợi nhuận cao sẽ nhanh chóng thu hút được nguồn vốn đầu tư, đây cũng chính là xu hướng chung trong cả nước.
Đương nhiên, ngành luyện thép và các ngành công nghiệp nặng khác đều đòi hỏi cao về kỹ thuật và nguồn vốn, nhưng những ngành nghề tương đối phân tán như công nghiệp nhẹ và lĩnh vực công nghệ ứng dụng mới thật sự thu hút được đông đảo người dân hiện nay.
Tại 3 xưởng Mai Cương, sau khi bắt tay sản xuất 1 trăm ngàn dây chuyền tinh luyện inox, Mai Cương liền sát nhập 10 xí nghiệp chế tạo inox. Xưởng thép Tân Phổ vẫn chưa chính thức đầu tư, nhưng khu luyện kim Lâm Cảng cũng đã kêu gọi được hơn 30 xí nghiệp nhỏ và vừa cùng góp vốn đầu tư.
Chỉ là nguồn vốn tư nhân đầu tư vào ngành luyện thép của Đông Hoa đa số rất nhỏ, Mai Cương có 100 xí nghiệp, nhưng trừ Hoài Liên và các xí nghiệp lớn khác, tổng số vốn đầu tư của các xí nghiệp khác cộng lại cũng không tới 1 tỷ.
Thứ nhất các xí nghiệp vừa và nhỏ đang trên đà phát triển rất cần vốn, thứ 2 các ngân hàng tập trung cho xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp lớn, các công trình kiến thiết khác vay vốn, hỗ trợ không đủ cho các xí nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy mấy năm gần đây tỉ lệ vay vốn trên năm của các xí nghiệp này chỉ chiếm 20 đến 30 %.
Mai Cương lúc này đang nổ lực vươn lên, nhưng hỗ trợ các xí nghiệp nhỏ và vừa cũng là cách để đảm bảo nguồn thị trường, trước đây công việc này có phần lơ là, bây giờ đã đến lúc tăng cường thực hiện rồi.
Ngoài ra, mặc dù quy mô đầu tư và nộp thuế của các xí nghiệp nhỏ cộng lại cũng không bằng 1 mình Mai Cương, nhưng tỉ lệ tuyển dụng của xí nghiệp nhỏ lại gấp 5, 6 lần Mai Cương.
Chính phủ địa phương đều đặc biệt chú trọng đến công tác kêu gọi thu hút vốn đầu tư, điều này khiến cho báo chí truyền thông lên án là không quan tâm đến người dân trong nước, nhưng các tờ báo này lại ít ý thức được rằng miếng cơm manh áo của người dân là do công việc đem lại, mà kinh tế phát triển thì mới giải quyết được vấn đề công việc cho người dân.
Nói đến việc làm, Thẩm Hoài cũng là có chút tự hào, cùng đám Hùng Văn Bân cười nói: - Khu công nghiệp mới Mai Khê mấy năm gần đây đã mang lại 10 nghìn việc làm, giảm đáng kể áp lực cho các công ty quốc doanh trong quá trình cải cách, coi như là cho bọn Cao Thiên Hà một miếng hời.
Hùng Văn Bân cười, tình hình kinh doanh của các xí nghiệp trong nước cũng thay đổi không ít, tuy vẫn còn tồn tại 1 vài chỗ không ổn cần được loại bỏ. Mỗi năm chỉ sắp xếp được cho 3 đến 5 ngàn công việc cho người dân, chỉ cần khu công nghiệp mới Mai Cương thôi cũng đủ tiêu hóa ngần ấy nhân viên.
Thu nhập tài chính tăng mạnh, cũng góp phần đảm bảo cuộc sống cho những người dân tạm thời chưa có việc làm.
Có thể nói trong số các xí nghiệp quốc doanh thuộc13 địa phương của toàn tỉnh tiến hành cải cách, Hoa Đông là xí nghiệp ít gặp khó khăn nhất, cũng là xí nghiệp đầu tiên bắt tay cải cách 1 cách toàn diện nhất.
Bây giờ công việc này do Cao Thiên Hà, Hàn Thọ Xuân phân công quản lí, coi như bọn họ hái được quả ngọt.