Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 672

Theo lời tự giới thiệu của Sa Vật Lược, hội Da Tô của ông ta được giáo hoàng La Mã thừa nhận, do đồng hương kiêm bạn thân của ông ta là La Diệp Lạp sáng lập, ông ta là một trong số nguyên lão.

Thành viên trung thành của hội đều là cha cố, không phải cha cố không được nhập hội. Hơn nữa phải được giáo dục toàn diện, có văn bằng tốt nghiệp thần học mới được, yêu cầu nghiêm ngặt hơn giáo đồ bình thường rất nhiều.
Người nhập hội phải thề sống tinh kiết, nghèo khổ, phục tùng tuyệt đối giáo hội, đồng thời tuyên truyền giáo nghĩa là nhiệm vụ cả đời, có thể coi là tinh anh của Thiên Chúa Giáo.

20 năm trước, Sa Vật Lược đứng đầu nhóm truyền giáo sĩ nhận lệnh tới phương đông truyền đạo, qua tám tháng lênh đênh trên biển tới được Ấn Độ, tại đó tiến hành khai hoang gian khổ, cuối cùng có được thành tựu không nhỏ, thậm chí dựng lên được học viện bồi dưỡng truyền giáo sĩ bản địa.

Nhưng Ấn Độ không phải điểm dừng chân cuối cùng, bốn năm sau ông ta rời Ấn Độ, tới dải Malacca, truyền giáo ở Nam Dương, đồng thời học được Hán ngữ, Vật ngữ, Mân ngữ, chuẩn bị tới Đại Minh.
Vì trong quá trình truyền giáo ông ta hiểu được Đại Minh là cường quốc có văn hóa ảnh hưởng lớn tới các nước xung quanh, nếu như có thể truyền bá giáo nghĩa ở Đại Minh, có thể ảnh hưởng tới các vùng lân cận.

Nhưng khi đó Đại Minh là quốc gia bế quan tỏa cảng, cấm chỉ tất cả người ngoại quốc tiến vào, Sa Vật Lược muốn quang minh chính đại truyền giáo, không thể lén nhập cảnh, đành dẫn người đi theo trung thành, tới Nhật Bản.

Ở đó ông ta thu được thành tích không tệ, thậm chí thu được một vị Đại Danh nhập giáo, đồng thời ông ta cũng đợi được cơ hội vào Đại Minh. Năm Gia Tĩnh thứ 36, Đại Minh mở lại thị bạc ti, người ngoại quốc rốt cuộc có cơ hội đi vào vùng đất thần bí này.

Không may là Sa Vật Lược bị bệnh nặng, thiếu chút nữa mất mạng, nhưng được trời cao che chở, ông ta hồi phục như xưa, càng thêm kiên định truyền bá Phúc Âm tới Đại Minh.

*** Trong lịch sử ông ta chết.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, ông ta dẫn hai mươi truyền giáo sĩ, lấy danh nghĩa buôn bán tiến vào Đại Minh, đồng thời vui mừng phát hiện ra nữ tế Tùng Phổ Long ông ta gặp được ở Nhật Bản lại là quan chính vụ ở vùng cửa thông vào đại lục, dựa và mối quan hệ này, ông ta mới phá vỡ được thời hạn lưu trú của người ngoại quốc ở Đại Minh, truyền giáo ở bến tàu Thượng Hải.

Ở đây ông ta được thấy văn hóa và văn minh cao độ, sự phồn hoa đô hội của Thượng Hải, chỉ e Madrid mới có thể so sánh được.

Càng làm ông ta khó tin, nghe nói đây chỉ là một tòa thành cấp huyện mới thành lập, thành phố lớn hơn có nền tảng sâu dầy hơn nó ở Đại Minh đếm không kể siết, điều này làm lòng ngưỡng mộ của ông ta đúng là như sông dài chảy liên miên bất tận.
Bất kể thế nào cũng muốn đi vào nội địa xem một vòng. Có điều Thẩm Kinh không có quyền lực ấy. Hiện giờ gặp được Thẩm Mặc, vị "quý quan nhân" có thể giúp ông ta thực hiện mộng tưởng, Sa Vật Lược biểu đạt ý nguyện khao khát đi theo.

Còn Thẩm Mặc cũng rất hứng thú với hội Da Tô, hi vọng thông qua bọn họ đem khoa học và triết học người Châu Âu vào giúp đỡ Đại Minh, nhất là để cho đám sĩ đại phu kia phải mở to con mắt ra.

Vì thế Thẩm Mặc vui vẻ nhận thỉnh cầu của Sa Vật Lược, khi y rời Thượng Hải sẽ cho ông ta theo, còn phương diện khác hiện giờ nói vẫn quá sớm, đợi thời cơ chín muồi hẵng hay.

Thẩm Mặc ở Thượng Hải ba ngày, hoàn toàn khác sự kín đáo khi ở Tô Châu, y công khai gặp mặt nhân sĩ thương hội, tham quan công ty bảo hiểm, thị trường chứng khoán mới thành lập, tham dự nghi thức ký kết pháp điện thương nghiệp dân gian, gọi là "công ước Thượng Hải".

Trên lễ ký kết đó, là người thiết kế thành Thượng Hải, người khởi sướng pháp điển này, là người duy nhất được đại thương hộ tin tưởng, Thẩm Mặc có muốn không nổi bật cũng không được, bị đẩy lên đài phát biểu.

Đối diện quảng trường đông nghìn nghịt, Thẩm Mặc biết tất cả những lời mình nói không phải chỉ những người này nghe được, nếu như ngôn từ quá khích, sẽ tạo thành hưởng khó dự liệu trong tương lai, nhưng y vẫn muốn giương cao ngọn cờ, phát ra tư tưởng kinh động cả kẻ điếc.

Sau lời mở đầu ngắn gọn, y liền phát biểu:
- Lã Thị Xuân Thu nói, nông là gốc, thương là ngọn. Vì thế Hoa Hạ từ xưa tới nay trọng nông khinh thương! Giờ nó sai lớn rồi.

Lời này vừa phát ra, toàn bộ chấn động :" Thẩm đại nhân dám phủ nhận tư tưởng lấy nông làm gốc của quốc gia?" Lời này mặc dù mọi người thích nghe, nhưng vẫn thầm lau mồ hôi lo cho vận mệnh của y.

Song những lời tiếp theo, lại làm mọi người yên tâm:
- Vì sao nói lời đó là sai? Lã Thị Xuân Thu do ai biên soạn? Lã Bất Vi? Ông ta làm gì? Thừa tướng, nhưng càng là thương nhân. Mỗi người đều có lập trường của mình, đều nói cho tập đoàn của mình, chẳng nhẽ Lã thừa tướng đầu óc có vấn đề, đi nói xấu mình? Không, con người tinh minh như ông ta, không thể có chuyện đó. "Gốc" là trụ cột của cây, 'ngọn" là nơi đâm chồi lá, cây không có gốc thì sụp đổ, không sống được, cho nên mới nói nông nghiệp là gốc! Nhưng một cái cây chỉ có gốc thôi có được không? Không có cành, không có lá, trơ trụ cái gốc có vươn mình lên được không?
Thẩm Mặc mỉm cười:
- Ai trồng cây nói cho ta biết có thứ cây nào không cần cành lá mà có thể lớn lên thành đại thụ che trời?

Tiếng vỗ tay reo hò vang lên bốn phía.

Có tiếng trả lời gần đó:
- Đại nhân, cây phải mọc cành lá thì mới lớn lên được, không có lá, không thể lớn lên.

- Vì sao lại thế, các vị có biết không?
Thẩm Mặc hỏi tiếp:

Điều này mọi người không nói rõ được, Thẩm Mặc tiếp tục:
- Vì cây cối sinh trưởng không thể thiếu nước và ánh mặt trời, rễ hút nước, lá hấp thụ ánh mặt trời, gốc và ngọn phải hợp tác với nhau mới đảm bảo cho cây phát triển, riêng gốc không ngọn là không được, có ngọn không gốc cũng không được.
Tới đây quay lại điểm xuất phát:
- Cho nên ta nói, nông nghiệp là huyết mạch của quốc gia. Thương nghiệp là nguyên khí của quốc gia. Thương nghiệp hưng thịnh, huyết mạch thông suốt, mới có thể làm dân giàu nước mạnh. Đó không phải là quan điểm của ta mà là xưa nay đã có.

Tức thì tiếng vỗ tay reo hò càng thêm dữ dội.

- Nói tới đây, chắc chắn có người phản bác ta, nói nông dân thuần phác, thương nhân giảo hoạt, cho nên hưng nông thì an quốc, hành thương thì loạn quốc. Kẻ ủng hộ luận điệu này, từ xưa tới nay có không ít.
Thẩm Mặc cao giọng nói, vung tay lên:
- Nhưng ta phê phán lời nói này, Trịnh Huyền Cao là thương nhân nhưng kháng địch vệ quốc, Lã Bất Vi là thương nhân mang con tin về Tần .. Ví dụ vô vàn, ai dám nói thương nhân không yêu nước? Nói thêm một câu mất đầu, các ngươi lật sử sách các triều ra xem, từ Tam Hoàng Ngũ Đế cho tới nay có bao nhiêu vương triều diệt vong, bao nhiêu cuộc chiến loạn, nhưng đều là vì nông dân làm loạn, quân phiệt hỗn chiến, gian thần hại quốc ... Có cuộc chiến nào là do thương nhân khơi lên không? Không có, chưa từng có! Thương nhân chưa bao giờ có vết xấu hại dân hại nước.

Giọng y vang vang đầy sức hút:
- Vì quốc thái dân an thì thương nhân mới hưng thịnh, quốc gia hỗn loạn, dân chúng lầm than, thương nhân cũng không còn đường sống, cho nên thương nhân luôn hi vọng quốc gia ổn định, chiến tranh mãi mãi không tới.

Lời này làm không khí bùng nổ, tất cả mọi người ra sức vỗ tay, có cảm giác oan khuất được giải, nở mày nở mặt.
Bình Luận (0)
Comment