Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 710

Mùa đông năm Gia Tĩnh thứ 42. Chỉ chớp mắt Thẩm Mặc đã đến Lễ bộ đi làm, đã hơn hai tháng ở chung với thủ trưởng đồng liêu, cũng cực kỳ hòa hợp.

Thật ra muốn không hòa hợp cũng khó, bởi vì Lễ bộ thượng thư Nghiêm Nột cùng tả thị lang Lý Xuân Phương đều là người tốt bụng mà triều đình đều biết, cộng thêm Thẩm Mặc, hữu thị lang từ trước đến nay tính tình luôn tốt. Có ba vị đường quan này tọa trấn, trong nhất thời trên dưới Lễ bộ hoà hợp êm thấm, được các kinh quan xưng là 'Bồ tát mãn đường', tuy có ý trêu tức nhưng cũng quả thực đã thành nơi mà trung hạ tầng quan viên hướng tới.

Đương nhiên, Lễ bộ có thể hoà hợp êm thấm cũng có quan hệ tới chức trách của nó -- đại thể phân làm ba bộ phận, một là phụ trách kiểm tra cát, gia, quân, tân, hung ngũ lễ, đây cũng là căn nguyên cái danh Lễ bộ, hai là quản lý sự vụ trường học cùng cuộc thi khoa cử toàn quốc, ba là phụ trách các chuyện thăm viếng của các nước chư hầu cùng ngoại quốc. Đều là những việc nhã nhặn đến cực điểm, cho nên mới có thể bảo trì tâm bình khí hòa.

Nếu như đổi thành Công bộ phụ trách công trình toàn quốc, hoặc là Hộ bộ phụ trách thuế ruộng thu chi, hoặc là Hình bộ phụ trách luật pháp toàn quốc, Lại bộ phụ trách nhậm miễn quan lại, Binh bộ phụ trách quân sự toàn quốc, lại hoặc là Đô Sát viện chuyên môn cáo trạng buộc tội. . . Ngươi dù có muốn tâm bình khí hòa cũng không thể được.

Trong tam đại khối sự vụ của Lễ bộ, Nghiêm Nột nắm toàn cục, chủ quản 'Lễ' nghi, đây cũng là điểm cực kỳ quan trọng trong công tác của Lễ bộ, cũng không thể xem thường những thứ mà hậu thế xem ra vô dụng, bởi tại niên đại này, lễ, là gốc rễ để lập quốc!

[Lễ Ký] có viết: 'Lễ giả quân chi đại bính dã. . . Sở dĩ trị chính an quân dã', Sư Phục nói: 'Lễ dĩ thể chính', Khổng Tử nói: 'Vi quốc dĩ lễ', Án Anh nói: 'Lễ chi khả dĩ vi quốc dã cửu hĩ', Dẫn từ [Tả Truyện] Quân tử nói: 'Lễ kinh quốc gia, định xã tắc', Nữ Thúc Tề nói: 'Lễ sở dĩ thủ kỳ quốc, hành kỳ chính lệnh, vô thất kỳ dân giả dã' Tuân Tử nói: 'Quốc chi mệnh tại lễ'.

Có thể nói, tư tưởng lấy lễ trị thiên hạ đã thâm nhập nhân tâm, mọi người tin tưởng vững chắc 'Quốc chi trì loạn hệ vu lễ chi hưng phế' (trị loạn của quốc gia quan hệ ở Lễ hưng hay phế). Cho nên Tuân Tử nói: 'Lễ giả trị biện chi cực dã, cường quốc chi bản dã, uy hành chi đạo giả, công danh chi tổng dã, vương công do chi sở dĩ đắc thiên hạ dã, bất do sở dĩ vẫn xã tắc dã.'(Lễ chẳng những làm cho nước trị, dân yên mà còn làm cho nước trở nên phú cường, làm cho các vương công lấy được thiên hạ, uy danh lừng lẫy nữa).

Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì 'Lễ nghĩa dĩ vi kỷ. Dĩ chính quân thần, dĩ đốc phụ tử, dĩ mục huynh đệ, dĩ hòa phu phụ, dĩ thiết chế độ, dĩ lập điền lý, dĩ hiền trí dũng, dĩ công vi kỷ'. Án theo lý giải của Thẩm Mặc, đó là lấy lễ làm cương, có thể xây dựng xã hội trật tự ổn định, khiến mọi người hiểu được địa vị thế nào, tôn ti, trưởng ấu, thân sơ hữu biệt, cũng yêu cầu hành vi của mọi người phù hợp với thân phận của họ ở trong gia tộc cùng địa vị xã hội, chính trị, thân phận bất đồng có hành vi chuẩn mực bất đồng, đây là Lễ.

Cho nên nói, Lễ và Lễ trị, là nền tảng và hành vi chuẩn tắc cho cấu trúc của xã hội nho gia này, mà Lễ bộ, là bộ môn tối cao để quản lý và thực hiện Lễ chế của một quốc gia, tầm quan trọng của nó không cần nói cũng hiểu. Cũng chính bởi vì Lễ bộ thượng thư đều tinh thông lễ pháp một quốc gia, cũng có kinh nghiệm Lễ trị phong phú, cho nên mới trở thành điều kiện tiền đề để nhập các làm tướng.

Cho nên nói, khi Viên Vĩ ốm chết, dưới tình thế nội các độc tướng, Nghiêm Nột hầu như nhất định sẽ trở thành Đại học sĩ, bởi vậy Viên bộ đường về công về tư cũng không quá quan tâm đến sự vụ hằng ngày của Lại bộ rồi.

Về phần người đứng thứ hai Lý Xuân Phương, phụ trách việc quan hệ với phiên bang và ngoại quốc, đây cũng coi như một bộ phận của Lễ, miễn cưỡng xưng là 'ngoại Lễ', nhưng Đại Minh lãnh thổ mênh mông, từ trước đến nay chỉ đem con mắt đặt ở thân mình, cho nên tầm quan trọng của nó còn xa mới đánh đồng được với 'nội Lễ', thậm chí có thể nói là không được coi trọng. Nhưng bởi vì sau khi Viên Vĩ chết Lý Xuân Phương liền trở thành người viết thanh từ tốt nhất, hoàng đế giây lát không rời khỏi hắn, cho nên cũng chỉ có thể nhận việc này cho có, nhưng nếu có ngoại sự thì vẫn phải nhờ Thẩm Mặc hỗ trợ.

Còn lại đều là việc của Thẩm Mặc, hoặc là nói, hầu như toàn bộ sự vụ của Lễ bộ bỗng chống đặt hết lên vai y. Ngoại trừ phải quản lý bao quát các cấp khoa cử khảo thí, cơ cấu trường học toàn quốc ở bên trong Quốc Tử Giám, Thứ Thường quán, các cấp châu phủ huyện học, y còn kiêm Hàn Lâm học sĩ. . . Thẩm Mặc vốn định từ cái chức này, nhưng Nghiêm Nột không tiếp, Lý Xuân Phương cũng không tiếp, nên cuối cùng y đành phải gánh hết.

Thẩm Mặc xem như là đã nhìn ra, hai vị Hàn Lâm quan xuất thân này cũng lười cực kỳ, thờ phụng chính là bộ vô vi nhi trị của Hoàng lão chi đạo*. Về phần bản thân, mặc dù mấy năm nay không làm chính sự, nhưng sớm trong năm kiếm được cái danh 'kiền lại'(quan lại làm việc lão luyện), lại còn trong lần Nam tuần biểu hiện quá đặc sắc, lần này rơi vào trong tay họ, đó còn không phải là đứa đầy tớ vào nhà địa chủ, không dùng ngươi thì dùng ai?
(*Một lưu phái tư tưởng chính trị, triết học thời Chiến quốc)

Nếu như chỉ những thứ này thì cũng thôi, Thẩm Mặc đã rảnh mấy năm nay, từ lâu xương cốt cũng rã ra rồi, huống chi phía dưới còn có nhiều ti, sở, cục, có rất nhiều lang trung, chủ sự, viên ngoại lang nghe hắn sai phái, hà tất phải chuyện gì cũng tự mình đi làm? Vừa lúc sở trường của y chính là điều phối chỉ huy, bất kể việc có phức tạp bao nhiêu,, đều có thể tầng tầng lột kén, trật tự rõ ràng phân phối xuống, dù cho sự tình có nhiều cũng không làm lỡ về nhà ăn cơm.

~~

Nhiêu điều này cũng không nói rõ trong lòng Thẩm Mặc sẽ không phiền, mà ngược lại, gần đây y tương đối phiền, rất bực trong người, cực bị đè nén. . . Chỉ là chưa bao giờ treo trên mặt mà thôi. Mà ngọn nguồn y phiền não lại đến từ một nha môn đã từng cao thượng vô cùng, hiện tại đành phải làm môn hạ của Lễ bộ -- Tông Nhân Phủ.

Tông Nhân Phủ là nha môn chưởng quản thư tịch và biên tu văn thư hoàng tộc, chuyên quản sự vụ tông phiên của hoàng tộc. Năm thứ 3 Hồng Vũ, theo Nguyên chế thiết lập Đại Tông chính viện, hai năm đổi tên thành Tông Nhân Phủ. Thiết lập Tông nhân lệnh, tả, hữu Tông chính, tả hữu Tông nhân, cũng chính nhất phẩm, do thân vương đảm nhiệm. . . Tiện thể nhắc tới, về sau Thành tổ Chu Lệ chỉ có thể ở trong đó đảm nhiệm hữu Tông chính. Thế mới biết, ban đầu địa vị của nó hiển hách thế nào.

Nhưng đừng sùng bái nó, nó chỉ là một truyền thuyết, trải qua Tĩnh Nan chi dịch*, hữu Tông chính năm đó lên làm hoàng đế, mà người vốn là hoàng đế là Chu Duẫn Văn thì hạ lạc không rõ, quan hệ khăng khít trong hoàng tộc không còn tồn tại nữa, thay vào đó là giám thị đề phòng, chèn ép kiềm chế. Cho nên lúc này, Tông Nhân Phủ, một cơ cấu có địa vị cao thượng, có thể hiệu lệnh hoàng tộc, thậm chí vung tay múa chân đối với hoàng đế tự nhiên trở thành cái đinh trong mắt, cái gai trong thịt hoàng đế, nhất định phải làm suy yếu nó.
(*sự kiện Yến Vương Chu Đệ soán ngôi đoạt quyền)

Bắt đầu từ Chu Lệ, lịch đại hoàng đế đầu tiên là xoá bỏ quy định thân vương lĩnh Tông Nhân Phủ sự, sửa thành huân cựu ngoại thích* lĩnh Tông Nhân Phủ sự, sau đó càng trực tiếp quy Tông Nhân Phủ thuộc Lễ bộ quản lý, triệt để trừ khử cỗ thế lực siêu nhiên này thành vô hình.
*cựu thần bên ngoại có công trạng

Giờ thì hoàng đế đã yên tâm, nhưng các đường quan của Lễ bộ thì loạn tâm. . .. . . Tông Nhân Phủ quản là cái gì? Tôn thất đó! Những người này mặc dù không có quyền lực gì, nhưng đều tự cho mình là hậu duệ thiên hoàng quý tộc, tính khí lớn, kiểu cách lớn, hỏa khí thì càng lớn hơn -- bởi vì trải qua hơn 100 năm điều kiện hậu đãi sinh sôi nảy nở, nhân số tôn thất cũng đã gấp mấy nghìn lần so với khi khai quốc, nhưng quốc gia vẫn phải phụng dưỡng, áp lực to lớn đối với tài chính thậm chí vượt quá cả quân phí.

Đổi thành ai làm hoàng đế, nghĩ đến chuyện này cũng đều muốn chửi vào mặt tổ tiên Chu Nguyên Chương, dù cho đó là tổ tiên của họ. Chính sách *** chó này quả thật là quá *** chó. Càng oái ăm đó là, có *** chó thì nó cũng là tổ chế, muốn sửa lại cũng không có cửa.

Cho nên lịch đại hoàng đế và đại thần của họ đều tận sức cắt giảm chi tiêu tại phương diện này, mặc dù không thể gióng trống khua chiêng tước phiên, nhưng có thể làm lẻ tẻ, tích tiểu thành đại mà. Tỷ như nói, chỉ cần thân vương, quận vương không có con, vừa chết sẽ trừ phiên, phạm vào tội cũng sẽ bị trực tiếp giáng làm thứ dân trừ phiên, thậm chí ngay cả bình thường có thể kế thừa vương vị cũng bị vô cớ kéo dài mấy năm, bởi vì thủ tục không hoàn thành thì sẽ không cần phát bổng lộc. . . Về phần phụng quốc, trấn quốc, phụ quốc tướng quân cùng các trung úy ngay cả đất phong cũng không có thì càng không có bảo đảm rồi, mấy việc lề mề, cắt lương gạo phát sinh thường xuyên, đổi là ai cũng phải oán khí tận trời.

Nói thật thì hiện tại Tông Nhân Phủ chỉ là thứ để cho các tôn thất trút giận, là cái thùng để giận cá chém thớt, mỗi ngày đều có người ở đó vỗ bàn chửi bới, một lời không hợp liền thượng cẳng chân hạ cẳng tay, thậm chí còn làm ầm ĩ lên. Nhưng ngươi lại đánh không được, mắng cũng không được, chỉ có thể cười chịu tội, dỗ dành các vị đại gia này. Mức độ phiền muộn có thể nói thiên hạ nha môn nhất tuyệt.

Có bộ môn khó hài hòa như thế tự nhiên không thể đặt ở trong nha môn Lễ bộ, cho nên Tông Nhân Phủ cũng không nằm trong con hẻm Đông Giang Mễ, mà là bị đẩy đến trong con hẻm Nam Đại Cát ở Thái Thị khẩu phía nam Tuyên Vũ môn, có thể nói mắt không thấy tâm không phiền.

Việc khiến người chát ghét như vậy Nghiêm Nột và Lý Xuân Phương, nhị vị 'tiên trưởng' tự nhiên sẽ không đi quản, khi dễ Thẩm Mặc mới đến, không khỏi phân trần liền đặt lên vai y.

Quan hơn một cấp ép chết người, bản thân lại mới đến, Thẩm Mặc chỉ có thể cười khổ tiếp nhận củ khoai phỏng tay này, miễn cưỡng cũng có thể ứng phó được.

Tuy nhiên tổng thể mà nói, dưới tình huống lúc đó cả triều thần hồn nát thần tính, quan viên ăn bữa hôm lo bữa mai, ba vị trưởng quan nhân hậu này đã dựng lên một cảng tránh gió ấm áp cho quan viên Lễ bộ, giúp cho họ dù trước kia là phe cánh nào cũng có thể tránh thoát khỏi đợt tẩy trừ của Từ các lão, quả thật là thế ngoại đào nguyên mà người người ước ao.
Mùa đông năm Gia Tĩnh thứ 42. Chỉ chớp mắt Thẩm Mặc đã đến Lễ bộ đi làm, đã hơn hai tháng ở chung với thủ trưởng đồng liêu, cũng cực kỳ hòa hợp.

Thật ra muốn không hòa hợp cũng khó, bởi vì Lễ bộ thượng thư Nghiêm Nột cùng tả thị lang Lý Xuân Phương đều là người tốt bụng mà triều đình đều biết, cộng thêm Thẩm Mặc, hữu thị lang từ trước đến nay tính tình luôn tốt. Có ba vị đường quan này tọa trấn, trong nhất thời trên dưới Lễ bộ hoà hợp êm thấm, được các kinh quan xưng là 'Bồ tát mãn đường', tuy có ý trêu tức nhưng cũng quả thực đã thành nơi mà trung hạ tầng quan viên hướng tới.

Đương nhiên, Lễ bộ có thể hoà hợp êm thấm cũng có quan hệ tới chức trách của nó -- đại thể phân làm ba bộ phận, một là phụ trách kiểm tra cát, gia, quân, tân, hung ngũ lễ, đây cũng là căn nguyên cái danh Lễ bộ, hai là quản lý sự vụ trường học cùng cuộc thi khoa cử toàn quốc, ba là phụ trách các chuyện thăm viếng của các nước chư hầu cùng ngoại quốc. Đều là những việc nhã nhặn đến cực điểm, cho nên mới có thể bảo trì tâm bình khí hòa.

Nếu như đổi thành Công bộ phụ trách công trình toàn quốc, hoặc là Hộ bộ phụ trách thuế ruộng thu chi, hoặc là Hình bộ phụ trách luật pháp toàn quốc, Lại bộ phụ trách nhậm miễn quan lại, Binh bộ phụ trách quân sự toàn quốc, lại hoặc là Đô Sát viện chuyên môn cáo trạng buộc tội. . . Ngươi dù có muốn tâm bình khí hòa cũng không thể được.

Trong tam đại khối sự vụ của Lễ bộ, Nghiêm Nột nắm toàn cục, chủ quản 'Lễ' nghi, đây cũng là điểm cực kỳ quan trọng trong công tác của Lễ bộ, cũng không thể xem thường những thứ mà hậu thế xem ra vô dụng, bởi tại niên đại này, lễ, là gốc rễ để lập quốc!

[Lễ Ký] có viết: 'Lễ giả quân chi đại bính dã. . . Sở dĩ trị chính an quân dã', Sư Phục nói: 'Lễ dĩ thể chính', Khổng Tử nói: 'Vi quốc dĩ lễ', Án Anh nói: 'Lễ chi khả dĩ vi quốc dã cửu hĩ', Dẫn từ [Tả Truyện] Quân tử nói: 'Lễ kinh quốc gia, định xã tắc', Nữ Thúc Tề nói: 'Lễ sở dĩ thủ kỳ quốc, hành kỳ chính lệnh, vô thất kỳ dân giả dã' Tuân Tử nói: 'Quốc chi mệnh tại lễ'.

Có thể nói, tư tưởng lấy lễ trị thiên hạ đã thâm nhập nhân tâm, mọi người tin tưởng vững chắc 'Quốc chi trì loạn hệ vu lễ chi hưng phế' (trị loạn của quốc gia quan hệ ở Lễ hưng hay phế). Cho nên Tuân Tử nói: 'Lễ giả trị biện chi cực dã, cường quốc chi bản dã, uy hành chi đạo giả, công danh chi tổng dã, vương công do chi sở dĩ đắc thiên hạ dã, bất do sở dĩ vẫn xã tắc dã.'(Lễ chẳng những làm cho nước trị, dân yên mà còn làm cho nước trở nên phú cường, làm cho các vương công lấy được thiên hạ, uy danh lừng lẫy nữa).

Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì 'Lễ nghĩa dĩ vi kỷ. Dĩ chính quân thần, dĩ đốc phụ tử, dĩ mục huynh đệ, dĩ hòa phu phụ, dĩ thiết chế độ, dĩ lập điền lý, dĩ hiền trí dũng, dĩ công vi kỷ'. Án theo lý giải của Thẩm Mặc, đó là lấy lễ làm cương, có thể xây dựng xã hội trật tự ổn định, khiến mọi người hiểu được địa vị thế nào, tôn ti, trưởng ấu, thân sơ hữu biệt, cũng yêu cầu hành vi của mọi người phù hợp với thân phận của họ ở trong gia tộc cùng địa vị xã hội, chính trị, thân phận bất đồng có hành vi chuẩn mực bất đồng, đây là Lễ.

Cho nên nói, Lễ và Lễ trị, là nền tảng và hành vi chuẩn tắc cho cấu trúc của xã hội nho gia này, mà Lễ bộ, là bộ môn tối cao để quản lý và thực hiện Lễ chế của một quốc gia, tầm quan trọng của nó không cần nói cũng hiểu. Cũng chính bởi vì Lễ bộ thượng thư đều tinh thông lễ pháp một quốc gia, cũng có kinh nghiệm Lễ trị phong phú, cho nên mới trở thành điều kiện tiền đề để nhập các làm tướng.

Cho nên nói, khi Viên Vĩ ốm chết, dưới tình thế nội các độc tướng, Nghiêm Nột hầu như nhất định sẽ trở thành Đại học sĩ, bởi vậy Viên bộ đường về công về tư cũng không quá quan tâm đến sự vụ hằng ngày của Lại bộ rồi.

Về phần người đứng thứ hai Lý Xuân Phương, phụ trách việc quan hệ với phiên bang và ngoại quốc, đây cũng coi như một bộ phận của Lễ, miễn cưỡng xưng là 'ngoại Lễ', nhưng Đại Minh lãnh thổ mênh mông, từ trước đến nay chỉ đem con mắt đặt ở thân mình, cho nên tầm quan trọng của nó còn xa mới đánh đồng được với 'nội Lễ', thậm chí có thể nói là không được coi trọng. Nhưng bởi vì sau khi Viên Vĩ chết Lý Xuân Phương liền trở thành người viết thanh từ tốt nhất, hoàng đế giây lát không rời khỏi hắn, cho nên cũng chỉ có thể nhận việc này cho có, nhưng nếu có ngoại sự thì vẫn phải nhờ Thẩm Mặc hỗ trợ.

Còn lại đều là việc của Thẩm Mặc, hoặc là nói, hầu như toàn bộ sự vụ của Lễ bộ bỗng chống đặt hết lên vai y. Ngoại trừ phải quản lý bao quát các cấp khoa cử khảo thí, cơ cấu trường học toàn quốc ở bên trong Quốc Tử Giám, Thứ Thường quán, các cấp châu phủ huyện học, y còn kiêm Hàn Lâm học sĩ. . . Thẩm Mặc vốn định từ cái chức này, nhưng Nghiêm Nột không tiếp, Lý Xuân Phương cũng không tiếp, nên cuối cùng y đành phải gánh hết.

Thẩm Mặc xem như là đã nhìn ra, hai vị Hàn Lâm quan xuất thân này cũng lười cực kỳ, thờ phụng chính là bộ vô vi nhi trị của Hoàng lão chi đạo*. Về phần bản thân, mặc dù mấy năm nay không làm chính sự, nhưng sớm trong năm kiếm được cái danh 'kiền lại'(quan lại làm việc lão luyện), lại còn trong lần Nam tuần biểu hiện quá đặc sắc, lần này rơi vào trong tay họ, đó còn không phải là đứa đầy tớ vào nhà địa chủ, không dùng ngươi thì dùng ai?
(*Một lưu phái tư tưởng chính trị, triết học thời Chiến quốc)

Nếu như chỉ những thứ này thì cũng thôi, Thẩm Mặc đã rảnh mấy năm nay, từ lâu xương cốt cũng rã ra rồi, huống chi phía dưới còn có nhiều ti, sở, cục, có rất nhiều lang trung, chủ sự, viên ngoại lang nghe hắn sai phái, hà tất phải chuyện gì cũng tự mình đi làm? Vừa lúc sở trường của y chính là điều phối chỉ huy, bất kể việc có phức tạp bao nhiêu,, đều có thể tầng tầng lột kén, trật tự rõ ràng phân phối xuống, dù cho sự tình có nhiều cũng không làm lỡ về nhà ăn cơm.

~~

Nhiêu điều này cũng không nói rõ trong lòng Thẩm Mặc sẽ không phiền, mà ngược lại, gần đây y tương đối phiền, rất bực trong người, cực bị đè nén. . . Chỉ là chưa bao giờ treo trên mặt mà thôi. Mà ngọn nguồn y phiền não lại đến từ một nha môn đã từng cao thượng vô cùng, hiện tại đành phải làm môn hạ của Lễ bộ -- Tông Nhân Phủ.

Tông Nhân Phủ là nha môn chưởng quản thư tịch và biên tu văn thư hoàng tộc, chuyên quản sự vụ tông phiên của hoàng tộc. Năm thứ 3 Hồng Vũ, theo Nguyên chế thiết lập Đại Tông chính viện, hai năm đổi tên thành Tông Nhân Phủ. Thiết lập Tông nhân lệnh, tả, hữu Tông chính, tả hữu Tông nhân, cũng chính nhất phẩm, do thân vương đảm nhiệm. . . Tiện thể nhắc tới, về sau Thành tổ Chu Lệ chỉ có thể ở trong đó đảm nhiệm hữu Tông chính. Thế mới biết, ban đầu địa vị của nó hiển hách thế nào.

Nhưng đừng sùng bái nó, nó chỉ là một truyền thuyết, trải qua Tĩnh Nan chi dịch*, hữu Tông chính năm đó lên làm hoàng đế, mà người vốn là hoàng đế là Chu Duẫn Văn thì hạ lạc không rõ, quan hệ khăng khít trong hoàng tộc không còn tồn tại nữa, thay vào đó là giám thị đề phòng, chèn ép kiềm chế. Cho nên lúc này, Tông Nhân Phủ, một cơ cấu có địa vị cao thượng, có thể hiệu lệnh hoàng tộc, thậm chí vung tay múa chân đối với hoàng đế tự nhiên trở thành cái đinh trong mắt, cái gai trong thịt hoàng đế, nhất định phải làm suy yếu nó.
(*sự kiện Yến Vương Chu Đệ soán ngôi đoạt quyền)

Bắt đầu từ Chu Lệ, lịch đại hoàng đế đầu tiên là xoá bỏ quy định thân vương lĩnh Tông Nhân Phủ sự, sửa thành huân cựu ngoại thích* lĩnh Tông Nhân Phủ sự, sau đó càng trực tiếp quy Tông Nhân Phủ thuộc Lễ bộ quản lý, triệt để trừ khử cỗ thế lực siêu nhiên này thành vô hình.
*cựu thần bên ngoại có công trạng

Giờ thì hoàng đế đã yên tâm, nhưng các đường quan của Lễ bộ thì loạn tâm. . .. . . Tông Nhân Phủ quản là cái gì? Tôn thất đó! Những người này mặc dù không có quyền lực gì, nhưng đều tự cho mình là hậu duệ thiên hoàng quý tộc, tính khí lớn, kiểu cách lớn, hỏa khí thì càng lớn hơn -- bởi vì trải qua hơn 100 năm điều kiện hậu đãi sinh sôi nảy nở, nhân số tôn thất cũng đã gấp mấy nghìn lần so với khi khai quốc, nhưng quốc gia vẫn phải phụng dưỡng, áp lực to lớn đối với tài chính thậm chí vượt quá cả quân phí.

Đổi thành ai làm hoàng đế, nghĩ đến chuyện này cũng đều muốn chửi vào mặt tổ tiên Chu Nguyên Chương, dù cho đó là tổ tiên của họ. Chính sách *** chó này quả thật là quá *** chó. Càng oái ăm đó là, có *** chó thì nó cũng là tổ chế, muốn sửa lại cũng không có cửa.

Cho nên lịch đại hoàng đế và đại thần của họ đều tận sức cắt giảm chi tiêu tại phương diện này, mặc dù không thể gióng trống khua chiêng tước phiên, nhưng có thể làm lẻ tẻ, tích tiểu thành đại mà. Tỷ như nói, chỉ cần thân vương, quận vương không có con, vừa chết sẽ trừ phiên, phạm vào tội cũng sẽ bị trực tiếp giáng làm thứ dân trừ phiên, thậm chí ngay cả bình thường có thể kế thừa vương vị cũng bị vô cớ kéo dài mấy năm, bởi vì thủ tục không hoàn thành thì sẽ không cần phát bổng lộc. . . Về phần phụng quốc, trấn quốc, phụ quốc tướng quân cùng các trung úy ngay cả đất phong cũng không có thì càng không có bảo đảm rồi, mấy việc lề mề, cắt lương gạo phát sinh thường xuyên, đổi là ai cũng phải oán khí tận trời.

Nói thật thì hiện tại Tông Nhân Phủ chỉ là thứ để cho các tôn thất trút giận, là cái thùng để giận cá chém thớt, mỗi ngày đều có người ở đó vỗ bàn chửi bới, một lời không hợp liền thượng cẳng chân hạ cẳng tay, thậm chí còn làm ầm ĩ lên. Nhưng ngươi lại đánh không được, mắng cũng không được, chỉ có thể cười chịu tội, dỗ dành các vị đại gia này. Mức độ phiền muộn có thể nói thiên hạ nha môn nhất tuyệt.

Có bộ môn khó hài hòa như thế tự nhiên không thể đặt ở trong nha môn Lễ bộ, cho nên Tông Nhân Phủ cũng không nằm trong con hẻm Đông Giang Mễ, mà là bị đẩy đến trong con hẻm Nam Đại Cát ở Thái Thị khẩu phía nam Tuyên Vũ môn, có thể nói mắt không thấy tâm không phiền.

Việc khiến người chát ghét như vậy Nghiêm Nột và Lý Xuân Phương, nhị vị 'tiên trưởng' tự nhiên sẽ không đi quản, khi dễ Thẩm Mặc mới đến, không khỏi phân trần liền đặt lên vai y.

Quan hơn một cấp ép chết người, bản thân lại mới đến, Thẩm Mặc chỉ có thể cười khổ tiếp nhận củ khoai phỏng tay này, miễn cưỡng cũng có thể ứng phó được.

Tuy nhiên tổng thể mà nói, dưới tình huống lúc đó cả triều thần hồn nát thần tính, quan viên ăn bữa hôm lo bữa mai, ba vị trưởng quan nhân hậu này đã dựng lên một cảng tránh gió ấm áp cho quan viên Lễ bộ, giúp cho họ dù trước kia là phe cánh nào cũng có thể tránh thoát khỏi đợt tẩy trừ của Từ các lão, quả thật là thế ngoại đào nguyên mà người người ước ao.

Nhưng có câu là, thường đứng bên cạnh sông, đâu thể không bị ướt giầy. Đến tháng chạp, Thẩm Mặc vẫn bị kéo đến nơi đầu sóng ngọn gió, 'đầu sỏ gây nên' chính là bạn tốt đồng niên của y, công thần Lâm Nhuận, người đã tố giác Y Vương.

Bởi vì tất cả đều ngồi ở chỗ sáng, Gia Tĩnh không có cách nào khác tham ô công lao của hắn, lại còn thêm hắn là đồng niên với Thẩm Mặc, tự nhiên cũng là học sinh của Từ các lão rồi, cho nên trên lần đề bạt sau tẩy trừ, sẵn có trực danh Nam Kinh hữu Thiêm đô ngự sử Lâm Nhuận lại được đình thôi làm Đô Sát viện tả phó Đô ngự sử, trở thành người đứng thứ ba trong hệ thống Ngôn quan. . . Tiện thể đưa ra một câu, Trâu Ứng Long là hữu phó Đô ngự sử, còn ở dưới hắn.

Địa vị được tiến cao, Lâm Nhuận sĩ khí đại chấn, sau khi vào kinh không lâu sau liền thượng một bản sớ [Nghị tông phiên lộc mễ], sớ này vừa công bố khắp thiên hạ, liền như hòn đá to rơi vào nước, kích lên một cột sóng cao!

Đại ý của đạo tấu sớ này là: 'Thiên hạ hiện nay việc cực kỳ suy bại mà lại rất khiến người lo lắng, không gì bằng tông phiên! Bởi vì hiện nay tôn thất đông đúc, lương gạo đã gấp mấy trăm lần so với quá khứ, hằng năm khó có thể duy trì. Như Hà Nam Khai Phong, trong năm Hồng Vũ chỉ có một Chu vương phủ, tới đầu năm Gia Tĩnh quận vương đã tăng lên 39, tướng quân tới ngoài 500, trung úy, nghi tân không tính hết, đưa ra một phủ mà biết cả thiên hạ. Nay cách đầu năm Gia Tĩnh đã hơn 40 năm, số lượng tăng thêm bao nhiêu không khó tính ra.', chính là trực tiếp nã pháo với tông thất phiên vương, trực chỉ thiên hạ đệ nhất đại tệ!

Đến tột cùng tệ nạn này nghiêm trọng tới trình độ nào chứ? 'Tính theo tài phú thiên hạ hàng năm cung cấp cho kinh sư 400 vạn thạch lương thực, mà lương gạo cho vương phủ các nơi lại đạt tới 853 vạn thạch, gấp đôi số lương của kinh sư. Như gạo dự trữ của Sơn Tây là 152 vạn thạch, lương gạo lại là 312 vạn thạch, gạo dự trữ của Hà Nam 84,3 vạn thạch, lương gạo vương phủ 192 vạn thạch. Lấy hai tỉnh này để suy ra, cho dù toàn bộ thuế ruộng thu được cũng không đủ cung cấp cho phân nửa lương gạo của vương phủ, huống hồ lại lộc(bổng lộc của quan), quân lương cũng phát từ trong đó. Bởi vậy hình thành trên quận vương còn được hưởng thụ đầy đủ, tướng quân trở xuống thì không thể tự mưu sinh, cơ hàn khốn nhục là thế tất phải đến. Quan lại khốn tại nan cung, tông phiên khổ tại bất cấp. Vì vậy nghị luận sôi nổi mà vẫn chưa thể kết luận được.' nói cách khác, toàn bộ thu nhập của quốc gia phải có hơn phân nửa cung cấp cho vương phủ, mà ngự dụng, lại lộc cùng quân lương, những mặt chính cần chi tiêu của quốc gia thì chỉ có thể tạm thích ứng trong phân nửa còn lại. Quốc gia có thể nào không bị vắt kiệt đến cực điểm chứ?

Nhưng làm sao giải quyết đây? Lâm Nhuận nói 'Thần cho rằng nên lệnh đại thần và Khoa đạo tập hợp thương nghị tại triều đình, sau đó ban luận cho chư vương để chỉ ra với thế cùng tệ cực này không thể không thông suốt. Lệnh Hộ bộ tính toán hết số lượng thuế, lấy 10 năm làm chuẩn, ước chừng phí dụng dự trữ bao nhiêu cho binh hoang, quyên miễn, vương phủ phong thêm bao nhiêu, lương gạo và các loại phí bao nhiêu, lệnh tông phiên phải biết thuế nhập hữu hạn, mà phí xuất vô cùng, cùng đưa ra kế sách khắc phục hậu quả, sau đó thông qua tập hợp chúng luận, mời hoàng thượng định đoạt, coi là luật lệ muôn đời không đổi.'

Hắn cũng không có biện pháp tốt, chỉ kiến nghị mọi người cùng nhau khai hội giải quyết. . .

Có lẽ Gia Tĩnh bị tôn thất sắp đặt một lần, suýt nữa mất cả tính mệnh nên cũng muốn tàn nhẫn trị đàn mọt này, cho nên liền đem tấu chương của Lâm Nhuận công khai phát ra trong triều, mệnh bách quan tiến hành thảo luận, để xem ai có biện pháp tốt. Mà bên kia, các tôn thất phiên vương cũng không phải mặc cho người xâu xé, đều phái người vào kinh hoạt động, kiên quyết chống lại loại 'đảo hành nghịch thi'* không thể tha thứ này.
*Làm điều trái ngược luân thường.

Mà Tông Nhân Phủ xem như ràng buộc giữa triều đình và tôn thất đương nhiên đã thành tiêu điểm chú mục của mọi người, ở vào hoàn cảnh hết sức vi diệu.

Mấy ngày nay, Thẩm Mặc đã liên tiếp tiếp đãi hơn mười bên hoàng thất tông thân. . . Không có hoàng mệnh, phiên vương không được rời khỏi đất phong, nhưng điều này không trở ngại họ phái con cháu đến kinh thành chạy vạy liên lạc. Những thế tử gia này phổ biến tính tình không tốt, không thấy chính chủ đành phải trút giận đến quan viên của Tông Nhân Phủ, trắng trợn đánh chửi làm nhục, chỉ sợ không gây lớn chuyện được.

Không có biện pháp, Thẩm Mặc đành phải tự mình đứng ra trấn an đám đại gia này, hết mời ăn cơm đến mời xem kịch, lúc này mới không bị đốt nha môn.

- Thiếu tông bá, tiếp tục như vậy không được đâu. - Theo Thẩm Mặc đi tới Lễ bộ, đã thăng nhiệm viên ngoại lang, Vương Khải Minh mày ủ mặt ê nói: - Đám đại gia kia xài tiền ghê quá, mới vài ngày thôi mà phí chiêu đãi của chúng ta cũng đã thấy đáy rồi.

- Vấn đề tiền không cần quan tâm.

Tay Thẩm Mặc đang cầm một hoài lô(lò sưởi mini), ánh mắt chăm chú vào một quyển sách, thờ ơ nói:
- Trước tiên cứ trấn an tụi đó mới là đệ nhất.

- Sao hả, ngài tính tự bỏ tiền lo việc này? - Vương Khải Minh cũng biết, trong nhà vị này rất có tiền.

- Nghĩ hay lắm, nhà ta không còn buôn bán, miệng ăn núi lở, nào có thừa cơm mà phát cho họ. - Thẩm Mặc nhắm mắt lại: - Ứng trước phát ra số lương gạo cuối năm của họ.

- Ôi, đến lúc đó không phải sẽ náo loạn lên? - Vương Khải Minh ngạc nhiên nói: - Cái này của ngài gọi là, uống rượu độc giải khát.

- Ít nói nhảm. - Thẩm Mặc đặt xuống cái hoài lô, lật một tờ rồi nói: - Xe đến núi ắt có đường, đến lúc nào thì tính lúc đó.

- Được, dù sao thì cũng là ngài định đoạt. - Vương Khải Minh đáp ứng, lại chuyển một đề tài nói: - Đại nhân, mấy ngày nay người phía dưới đều đang cầu hạ quan, thương lượng gì với ngài. . .

- Chuyện gì? - Thẩm Mặc cầm bút lên chép cái gì từ trong sách, vẫn không ngẩng đầu lên.

- Là như thế này, mùa đông năm nay lạnh khác thường, còn chưa đến tháng chạp mà đã rơi mấy trận tuyết rồi, giá củi cũng tăng lên chóng mặt. - Vương Khải Minh nhỏ giọng nói: - Các huynh đệ muốn hỏi một chút, có thể phát thêm chút phiếu củi được không, cho dù phát ít tiền cũng được.

Phiếu củi là một loại phúc lợi của quan viên, chính là củi bằng phiếu lĩnh số lượng nhất định, hơn nữa là củi quan chất lượng rất cao.

- Tính toán cũng khá đấy. - Thẩm Mặc tỉnh bơ nói: - Cái gì đáng giá thì muốn cái đó. . .

- Hì hì
Vương Khải Minh thản nhiên cười nói:
- Ngài cũng không thể nhìn các huynh đệ bị lạnh mà.

- Ừm, biết rồi. - Thẩm Mặc rốt cuộc ngẩng đầu liếc hắn một cái: - Nhưng chuyện này ta không làm chủ được, phải được bộ đường đại nhân nói mới tính, đợi có cơ hội ta sẽ nói với bộ đường đại nhân, để xem có được hay không.

- Ngài đừng chối từ nha. . .

Vương Khải Minh ỷ vào là cựu thần tử của y, cứ dây dưa nói:
- Bớt chút lương gạo của tôn thất ngài cũng không thương lượng cùng bộ đường, sao phát chút phiếu củi cho chúng tôi còn cần phải thương lượng.

- Hay cho tên Vương Khải Minh nhà ngươi, cất minh bạch giả hồ đồ đúng không? - Thẩm Mặc lại không nhìn hắn nữa, tiếp tục viết chữ: - Nhanh cút đi, đừng ở chỗ này chướng mắt.

Cái trước là chịu tiếng xấu thay cho người khác, cái sau là bán ân tình, tính chất có thể như nhau sao?

Vương Khải Minh bất đắc dĩ thở dài, thầm nghĩ, hiện tại đại nhân càng lúc càng không dễ nói chuyện rồi, đâu giống hồi xưa, cầu xin tí là được. Hắn đành phải ủ rũ thi lễ xin cáo lui, sau khi trở về mấy ngày đều trốn mọi người, chỉ sợ họ hỏi chuyện phiếu củi.

Ai ngờ mới qua hai ngày, các đồng liêu của Lễ bộ liền tìm tới hắn, cũng không phải vấn tội, mà là liên tiếp nói cảm ơn. Vương Khải Minh vừa hỏi, thì ra buổi sáng bộ đường đại nhân qua phát cho 5000 cân phiếu củi. . . Lễ bộ vốn đã ít người, nhiêu đây cũng đủ dùng qua mùa đông rồi. Nghiêm bộ đường còn nói cho bọn họ, 5000 cân phiếu củi này là Thẩm thị lang dùng quan hệ mua của ti Tích tân trong nội đình với giá phải chăng đấy.

Vương Khải Minh thấy khó hiểu, thầm nghĩ đại nhân hà tất phải làm vậy, làm hại mình mấy ngày không dám gặp người khác.

Hắn đang nghĩ ngợi thì có người gọi hắn nói:
- Lão Vương, thiếu tông bá gọi ngươi đấy.

Hắn vội vàng vui vẻ qua phòng Thiêm áp của Thẩm Mặc, vẻ mặt cung kính nói:
- Thiếu tông bá, ngài tìm tiểu nhân ạ.

- Ừm,
Thẩm Mặc gật đầu nói:
- Giúp ta phát mấy cái thiệp mời, đêm nay ta muốn mời khách.

- Vâng.
Bình Luận (0)
Comment