[Quyển 3] Ninh Thư - Rất Là Lập Dị

Chương 560

Sáng dậy chưa được ăn cơm, Ninh Thư mua cái bánh nướng ven đường, ăn xong lại gánh thùng đi bán tiếp. 

Ninh Thư rất không tự tin vào đậu hôm nay cô làm, chỗ đậu còn thừa cô định mang về ép ráo nước làm đậu phụ khô cho Chúc Tư Viễn nghiến răng. 

Ninh Thư ghé vào bưu điện xem có thư hay điện báo của Chúc Nghiên Thu hay không. Nhân viên bưu chính quen mặt Chúc Tố Nương, nhìn thấy Ninh Thư đã gọi: “Hôm nay có điện báo của Tố Nương đấy.” 

Ninh Thư: →_→ 

Lại đòi tiền, đòi cái má mày, Chúc Nghiên Thu chính là tay đòi nợ chính hiệu. 

Ninh Thư trả tiền điện báo rồi xem nội dung. Chúc Nghiên Thu nói trời trở lạnh, Thượng Hải vừa lạnh vừa giá, cậu ta cần mua áo khoác. 

Tóm lại là cần tiền. 

Ra ngoài bưu điện, Ninh Thư xé vụn điện báo của Chúc Nghiên Thu. Cho mày chết rét, cầm tiền mồ hôi nước mắt của bà để đi bao gái, ra vẻ ta đây lắm tiền với bạn bè à, cút giùm. 

Ninh Thư bỏ tiền bán đậu hôm nay ra mua một con vịt quay, sang tiếp quầy thịt mua một cân thịt và nửa cân xương. 

Ở nhà dăm bữa nửa tháng không có món mặn, trong khi Chúc Nghiên Thu liên tục ra vào nhà hàng đồ Tây ăn uống dưới ánh nến. 

Ninh Thư gánh thùng về nhà, Chúc Tư Viễn ba tuổi đang chơi trong sân. Bà Chúc ngồi dưới mái hiên vừa trông cháu vừa khâu đế giày. 

Chúc Tư Viễn ùa qua đón Ninh Thư, Ninh Thư hạ gánh bế Chúc Tư Viễn, bảo bối của Chúc Tố Nương. 

Chúc Tư Viễn không mấy có da có thịt, tóc hơi ngả vàng, xem chừng bị thiếu dinh dưỡng. May mà thỉnh thoảng Chúc Tố Nương vẫn luộc trứng cho con, hoặc không sẽ cho con uống sữa đậu nành trong khi làm đậu. 

Có thể nói cả nhà đồng tâm hiệp lực nuôi Chúc Nghiên Thu, bị Chúc Nghiên Thu bóc lột thậm tệ. 

Bà Chúc bỏ giày xuống, qua thấy vẫn còn đậu trong thùng lại còn mua thịt, mua vịt quay, bà chau mày: “Sao vẫn chưa bán hết đậu?” 

Ninh Thư nói: “Con định làm đậu phụ khô cho Tư Viễn ăn.” 

“Sao mua nhiều đồ lãng phí thế này.” Bà Chúc nói: “Tiền học của Nghiên Thu đắt lắm.” 

“Con biết liệu chừng mà u.” Ninh Thư xách thùng vào bếp. 

Bà Chúc không có ý kiến nữa, bà tự vào bếp nấu cơm. Một cân thịt nướng với lá mơ dậy mùi béo ngậy thơm nức mũi. Ninh Thư nuốt ực nước miệng, cô thèm quá. 

Bà Chúc còn thái miếng vịt quay để ăn kèm với bánh tráng. Cũng không lạ gì, từng là phu nhân nhà giàu nên biết cách ăn. 

Ninh Thư bón canh xương, ít thịt nướng cho Chúc Tư Viễn. 

Ninh Thư ăn dính mỡ quanh mồm, bà Chúc cũng ăn nhồm ăn nhàm, không quan trọng thể diện. 

Món ngon bày trước mắt, thức ăn trên bàn đều được hai lớn một bé quét sạch. Lâu quá rồi không ăn đồ mặn, cả nhà đều thèm ăn. 

Ăn xong bà Chúc vẫn ngồi trên ghế, Ninh Thư chủ động dọn dẹp chén bát. 

Bà Chúc hỏi Ninh Thư: “Nghiên Thu có gửi thư không?” 

Ninh Thư vừa rửa bát vừa nói: “Không có u ạ, chắc là mấy hôm nữa.” 

Bà Chúc lại nói: “Trời lạnh rồi, u may cho Nghiên Thu hai đôi giày, may xong con mang ra bưu điện gửi cho Nghiên Thu nhé.” 

Bà Chúc may giày bông khá đẹp, đường chỉ thẳng đều nhưng có gửi đến Chúc Nghiên Thu cũng không đi. 

Ninh Thư dạ vâng, lại nhìn quần áo cũ rích Tư Viễn đang mặc. Cô định mua vải bông về may quần áo cho con, không thì đông đến chết rét mất. 

Ninh Thư sẽ không ăn uống hà tiện để tiết kiệm tiền cho Chúc Nghiên Thu như Chúc Tố Nương, cô chỉ để đó vỗ béo cho thằng con thôi. 

Chúc Nghiên Thu cũng khổ, tự sinh con tự nuôi con, nuôi cả thằng bố nó luôn, cả cái nhà sống nhờ cô ấy. Mẹ kiếp, Chúc Nghiên Thu được cái tích sự gì? 

Chúc Nghiên Thu công thành danh toại, Chúc Tố Nương chẳng được nhờ, cô ấy vẫn bị ruồng rẫy vì đôi chim kia mới chung chí hướng. 

Bà Chúc cứ lải nhải không biết bao giờ có tin của Chúc Nghiên Thu. Thật ra bà Chúc đến bưu điện hỏi thăm sẽ biết nhưng bà Chúc hiếm khi ra khỏi nhà. Hai mẹ con nhà này đều sợ đối diện với hiện thực, cần ra ngoài làm gì đó bà Chúc đều sai Chúc Tố Nương. 

Chúc Nghiên Thu nhỉnh hơn, biết xính ngoại để trấn an niềm tin. 

Ninh Thư đè ván lên đậu, đặt vật nặng chặn ván để ép hết nước. Xong xuôi mới vào phòng Chúc Tố Nương, lấy hộp để trong ngăn kéo sơ sài ra. Hộp đựng tiền giấy và đồng bạc, tổng cộng có hai mươi mấy đồng bạc. 

Tất cả là tiền dành dụm sau khi chi tiêu dè sẻn từ bán đậu vất vả của Chúc Tố Nương. Hai mươi mấy đồng bạc là khoản tiền khá lớn, khoản tiền này đủ cho một nhà sống no đủ. 

Lần cuối Chúc Tố Nương gửi tiền là nửa tháng trước, Chúc Nghiên Thu ngày càng chăm đòi tiền, chắc là đã có tiến triển với Phương Phỉ Phỉ. 

Thanh niên yêu đương tốn kém lắm, thích chi nhiều tiền chỉ để thoả mãn cảm xúc. 

Ninh Thư cất thêm tiền hôm nay vào, cô mệt gần chết vì bán đậu, chớm nghĩ đưa tiền vất vả cả ngày cho Chúc Nghiên Thu thôi mà cô đã khó thở rồi. 

Cô phải đẩy nhanh tiến độ tiết kiệm để mẹ con cô có cuộc sống khấm khá, no cái bụng đã rồi tính làm chuyện khác sau. 

Ninh Thư cần phải đi xay đậu, đẩy cối xay mệt bở hơi tai, không có thời gian nghỉ. Ninh Thư mệt không thiết sống, vừa đẩy cối vừa gật gù. 

Cơ thể này không được khoẻ, chưa bốn mươi đã chết vì làm lụng quá vất vả. Nói chung có rảnh phải luyện Tuyệt Thế Võ Công. 

Nếu biết đến thời dân quốc loạn lạc thì cô đã mua súng tự vệ. 

“U ơi, bà… bà ngã, nằm ở đất.” Chúc Tư Viễn chạy vào, băng qua ngưỡng cửa còn ngã ra đất, vội vàng gọi Ninh Thư. 

Chúc Tư Viễn nói chưa sõi nhưng Ninh Thư vẫn hiểu bà Chúc ngã. 

Ninh Thư đi lên nhà chính đã thấy bà Chúc ngã ra đất, mặt tái mét, mắt nhắm nghiền, trông vô cùng nguy hiểm. 

Ninh Thư định bế bà Chúc lên giường nhưng quá sức, cô nói với Tư Viễn: “Tư Viễn ngoan, u đi gọi người, con trông bà nhé đừng chạy linh tinh.” 

Ninh Thư chạy ngay ra ngoài nhờ các bác các cô hàng xóm cùng bế bà Chúc lên giường. 

Cô gọi phụ nữ để tránh tị hiềm. Bà Chúc là goá phụ, trong nhà không có đàn ông, có đàn ông vào nhà dễ bị đồn bậy. 

Mặc dù mọi người đã tiếp thu tư tưởng bình đẳng giới nhưng tư tưởng phong kiến ăn sâu vào máu, vùng quê này vẫn rất hà khắc với phụ nữ. 

Có các bác các cô giúp bế bà Chúc lên giường, Ninh Thư lại nhờ họ trông bà Chúc và con nhỏ một lúc để cô đi mời thầy lang. 
Bình Luận (0)
Comment