[Quyển 3] Ninh Thư - Rất Là Lập Dị

Chương 561

Ninh Thư chạy đến quầy thuốc gọi thầy lang, dẫn thầy lang chạy hộc tốc về nhà. Bà Chúc vẫn chưa tỉnh, thầy lang bắt mạch cho bà. 

Ninh Thư đứng bên giường nắm tay Tư Viễn. Nếu cốt truyện không có gì thay đổi, bà Chúc sẽ không vượt qua được mùa đông này. 

“Thầy ơi u con sao rồi ạ?” Ninh Thư hỏi thầy lang. 

Thầy lang dừng bắt mạch, lắc đầu: “Không phải bệnh nặng gì, chỉ bị khủng hoảng, lo nghĩ nhiều quá, bớt lo nghĩ là được.” 

Ninh Thư cảm ơn rồi gửi tiền khám bệnh. 

Nói thẳng ra bệnh của bà Chúc là nghĩ quá nhiều. Bà Chúc là người phụ nữ quanh góc nhà chính hiệu, bà ta vẫn luôn sống trong hoang mang sau khi ông Chúc chết. Lại thêm con trai không ở bên, không có đàn ông đựa dẫm. 

Ninh Thư lắc đầu, bà Chúc yếu đuối quá. 

Chúc Tố Nương chiều chuộng, không khiến bà Chúc làm việc nặng, cuối cùng lại để bà Chúc rảnh quá nghĩ nhiều. 

Ninh Thư gửi mỗi hàng xóm mấy cái đậu với ý cảm ơn. Các bác các cô cầm đậu cười ha ha, dặn Ninh Thư có việc gì cứ gọi họ. Ninh Thư liên tục cảm ơn. 

Ninh Thư ngồi bên giường bắt mạch cho bà Chúc, kết quả cũng như thầy lang nói. Ninh Thư lặng người, bà Chúc mắc tâm bệnh. 

Bà Chúc tỉnh dậy nhìn thấy Ninh Thư ngồi bên giường bèn hỏi: “U sao thế?” 

“U không sao hết, chỉ không được khoẻ cần ăn nhiều hơn thôi.” Ninh Thư nói qua qua: “Thầy lang có kê đơn, u uống thuốc sẽ khoẻ lại.” 

Bà Chúc muốn ngồi dậy, Ninh Thư đỡ bà, bà mệt mỏi: “Không cần uống thuốc, để tiền đó cho Nghiên Thu.” 

Từ cổ chí kim ốm đau là điều đáng sợ nhất vì ốm đau tốn rất nhiều tiền. 

Chúc Tố Nương vẫn chăm lo cho bà Chúc. Làm lụng vất vả cả ngày nhưng vẫn chăm sóc bà Chúc đau ốm. Tiền thuốc của bà Chúc, tiền học phí của Chúc Nghiên Thu đều đè nặng lên vai Chúc Tố Nương. 

“Không sao đâu u, có tiền mua thuốc cho u mà.” Ninh Thư nói: “Mai con làm nhiều đậu hơn.” 

Bà Chúc thở dài: “U biết u thế nào, con gửi điện báo cho Nghiên Thu bảo nó về thăm nhà đi.” 

Ninh Thư dạ vâng, đi ra bưu điện gửi điện báo cho Chúc Nghiên Thu. Gửi cũng bằng hoà, Chúc Nghiên Thu lấy lý do bận học sẽ không về. Chúc Tố Nương liên tục gửi điện báo cho cậu ta nhưng Chúc Nghiên Thu không cả hồi đáp. 

Bà Chúc một mực muốn gặp con trai, lúc nào cũng ngước ra cửa chờ nhưng Chúc Nghiên Thu không về. Chúc Nghiên Thu khi ấy đang bận tham gia vào đội thanh niên xung phong, xuống đường biểu tình chấn hưng dân tộc Trung Hoa. 

Gửi điện báo cho Chúc Nghiên Thu xong, Ninh Thư mua thuốc theo đơn cho bà Chúc. Chúc Tố Nương trong cốt truyện dù khổ trăm bề vẫn không bỏ rơi mẹ chồng, Chúc Tố Nương rất được lòng dân ở đây, cô nổi tiếng là cô con dâu hiền thảo nhưng Chúc Nghiên Thu vẫn bỏ rơi Chúc Tố Nương. 

Ninh Thư không định làm hỏng tiếng thơm ấy, thời này đặt nặng danh tiếng phụ nữ, dù sau có đối địch với Chúc Nghiên Thu thì mình vẫn có lý. 

Cô sẽ không gửi tiền cho Chúc Nghiên Thu, ở nhà có hai mươi đồng bạc lại thêm tiền bán đậu mỗi ngày đủ để cả nhà có của ăn của mặc. 

Ninh Thư cầm thuốc về sắc cho bà Chúc. Thấy Ninh Thư về, chuyện đầu tiên bà Chúc hỏi là đã gửi điện báo cho Chúc Nghiên Thu chưa, Ninh Thư nói gửi rồi. 

Bà Chúc ngày nhớ đêm mong con trai, bao năm qua nhờ một mình Chúc Tố Nương chăm sóc nhưng bà ta không quan tâm, chỉ khéo nịnh vì cũng chẳng hại gì. 

Trước khi chết vẫn nắm tay Chúc Tố Nương bảo con là con dâu hiền thảo của họ Chúc, hy vọng sau này hai đứa có cuộc sống khá giả, bà ở dưới suối vàng cũng yên tâm. Bà ta nói thế có mà sợ bà ta chết rồi, Chúc Tố Nương không nuôi Chúc Nghiên Thu nữa, vậy nên sắp chết vẫn lừa Chúc Tố Nương. 

Chúc Tố Nương cảm động, chỉ cần nhận được lời khích lệ dù chỉ cỏn con của bà Chúc, cũng đủ để cô ra sức cố gắng vì cái nhà này. Bà Chúc chết, Chúc Tố Nương vẫn tiếp tục bán đậu nuôi Chúc Nghiên Thu. 

Ninh Thư sắc thuốc cho bà Chúc, thấy Tư Viễn nhìn mình, Ninh Thư bèn đưa đậu phụ khô cho con ăn. Chúc Tư Viễn cầm đậu phụ khô ăn ngon lành. 

Cô cần cải thiện bữa cơm, cần ăn no mặc ấm sống hạnh phúc. 

Nhắc mới nhớ Chúc Nghiên Thu vẫn chưa gặp con trai lần nào. Cái tên Chúc Nghiên Thu này đã làm mới nhân sinh quan của Ninh Thư đấy. Vợ đẻ không về, mẹ chết không về, có công danh mới về cộc mấy cái đầu trước mộ mẹ, rớt hai giọt nước đái mèo đã xem như làm tròn đạo hiếu? 

Ninh Thư đưa thuốc cho bà Chúc: “U uống nhân lúc còn nóng đi.” 

Thuốc đen rất đắng, bà Chúc cố uống, vị đắng ngắt lưỡi làm bà nhớ lại ngày nào: “Ngày còn ở nhà to, ngày nào cũng được ăn mứt quả…” 

Ninh Thư nhìn bà Chúc, mứt quả là quà vặt của nhà giàu, đắt hơn thịt. Tình hình nhà họ Chúc hiện giờ không mua nổi mứt quả. 

“Hay Tố Nương đi mua mứt quả cho u nhé?” Ninh Thư làm bà Chúc hơi dao động, song bà lại nói: “Thôi con ạ, nhà có bao nhiêu tiền đâu còn phải gửi cho Nghiên Thu rồi mua thuốc nữa, không ăn mứt quả không chết được.” 

Ninh Thư chỉ vâng rồi không nhắc nữa. 

Hôm sau bán hết đậu rồi cô vào cửa hàng quà vặt mua một ít mứt quả, mua thêm cho Chúc Tư Viễn ít quả óc chó ăn bổ não. 

Ninh Thư muốn vỗ béo Chúc Tư Viễn. Cô ở đây khổ trăm bề Chúc Nghiên Thu cũng chẳng thấy cũng chẳng quan tâm. Không được phép bỏ bê bản thân vì Chúc Nghiên Thu. 

Ninh Thư mua mứt còn nói với chủ quán rằng u chồng uống thuốc sợ đắng nên mua cho u ít mứt. 

Cô là con dâu hiền thục, chịu thương chịu khó, bỏ thêm ít tiền hiếu thuận cũng chẳng sao. Mà cô cũng muốn ăn thử mứt quả. 

Bà Chúc uống thuốc xong, Ninh Thư đưa mứt quả cho bà. Bà Chúc vui lắm nhưng vẫn trách: “Sao mua đồ đắt thế này, lãng phí quá.” 

“Con biết liệu mà u, hôm nay nhiều đậu hơn hôm qua nên bán được thêm ít tiền.” Ninh Thư trả lời. 

Bà Chúc thả mứt quả vào miệng, nhắm mắt hưởng thụ hương vị ngày xưa. Bà ta cất hết mứt quả, không định cho Ninh Thư ăn thử. 

Ninh Thư bĩu môi, may mà cô có chừa lại cho con một ít. 

Bà Chúc cũng ích kỷ thôi. 

Bà Chúc ốm nên Chúc Tư Viễn ngủ với Ninh Thư. Cô ru Chúc Tư Viễn ngủ rồi khoanh chân luyện Tuyệt Thế Võ Công trên giường. Cô cần có sức mạnh bảo vệ mình và con khi loạn đến. 
Bình Luận (0)
Comment