Sáp Huyết

Chương 372

Bao Chửng trầm mặc một lát mới nói:

- Người phụ nữ đó chính là vợ của Chủng Thế Hành, còn hai đứa nhỏ đó chính là con trai của Chủng Thế Hành, thằng lớn tên Chủng Ngạc, thằng nhỏ là Chủng Chẩn.

Cả cung điện đột nhiên tĩnh lặng. Ngay cả đám người Vương Củng Thần, Văn Ngạn Bác cũng mặt mày biến sắc.

Bọn họ vừa lật đổ được Trương Kháng, Đằng Tử Kinh, lại muốn ép Địch Thanh cáo lão về quê. Còn đang chuẩn bị ra tay với Chủng Thế Hành, một lưới toàn thắng thì đột nhiên lại nghe được tin Chủng gia nghèo khó nhưng vậy, trong lòng cũng không khỏi có chút xúc động.

Triệu Trinh im lặng một lát rồi hỏi:

- Sau đó thì sao?

Bao Chửng nói:

- Đêm đó thần ra ngoài sân thì thấy Chủng Ngạc và Chủng Chẩn đang ngồi ở đó. Thần định nhân lúc người phụ nữ kia không chú ý cho Chủng Ngạc năm lượng bạn. Thần nhận ân huệ của người ta nên rất muốn báo đáp, nhưng không ngờ người phụ nữ kia nhất quyết không chịu nhận mà chỉ nói rằng người khác gặp nạn ra tay cứu giúp là chuyện đương nhiên, không cần báo đáp. Thần không còn cách nào khác đành bảo bọn trẻ nhận lấy số bạc đó. Không ngờ Chủng Ngạc đĩnh đạc nói một câu khiến thần không thể nào quên.

Triệu Trinh hỏi:

- Nó nói gì vậy?

Từ lúc vào trong cung điện, Bao Chửng luôn làm như không nhìn thấy Địch Thanh vậy, mãi tới bây giờ y mới nhìn sang phía Địch Thanh, hùng hồn nói:

- Chủng Ngạc nói với thần rằng, Địch Thanh vì bách tính Tây Bắc mà vào sinh ra tử, cứu người vô số nhưng từ trước tới giờ chưa bao giờ cần báo đáp, chúng cháu chỉ làm được chút chuyện nhỏ thế này nào dám mong người báo đáp?

Lời vừa nói ra, xung quanh lặng lẽ như tờ.

Đám người Vương Củng Thần vốn chỉ chăm chăm gây sự, nhưng giờ nghe thấy như vậy, nhìn sang Địch Thanh cũng cảm thấy có chút không tự nhiên. Vẻ mặt đám người Âu Dương Tu có thần sắc hẳn lên. Phạm Trọng Yêm lại vừa kiêu ngạo vừa thương tâm.

Chỉ có Địch Thanh là vẫn đờ đẫn đứng ở đó giống như là không nghe thấy gì vậy. Nhưng không biết là vì sao mà khóe mắt lại ướt ướt. Địch Thanh không phụ bách tính Tây Bắc, thì ra bách tính ở Tây Bắc xưa nay vẫn không hề quên hắn.

Mãi lâu sau, Bao Chửng mới nói tiếp:

- Thần nghe Chủng Ngạc nói như vậy cảm thấy vô cùng xấu hổ đành lấy lại số bạc đó. Thần hỏi Chủng Ngạc nó và đệ đệ ngồi ở đó làm gì thì nó nói rằng nó và đệ đệ đang đợi sao băng.

Triệu Trinh liếc mắt nhìn Địch Thanh hiếu kỳ nói:

- Nó đợi sao băng để làm gì?

Bao Chửng nói:

- Có truyền thuyết nói rằng nếu như nhìn thấy sao băng mà kịp thời ước nguyện thì ước nguyện sẽ trở thành hiện thực.

Triệu Trinh ở trong cung đã lâu, đây là lần đầu tiên y nghe thấy truyền thuyết như vậy, y chợt nói:

- Chủng Ngạc đợi sao băng để ước nguyện sao? Nó muốn ước cái gì?

Bao Chửng nói:

- Đếm đó nó không đợi được sao băng nhưng nó đã nói ước nguyện của nó cho thần nghe.

Ngừng một lát, Bao Chửng chậm rãi nói:

- Nó muốn ước cho mình nhanh chóng trưởng thành, giống như Địch tướng quân, chống lại người Hồ, bảo vệ đất nước.

Triệu Trinh liếc nhìn Địch Thanh một cái, lần này y không hỏi thêm điều gì cả. Các thần tử trên điện tuy nhiều nhưng không ai có thể chấp nhận được chuyện này.

Trầm mặc một lát, Bao Chửng nói:

- Thật ra không chỉ có Chủng Ngạc có ước nguyện, Chủng Chẩn cũng có nguyện vọng của mình.

Triệu Trinh nói:

- Ước nguyện của Chủng Chẩn có liên quan gì tới Địch Thanh sao?

Thật ra Triệu Trinh cũng chẳng có ấn tượng gì với Chủng Thế Hành, nhưng chỉ vừa nghe chuyện của Chủng Ngạc, Chủng Chẩn thì ấn tượng của Hoàng thượng đối với Chủng Thế Hành lại hoàn toàn thay đổi. Y cũng hiểu được ý của Bao Chửng, gia đình Chủng Thế Hành nghèo khó như vậy, cho dù có lạm dụng chút công quỹ thì cũng là có lý của y.

Bao Chửng lắc đầu, y một lần nữa giơ đôi giày rơm ra nói:

- Nguyện vọng của Chủng Chẩn có liên quan tới đôi giày rơm này. Nó nói chân của nó dài rất nhanh, đôi giày vải năm ngoái giờ đã không đeo vừa rồi, giờ nó chỉ có thể đeo giày rơm, hơn nữa lại còn là một đôi giày rơm rách mướp. Nếu như nó có thể nhìn thấy sao băng nó sẽ xin ông trời cho nó một đôi giày rơm mới. Nếu như trước năm mới mà có được một đôi giày vải mới thì quả thật là quá vui mừng rồi.

Giọng Bao Chủng nói rất bình thản nhưng quần thần trong triều nghe thấy trong lòng không khỏi cảm thấy chua xót.

Những quan viên trong triều này phần lớn đều là hạng người có cuộc sống xa hoa, cả ngày chỉ biết tới ngắm hoa ngâm từ, xuân nhã thu sầu, họ nào có bao giờ nghĩ tới Chủng Chẩn thân là con của Chủng Thế Hành mà ngay cả đôi giày vải cũng là một điều xa xỉ.

Phạm Trọng Yêm thầm thở dài, trong lòng nghĩ mỗi lần nhìn thấy Chủng Thế Hành thường thấy y lề mề lôi thôi. Nhưng khi giao nộp quân trang đồ đạc thì lại chưa từng chậm chạp bao giờ. Ông vẫn luôn cho rằng Chủng Thế Hành bất cần đời, cho rằng Chủng Thế Hành kinh thương hữu thuật nhưng nào ngờ mỗi một xu tiền đều là tiền mô hôi sương máu của y?

Vương Củng Thần thấy Triệu Trinh dáng vẻ ủ dột, y liếc mắt nhìn đôi giày rơm trên tay Bao Chủng rồi tiến lên nói:

- Khởi bẩm Hoàng thượng, nếu những lời Bao Chửng nói là thật thì chuyện Chủng Thế Hành bị cáo buộc tham ô công quỹ là có hiểu lầm.

Trung Thừa của Ngự sử đài mà lại chủ động nói đỡ cho Chủng Thế Hành khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Không ngờ Bao Chửng nói:

- Không hề có hiểu nhầm, Chủng Thế Hành đích thật là có lạm dụng công quỹ.

Lời Bao Chửng vừa nói ra, mọi người ai nấy đều vô cùng ngạc nhiên, trong lòng thầm nghĩ Bao Chứng hao tổn bao nhiêu tâm huyết nói ra chuyện này chẳng phải là vì muốn giải vây cho Chủng Thế Hành sao. Nếu Vương Củng Thần đã tỏ thái độ như vậy rồi, Bao Chửng đánh nhẽ nên dừng lại cho chuyện này qua đi, không ngờ Bao Chửng lại vẫn kết luận Chủng Thế Hành lạm dụng công quỹ. Vậy thì những nỗ lực vừa rồi của y chẳng phải là vô ích sao?

Triệu Trinh cũng vô cùng kinh ngạc, y trầm mặc một lát rồi nói:

- Bao khanh gia, ngươi có ý gì?

Bao Chửng chần chừ hồi lâu mới nói:

- Hồi bẩm Hoàng thượng, thật ra Chủng Thế Hành xin thần tố cáo chuyện y tham ô công quỹ.

Mọi người kinh ngạc, không ai hiểu Bao Chửng đang nói gì cả. Địch Thanh thất thanh nói:

- Tại sao hắn lại làm vậy? Chuyện này vốn chẳng liên quan gì tới hắn cả.

Địch Thanh đã buông xuôi mọi chuyện rồi nhưng khi nghe thấy Chủng Ngạc nhắc tới mình thì không khỏi cảm thấy biết ơn, cảm ơn Chủng Ngạc đã tin tưởng hắn như vậy. Nghe thấy Bao Chửng nói như vậy, Địch Thanh đã hiểu được dụng ý của Chủng Thế Hành.

Mọi người trong triều ai nấy đều trở nên hồ đồ, không hiểu chuyện gì cả, duy chỉ có Địch Thanh là hiểu được hết dụng ý của Chủng Thế Hành. Vừa nghĩ tới khuôn mặt xanh xao, chế nhạo đó Địch Thanh lại không khỏi cảm động.

Triệu Trinh cũng không hiểu đầu cua tai nheo thế nào, y chần chừ nói:

- Bao khanh gia, Trẫm hồ đồ rồi. Chủng Thế Hành tại sao lại bảo khanh cáo buộc hắn?

Trong lòng y thì nghĩ, chuyện này bị người khác tố lên, né tránh còn không kịp. Chủng Thế Hành cũng thật là kỳ quái, lại còn xin Bao Chửng cáo buộc y? Ccho dù Chủng Thế Hành không xin thì người muốn cáo buộc hắn còn không ít sao? Nghĩ tới đây, Triệu Trinh lại liếc mắt nhìn đám người Ngự sử đài.

Đám quan của Ngự sử đài ai nấy đều cúi đầu không nói gì, quả thật khó hiểu.

Khuôn mặt nghiêm nghị của Bao Chửng đột nhiên tỏ ra tôn kính, y thong thả nói:

- Ban đầu thần cũng không hiểu tên Chủng Thế Hành này lắm, chỉ là phụng chỉ điều tra mà thôi. Sau này khi gặp được Chủng Ngạc và Chủng Chẩn mới cho rằng mình cũng có một chút hiểu biết về tên Chủng Thế Hành này, không ngờ y lại khác xa hơn thần tưởng rất nhiều.

Bao Chửng suy nghĩ rất lâu mới nói ra được câu này, biết được Triệu Trinh sẽ không hiểu nên y bèn giải thích:

- Mãi mấy ngày sau đó thần mới gặp Chủng Thế Hành. Y vừa gặp thần đã biết được thần tới để điều tra chuyện công quỹ, y nói y sớm đã biết sẽ có ngày này rồi.

Triệu Trinh nhíu mày liếc mắt nhìn quần thần, ai nấy đều gục đầu xuống không biết trong lòng đang nghĩ gì.

- Chủng Thế Hành nói, từ khi hắn phụng thánh chỉ bắt đầu tu sửa thành Thanh Giản, hắn đã nghĩ tới sẽ có ngày hôm nay rồi. Hắn nói hắn không sợ….

Bao Chửng tỏ vẻ ưu tư, y thở dài một tiếng rồi nói:

- Chủng Thế Hành nói gió cát Tây Bắc khổ sở, bách tính ở đây còn khổ hơn cả gió cát. Nếu như theo lẽ thường thì việc tu sửa thành Thanh Giản cũng chẳng mất tới dăm ba năm, nhưng có quá nhiều người không đợi được. Năm đó thành Thanh Giản không có nước, nếu như đào không được nước thì cả tòa thành sẽ trở thành hoang phế. Y đã bỏ ra một trăm ki cát đá để cổ vũ cho bách tính đào giếng. Nếu như báo chuyện này lên cho triều đình, cho dù có phê thì cũng phải đợi vài năm, lão bách tính ở Tây Bắc lại không đợi được lâu như vậy.

Triệu Tring nghe xong, y trầm ngâm, trong lòng thầm nghĩ quân Đại Tống điều động không nhanh nhạy, vũ trang cũng không được tu sửa, tình hình kinh tế vùng Tây Bắc khó khăn, tất cả những điều này Phạm Trọng Yêm đã nói qua rồi. Chỉ có điều Phạm Trọng Yêm không nói rõ ràng tỉ mỉ tới như vậy.

Các quan thần trong triều, kể cả một thiên tử như y cũng luôn nghĩ rằng Phạm Trọng Yêm chỉ là nói quá lên mà thôi, bây giờ tất cả mọi người đều đã biết được nếu không phải Chủng Thế Hành tu sửa thành Thanh Giản thì đại cục của Đại Tống hiện giờ đã khác rồi, có thể giữ được Diên Châu hay không cũng chưa nói chắc được chứ đừng nói tới thu hồi lại được trại Kim Minh, cầu hòa với Nguyên Hạo.

Bao Chửng vẫn giữ giọng nói điềm tĩnh, những chuyện y nói ra cũng rất đời thường nhưng ai biết được ẩn sâu bên trong những chuyện bình thường giản dị này lại có biết bao là gian khổ thăng trầm?

- Chuyện đào giếng là chuyện nhỏ nhưng Chủng Thế Hành nói rồi, vùng biên thùy có quá nhiều chuyện như thế này. Y từ trước tới giờ y vẫn luôn hết lòng lo lắng suy nghĩ cách để làm những chuyện nhỏ như vậy nên cũng không có cách nào ghi chép lại hết tất cả những chuyện đó lại để trình lên cấp trên xem. Tuy nhiên y cũng nói rằng mỗi xu tiền mà y dùng đều xứng đáng, y đều không cảm thấy hổ thẹn với lương tâm. Nếu như ban đầu thần chưa gặp người nhà của y thì thần cũng không thể tin được nhưng khi biết được Chủng Ngạc, Chủng Chẩn ngày này qua ngày khác đều bữa no bữa đói, thậm chí việc mua một đôi giày đối với Chủng Chẩn cũng là một ước nguyện xa vời. Đây là lần đầu tiên thần chưa điều tra đầu đuôi thần đã tin lời của Chủng Thế Hành rồi.

Nói đến đây, Bao Chửng ngừng lại một lát, y nhìn những quan viên khác trong Ngự sử đài, hỏi:

- Các ngài có tin không?
Bình Luận (0)
Comment