Sau Khi Địa Chủ Nhỏ Bị Ép Về Quê

Chương 54

Cơn mưa nhỏ ướt át mang đi không khí khô ráo và nóng bức, báo hiệu tiết trời đã vào thu.

Ngoài đồng được nhuộm một màu lúa chín vàng ươm, lương thực được gieo trồng vào mùa xuân hè nay đã cao lớn, thôn dân vội vã thu hoạch, chuẩn bị lương thực tích trữ cho mùa đông lạnh giá sắp tới.

Vào mùa thu còn phải nộp thuế thêm một lần nữa, bởi thế thôn dân càng trở nên nhiệt tình hơn.

Trời còn chưa sáng, tất cả nam nhân đều ra ngoài, người lên núi, kẻ ra đồng, hồ nước gần đây còn được xả nước lần nữa, để người dân xung quanh có thể bắt được hai mùa cá tôm.

Từ ca nhi, Trịnh ca nhi, còn có ba đứa nhỏ Triệu gia cũng vì ngày mùa tới mà tạm thời không đến học chữ, Lâm Thù Văn dần dần rảnh rỗi hơn trước kia.

Gà con cậu mua lúc đầu xuân nay đã lớn, gà mái bắt đầu đẻ trứng, mỗi lần có thể thu được bốn năm quả. Hai con ngỗng càng lớn càng trắng trẻo, mạnh mẽ, bộ dáng uy phong lẫm liệt, Lâm Thù Văn vẫn không định bán chúng đi, mà giữ lại để chúng canh cửa giữ nhà.

Nghiêm trạch có một nông viện rất lớn, Lâm Thù Văn tự mình đi vào, Nghiêm Dung Chi lại gọi người đến tạo một cái hồ nước ở vùng phụ cận sau núi.

Hồ nước sau núi đã được xây xong, Lâm Thù Văn không cần phải mỗi ngày mang ngỗng ra ngoài cho chúng bơi lội, chỉ cần dắt chúng đến hồ nước hai lần, ngỗng lớn có thể tự mình nhớ đường đi.

Vì thế, hai con ngỗng từ cửa sau ra ngoài, chơi bời ở hồ nước đủ rồi, đến giờ sẽ về.

******

Lâm Thù Văn ăn sáng xong, đến thư phòng luyện chữ một lát, vẽ mấy kiểu dáng mới cho cây trâm.

Vụ mùa của mùa thu năm nay rất bội thu, sổ sách mới được đưa vào Nghiêm trạch rất nhiều, đã chất chồng thành một đống trên bàn sách, tất cả đều cần Nghiêm Dung Chi phải tự mình lật xem.

Lâm Thù Văn viết chữ xong, thấy Nghiêm Dung Chi trong chốc lát sẽ không xem xong sổ sách, bèn dựa vào bàn nhắm mắt dưỡng thần, qua một lúc lại cầm bánh ngó sen gần đó ăn, vô thức ăn nhiều quá, bụng có hơi no.

Thế là cậu nảy ra ý định ra ngoài đồng đi dạo một chút.

Cậu nói: "Nghiêm Dung Chi, ta ra ngoài một chuyến."

Nghiêm Dung Chi nhìn cậu, Lâm Thù Văn lại nói: "Nhìn xem có thể giúp đỡ được gì không, ta sẽ về trước giờ cơm chiều."

Nghiêm Dung Chi gật đầu: "Được, đi đường cẩn thận."

Lại dặn dò: "Nếu trời mưa, ta sẽ đến đón em, không cần dầm mưa về, cứ ở trong nhà Mạc Bố chờ ta."

Lâm Thù Văn ngoan ngoãn đáp: "Ừm."

Nhà cũ Lâm gia đã mời thợ đến tu sửa, thợ thủ công ra vào liên tục, những người đó Lâm Thù Văn không quen biết, nên không bảo cậu đến đó chờ, để cậu đỡ phải thấy không được tự nhiên vì có người lạ.

Lúc ra cửa sắc trời rất đẹp, cuối thu mát mẻ, Lâm Thù Văn lập tức ra đồng, đến cánh đồng của mình trước, kéo chiếc xe đẩy tay tới để thu gom trái cây cùng rau dưa đã chín mấy ngày nay, cũng thu hoạch cả phần bên cạnh của Nghiêm Dung Chi, số lương thực thu được của cả hai người đủ cho cả một gia đình ăn no.

Rau dưa không để được lâu, có thể dùng muối ướp, làm thành dưa muối cùng dưa chua, ăn với cháo trắng cũng tương đối khai vị. Còn lại đều cầm đi cho gà và ngỗng ăn, đều là tự cung tự cấp.

Dưa có thể để lại lâu hơn, đến lúc đó sẽ cho người khác một ít, cũng không định mang đi bán.

Lâm Thù Văn thu được hai bó lương thực ở ngoài ruộng, rồi sang cánh đồng của nhà Mạc Bố, thấy cả nhà họ đều ở trên đồng thu hoạch.

Lúa vẫn chưa cắt hết, Lâm Thù Văn buông hai bó lương thực ra, cầm lấy lưỡi hái, đi xuống giúp bọn họ.

Trong thôn có mấy hộ trồng rất nhiều lúa, nếu chỉ dựa vào người trong nhà thì không thể thu hoạch xong được, còn phải bỏ tiền nhờ người tới giúp.

Lâm Thù Văn giúp nhà Mạc Bố thu lúa, tuy rằng cắt không nhiều lắm, nhưng cuối cùng cũng góp một phần sức lực, Mạc thẩm cùng Mạc Bố và cha của nó đều cảm thấy ngượng ngùng, chọn nửa giỏ khoai lang, bảo cậu lúc về thì mang theo.

Mạc thẩm vốn định chọn một sọt khoai lang, nhưng tay chân Lâm Thù Văn gầy yếu, đồ vật quá nặng sẽ thành gánh nặng đối với cậu, chọn lựa một hồi, đành chọn ra nửa giỏ khoai lang tím.

Sắc trời mùa thu mát mẻ, cắt lúa đến chính ngọ, Mạc Bố liền mang lúa thu hoạch được mấy ngày trước ra sân phơi, Lâm Thù Văn cũng đi theo.

Từ ca nhi và Trịnh ca nhi đều đang giúp gia đình phơi lúa, thấy Lâm Thù Văn đến, sôi nổi bước tới đón tiếp cậu.

Người lớn trong nhà của hai ca nhi lúc này cũng muốn đưa đồ ăn cho cậu, dù sao thì Lâm Thù Văn đã dạy bọn trẻ biết chữ, dù tiền thù lao cho không nhiều lắm, nhưng đồ ăn vẫn có để cho, đặc biệt là sau một vụ mùa bội thu, mỗi nhà đều lấy ra hai ba sọt đồ ăn ngon.

Lâm Thù Văn chỉ có một mình, không thể nhận nhiều quá, mọi người liền thương lượng mang về nhà giúp cậu.

Chỉ mới ra ngoài nửa ngày, Lâm Thù Văn đã mang theo bảy tám sọt lương thực quay về, quản sự gọi người hỗ trợ đem vào trong sân, rồi đón những người đi theo Lâm Thù Văn vào cửa, rót trà cho họ, còn mang mấy mâm bánh bao và điểm tâm ra mời.

Người tới cũng không ở lâu, ngồi một lát liền đi ngay, Lâm Thù Văn tiễn họ ra ngoài cửa lớn, đến khi mọi người đều đã đi xa rồi, mới hỏi quản sự: "Ông chủ Nghiêm còn bận không?"

Quản sự nói: "Chủ tử ở nhị viện, công tử có thể qua đó xem thử."

Trong giọng nói của quản sự ẩn giấu chút ý cười thần bí, Lâm Thù Văn cảm thấy là lạ, nhưng cũng không hỏi nhiều, nhanh chóng chạy tới nhị viện.

Đến đại sảnh thì thấy Nghiêm Dung Chi, đối phương thấy cậu, nét mặt dịu dàng, nói: "Lại đây, có đồ cho em."

Lâm Thù Văn nhớ tới thần sắc vừa rồi của quản sự, đến gần nói: "Nghiêm Dung Chi, sao chàng lại tặng đồ cho ta?"

Nghiêm Dung Chi mở rương ra, bên trong là một lớp lông chồn mềm mại trắng như tuyết.

"Bên dưới đưa nguyên liệu tới, đây là thứ tốt nhất năm nay thu được, định làm một bộ quần áo mùa đông cho em, thêm một chiếc áo choàng nữa."

Lâm Thù Văn duỗi tay, chạm đến lớp lông mềm mịn như nhung.

Nghiêm Dung Chi nhìn cậu, cười nói: "Ta chỉ muốn chăm sóc tốt cho em chút thôi, đừng suy nghĩ lung tung."

Lại nói: "Hiện giờ chúng ta tuy hai mà một, được chứ?"

Lâm Thù Văn ấp úng, cúi đầu nhìn chằm chằm xuống giày.

Một lúc lâu sau, cậu nói: "Ta cũng sẽ chậm rãi kiếm tiền, sẽ cố gắng học làm thêm nhiều thứ nữa."

Không thể cứ để Nghiêm Dung Chi lo liệu tất cả mọi thứ được.

Nghiêm Dung Chi nhẹ nhàng vuốt gáy cậu: "Được."

Lâm Thù Văn học cái gì, làm cái gì, Nghiêm Dung Chi không bao giờ ngăn cản. Chỉ sợ thiếu niên ốm yếu mệt mỏi, nên mới có hơi nghiêm khắc.

Lâm Thù Văn dựa gần Nghiêm Dung Chi, cánh tay đặt lên eo đối phương.

"Hôm nay ta vừa dậy, phát hiện hình như giường đã được thay đổi."

Nghiêm Dung Chi không phủ nhận.

Mà chiếc giường mới này, Nghiêm Dung Chi đã có ý định từ sớm khi thấy Lâm Thù Văn ngủ trên giường ván gỗ, dùng gỗ tốt thu hoạch trong năm nay để đóng một chiếc giường tặng cho cậu.

Hiện giờ hai người đã thành thân, giường mới liền biến thành giường tân hôn của hai người.

Lâm Thù Văn cọ trán vào cổ Nghiêm Dung Chi, nửa ngày không nói lời nào.

Biết cậu thẹn thùng, Nghiêm Dung Chi không tiếng động cười cười, vươn tay ôm người vào lòng, lòng bàn tay nhẹ nhàng x.oa n.ắn vòng eo nhỏ xíu.

"Còn đau nhức không?"

Lâm Thù Văn: "..."

Cậu ôm chặt lấy cổ nam nhân, há miệng cắn nhẹ một cái.

"Đừng hỏi, không đau nữa..."

Bởi vì là lần đầu, Nghiêm Dung Chi kiềm chế, chỉ quấn lấy Lâm Thù Văn một lần, xong việc còn nhanh chóng thoa thuốc cho cậu.

Hắn thấp giọng nói: "Lần này làm quen, lần sau sẽ không quá khó chịu nữa."

Lâm Thù Văn siết chặt cánh tay: "Lần sau?"

Còn ngơ ngác hỏi một câu: "Lần sau là khi nào?..."

Nghiêm Dung Chi bật cười: "Thù Văn muốn khi nào?"

Lâm Thù Văn đỏ mặt mím môi.

Giữa mày bỗng nhiên nóng lên, thì ra là nam nhân nghiêng đầu hôn cậu, từ vầng trán đến cánh môi, vừa kiên nhẫn vừa tỉ mỉ hôn từng chút.

Mới đầu cậu còn hoảng loạn, không biết làm sao, ngay cả môi cũng không biết nên cử động thế nào.

Nhưng mà nghĩ lại, người hôn mình là Nghiêm Dung Chi, liền từ từ hé môi, dùng đầu lưỡi tê dại li.ếm đối phương một cái, cổ vũ bản thân lấy hết can đảm học cách hôn môi, đón nhận sự thân mật của cả hai.

Lâm Thù Văn dựa vào lòng ng.ực Nghiêm Dung Chi, mơ mơ màng màng, ngay cả cổ áo đã mở ra lúc nào cũng không biết.

Bên cổ hơi đau, cậu nhịn không được mà thở nhẹ một hơi.

Nghiêm Dung Chi ngước đôi mắt thâm thúy lên, nhìn chăm chú vào vết đỏ tựa như hồng mai trên chiếc cổ trắng ngần của Lâm Thù Văn, rồi khép vạt áo lại cho cậu.

Ôm người ngồi trong lòng ng.ực một lát, Nghiêm Dung Chi nói: "Dùng cơm chiều trước đã."

Tác giả có lời muốn nói:

Không thể chỉ lo làm việc, việc người đã thành thân nên làm vẫn phải làm.

Bình Luận (0)
Comment