Sau Khi Ta Trọng Sinh, Di Nương Cũng Không Cần Thể Diện Nữa

Chương 3

Lần đó bà cũng không tranh cãi, chỉ với vẻ mặt chán chường nhìn về phía thiếu niên mà bà từng yêu. Cuối cùng, đích mẫu thay mặt giải quyết, phái bà đến trang viên để tự kiểm điểm. Dù sao bà cũng là cháu gái mà tổ mẫu đã trông nom từ nhỏ, nên khi bà rời đi, tổ mẫu vẫn ban cho nhiều vàng bạc: “Cuộc sống ở trang viên thiếu thốn, mang thêm ít tiền bên mình sẽ tiện lợi hơn.”

Nào ngờ bà chẳng thèm liếc mắt đến số bạc ấy, chỉ thu vén vài bộ áo cũ: “Ta không cần những thứ tầm thường của Hầu phủ. Cho dù rời đi, ta cũng phải giữ chút thể diện!”

Tổ mẫu chỉ biết im lặng… thật sự không hiểu thể diện của bà là gì nữa.

Tổ mẫu cứ ngỡ như vậy đã là đ.i.ê.n cuồng lắm rồi, nào ngờ bà còn muốn kéo theo ta! Chưa hết, bà còn không cho phép ta mang theo bất cứ thứ gì, ngay cả chiếc khóa trường mệnh ta đeo từ khi chào đời cũng không được: “Con là con gái của ta, tất nhiên ta đi đâu thì con cũng phải đi theo.

“Con mang theo tiền bạc làm gì? Chỉ khiến đám đàn bà trong Hầu phủ khinh rẻ chúng ta thêm thôi.”

Tổ mẫu vừa có chút tiến triển trong bệnh tình lại tức giận đến phát bệnh. Cả phủ đều bận rộn chăm sóc tổ mẫu, chẳng ai nhớ đến việc cứu ta - đứa con gái thứ xuất bị mụ đàn bà đ.i.ê.n bắt ép đi theo.

Chúng ta đến trang viên, bà ngày ngày ngồi bên cửa sổ buồn thương, thỉnh thoảng còn ngâm nga vài câu hát, nhớ về thiếu niên trong lòng. Không có tiền bạc, đến ăn uống cũng thành vấn đề, bà lại còn muốn có giấy bút để vẽ tranh, làm thơ!

Khi ấy ta mới năm tuổi, không biết làm gì. Nha hoàn Tâm Nhi của bà phải đi giặt đồ thuê cho người khác mới nuôi sống được cả ba. Ta không đành lòng, liền đi theo phụ giúp. Nước mùa đông lạnh như băng, chẳng bao lâu, tay của ta và Tâm Nhi đều sưng đỏ vì tê cóng. Còn bà thì chỉ vì tay có vài cái xước nhỏ mà khóc ròng cả đêm.

Nhà nông nào có tiền bạc gì nhiều, giặt đồ cả một ngày cũng chỉ đổi được ba cái bánh bột ngô. Thấy ta ăn ngấu nghiến, bà lại mắng: “Con ăn uống như vậy trông thật là thô lỗ! Tổ mẫu con dạy con như thế sao?”

Làm lụng cả ngày nên một cái bánh cũng chẳng thấm vào đâu, đói đến suýt chec, cần gì đến lễ nghi?

Có khi ta đói quá, phải đi tranh thức ăn với c.h.ó hoang, lúc thắng, lúc thua. Ta còn cố làm thân với các đại thẩm trong thôn, để họ thương tình mà cho ta thêm chút đồ ăn.

Mỗi lần mang thêm đồ ăn về, bà lại phê bình ta: “Lạc Tri, con mưu mô như vậy, thật chẳng có chút học thức nào. Con gái của ta không nên như thế!”

Học thức là gì? Có thể giúp ta no bụng sao?

Mùa đông năm thứ hai sau khi chúng ta đến đây, chúng ta đều không có áo bông mặc. Tâm Nhi khó khăn lắm mới kiếm được vài thước vải bông, định may cho ta một cái áo ấm. Vậy mà bà lại đem vải đi may áo cho Dịch thị vệ: “Tất cả là do ta liên lụy, khiến chàng bị đuổi khỏi Hầu phủ, nên ta phải để tâm đến chàng.”

Còn ta, đứa trẻ bị bà kéo theo chịu khổ không hiểu vì cớ gì, phải trải qua cả mùa đông trong cơn gió lạnh cắt da cắt thịt.

Chưa đầy ba năm, Tâm Nhi đã kiệt sức mà chec, trong khi Nhu di nương vẫn sống ung dung, ngón tay chưa từng chạm đến nước. Ngày Tâm Nhi qua đời, bà vẫn còn sai cô ấy ra ngoài tìm một ít hoa hồng để nhuộm móng tay cho mình.

Tâm Nhi cứ thế ngã xuống giữa đường, chec với đôi mắt khép hờ, thân thể cứng đờ chẳng còn hơi ấm.

Ta chạy về báo cho bà rằng Tâm Nhi đã chec. Bà chỉ sững lại một chút, rồi im lặng nhìn ra cửa sổ.

Ta: “?”

Tâm Nhi đã chec! Người đã hết lòng chăm sóc cho chúng ta đã chec! Một người có chút lương tri sẽ không thể giữ vẻ mặt ấy được.

Rất lâu sau, bà mới nhìn về hướng kinh thành, thì thầm: “Hầu gia, đây chính là điều chàng mong muốn phải không? Để ta phải cô độc, đến mức chỉ có thể làm con chim hoàng yến trong lồng của chàng.”

Bà quay lại hỏi ta: “Hoa hồng ta cần đâu?”

Ta: “?”

Giờ không phải nên lo chôn cất cho Tâm Nhi trước sao?

Ta không thể hiểu nổi bà nữa. Ta phải sang nhờ vị đại thẩm hàng xóm, để thẩm ấy gọi vài người giúp đào một cái hố và chôn cất Tâm Nhi qua loa. Ta không biết viết chữ, nên dùng bùn nặn một ngôi sao đặt trước mộ để dễ nhận ra khi đến thăm.

Sau cái chec của Tâm Nhi, cuộc sống của chúng ta càng thêm khốn khó. Trước đây mỗi ngày còn có bánh bột ngô ăn, giờ thì ba ngày chẳng có bữa nào là chuyện thường.

Ta còn nhỏ, giặt đồ không sạch, mấy đại thẩm trong thôn cũng không nhờ ta giặt nữa. Cũng may ta đã học được cách trồng rau, một bà hàng xóm cho ta hạt giống cải, nhờ vậy mới không chec đói.

“Cải này nhạt nhẽo quá, chẳng bằng cải của hầu phủ.”

“?”

Cải nấu với nước lã, không nhạt mới lạ! Cải của Hầu phủ được nấu như thế nào ta cũng quên rồi, nhưng chắc chắn không chỉ là luộc với nước. 
Bình Luận (0)
Comment