Thẩm Lãng đi vào quân doanh, ngửi được mùi hôi tanh.
Phía trước không xa, hơn hai vạn binh sĩ đang lao tới, khi nhìn thấy hắn, bọn họ ngây người dừng lại.
Thẩm Lãng kéo khẩu trang xuống, để lộ ra khuôn mặt, mọi người đều nhận ra hắn, bởi vì hai năm qua, chân dung của hắn đã truyền khắp Việt quốc, còn phác họa tựa như người sống.
Kỷ năng hội họa tại Việt quốc, do chính tay Thẩm Lãng khai sáng, vậy cũng tính là mua dây buộc mình sao?
"Ta là Thẩm Lãng!" Thẩm Lãng chậm rãi nói.
Đám binh sĩ kinh ngạc, đứng lặng một chỗ.
Thẩm Lãng nói: "Mọi ngươi thật muốn lan truyền bệnh dịch, kéo theo vô số người chết chung sao?"
Vô số sĩ binh gật đầu theo bản năng.
Thẩm Lãng lại nói: "Mọi người bình tĩnh lại, không nên rời đi, ta sẽ ở đây với mọi người! Trận chiến này tạm thời gác lại, ta sẽ chữa bệnh cho mọi người, mau đưa người bệnh nặng nhất tới đây."
Đám binh sĩ kinh ngạc, nhanh chóng đưa người bệnh nặng tới, bệnh nhân đang lạnh run, rõ ràng trời nóng, còn đấp hai cái chăn, trong chân hôi thúi, vì bệnh nhân nôn mửa và tiêu chảy.
Thẩm Lãng kéo khẩu trang lên, mang bao tay, đo nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân, không ngại lau dọn vật nôn mửa và vật tiêu chảy trên cơ thể bệnh nhân, rồi rút ra một ống máu, lấy kính hiển vi ra, kiểm tra trước mặt đám người. Thì ra là bệnh sốt rét, Thẩm Lãng nhìn thấy vô số vi khuẩn sốt rét.
Vi khuẩn sốt rét ở thế giới này khác vi khẩu sốt rét trên Trái Đất, dưới kính hiển vi, hình dạng đám vi khẩu này dữ tợn hơn một ít, sức sống cũng ngoan cường hơn rất nhiều.
Cho nên tính truyền nhiễm sẽ mạnh hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn.
Thời phong kiến trên Trái Đất, bệnh sốt rét không kinh khủng bằng bệnh dịch hạch, nhưng cũng tàn sát vô số người. Khi Mã Viên dẫn quân chống lại các bộ lạc Ngũ Khê ở quận Vũ Lăng, ông qua đời bởi một căn bệnh truyền nhiễm, cũng là bệnh đã giết chết một lượng lớn quân của ông, cứ mười người sẽ chết bốn hoặc năm người.
Triều Thanh dẫn quân viễn chinh Y quốc, trong quân phát bệnh sốt rét, cứ mười người sẽ chết bảy tám người, tám vạn quân bị bệnh sốt rét đánh bại, chết thì chết, trốn được thì thoát, cuối cùng còn lại không đến một ngàn người. Địch nhân thật ngưu bức, từ trước đến nay, chỉ có Thẩm Lãng dùng virus làm vũ khí, hôm nay hắn bị người ta dùng bệnh sốt rét đánh ngược trở lại.
Nhưng phải nói, may mắn là bệnh sốt rét, nếu là bệnh dịch hạch, bây giờ đã chết mấy vạn người rồi, hoặc là bệnh cảm cúm, cũng rất khủng bố.
Năm 1918, khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các quân nhân quay về quê hương, mang theo virus cảm cúm đáng sợ, được gọi là Tây Ban Nha cảm cúm, trong vòng mấy tháng, chết hai chục triệu người.
Toàn cầu chết bởi cảm cúm hơn năm mươi triệu người, bệnh chết còn nhiều hơn chết bởi chiến tranh thế giới. Bệnh dịch hạch trị được, nhưng Thẩm Lãng không có nhiều Pênixilin. Mà cảm cúm thì, Thẩm Lãng hiện tại thúc thủ vô sách.
Nhưng bệnh sốt rét, lại có hai loại thuốc đặc trị, một loại là Artemisinin, hai là Quinine.
Artemisinin do Đồ U U phát hiện, ba là một nhà nghiên cứu y học và y hóa nước ta, đồng thời nhận được giải Nobel. Artemisinin được chiết xuất từ cây thanh hao hoa vàng.
Triều Hán, Cát Hồng dùng nước từ cây thanh hao trị liệu bệnh sốt rét. Y học hiện đại dùng dung môi ethanol tinh chế Artemisinin, cho ra Artemisinin có độ tinh khiết càng cao hơn, hiệu quả hơn khi trị bệnh sốt rét.
Còn về thuốc đặc trị thứ hai, Quinine là alkaloid chiết xuất từ vỏ cây canh- ki— na, một thuốc kháng sốt rét 4— methanolquinoline. Cây canh ki na là một chi của khoảng 25 loài trong họ Thiến thảo. Thẩm Lãng rất hiếm thấy loại cây này ở Phương đông, nhưng khi tới Phương tây, hắn nhìn thấy rất nhiều.
Từ Phương tây trở về, hắn dừng chân nghỉ ngơi trên mấy hòn đảo nhỏ, cũng thấy rất nhiều loại cây này.
Cho nên hai loại thuốc này, vì dược vật và vì công nghệ, độ tinh khiết đều không cao lắm, nhưng có số lượng lớn. Thẩm Lãng luôn nghĩ cách để hại người, cho nên lúc nào cũng đề phòng người khác hại mình. Lúc ở Khương quốc, hắn còn dùng vi khẩu sốt rét hại Tô Nan kia mà, cho đến bây giờ, hắn còn tiến hành cải tạo vi khẩu sốt rét. Bất quá, vi khẩu sốt rét do hắn cải tạo ra, khác loại vi khẩu sốt rét này, đây là tác phẩm của ai?
Chẳng lẽ của Phù Đồ sơn?