Ta Không Thành Tiên ( Dịch Full)

Chương 326 - Chương 326 : Bạch Ngân Lâu

Chương 326 : Bạch Ngân lâu Chương 326 : Bạch Ngân lâuChương 326 : Bạch Ngân lâu

"Vùt

"Vù Ị"

"Vù Ứ...

Cổ tay Kiến Sâu xoay chuyển không ngừng, thanh đao Cát Lộc dài hai xích cũng quay tít thành nhiều vòng khác nhau trong không trung, ánh đao sắc bén loang loáng. Nhưng trong số đó không có cái nào giống với đường đao trong thuyền Dạ Hàng đêm đó.

Đã gần hai ngày trôi qua kể từ khi Kiến Sầu trở về lữ quán cho đến nay, nhưng phần lớn trong suốt khoảng thời gian này nàng đều dùng để nghiền ngẫm về một đao kia.

Nó đã vượt xa cực hạn của nàng, gần như là một đao đốn ngộ.

Có điều kết quả nghiên cứu tìm tòi nhiều khi không được như ý.

Kiến Sầu không còn nhớ nổi trong gần hai ngày này đã vung lên bao nhiêu đao. Nàng cũng chẳng tài nào đếm hết số lần suy diễn tính toán trong đầu, nhưng ánh đao đánh ra như thế nào thì vẫn y nguyên như thế đó.

Nhưng được cái là đao pháp của nàng càng lúc càng trở nên thuần thục, ánh đao bây giờ trở nên mượt mà hơn nhiều so với lúc ban đầu.

"Lúc đó đúng là cơ hội đốn ngộ, một khi đã qua thì không trở lại nữa..."

Cổ tay nàng xoay một cái, ánh đao lại sáng lên.

Kiến Sầu rốt cục vẫn phải lắc lắc đầu. Nàng nhíu mày thở dài, ánh mắt chầm chậm lướt trên lưỡi đao lấp lóa hàn quang...

Là người đã từng chính tay đánh ra một đao đó, nàng biết rất rõ quỹ đạo vận chuyển sức lực của mình -

Đường đao này cực kỳ đặc biệt. Nó thật ra không phải do linh khí thông thường tạo thành mà là sự pha trộn giữa hai nguồn lực : thiên địa linh khí của Thập Cửu Châu và địa lực âm hoa của Cực Vực.

Vào lúc đó, nàng chỉ có một chút thời gian nên mới chém ra một đao như vậy để phản kích.

Và cũng bởi vì thế nàng chỉ lo quán chú rồi vung đao chứ hoàn toàn không bận tâm đến việc thiên địa linh khí và địa lực âm hoa có thể tương hợp với nhau hay không, sử dụng hai thứ cùng một lúc thì sẽ có hậu quả như thế nào.

Nhưng vào lúc này nàng lại không thể không suy nghẫm.

Tu sĩ Thập Cửu Châu trước khi đến nhập thế đều coi như tu "Thân", từ nhập thế trở đi mới tu tâm. Cái gọi là "Cảnh giới thần hồn" nếu có tăng thì phải tăng trong suốt cả quá trình tu luyện, nhất là tới giai đoạn hậu kỳ.

Còn tu sĩ Cực Vực trước khi đến kim thân đều coi như tu "Thần hồn”, từ kim thân trở đi mới tu "Thân", về sau sẽ dần dần bước vào giai đoạn tu luyện thân hồn cùng một lúc để đạt tới cảnh giới thông thiên.

Đối với tu sĩ Thập Cửu Châu mà nói, thiên địa linh khí là cơ sở căn bản để †u luyện, tích trữ trong “Thân”; còn tu sĩ Cực Vực thì dựa vào địa lực âm hoa, tích trữ trong "Hồn".

Xét trên một góc độ nhất định, đây là sự dung hợp giữa "Đất" và "Người".

Thập Cửu Châu và Cực Vực là hai giới khác biệt nhau.

Trên Thập Cửu Châu có rất nhiều thiên địa linh khí, nhưng lại hầu như chẳng thấy đâu một luồng địa lực âm hoa; trong khi đó ở Cực Vực, địa lực âm hoa trải rộng trên vạn dặm ác thổ nhưng trớ trêu thay lại chẳng có chút thiên địa linh khí nào.

Vì vậy tu sĩ Thập Cửu Châu tu thiên địa linh khí, quỷ tu Cực Vực tu địa lực âm hoa là chuyện vô cùng bình thường.

Nhưng tất cả là vậy trừ...

Ngay chính bản thân Kiến Sầu.

Vì quá trình truyên tống trên Nhất Nhân đài bị trục trặc nên tuy còn sống nhưng nàng lại bị đẩy tới Cực Vực. Kế đó nhờ có Vụ Trung Tiên giúp đỡ chia tách thân hồn, nàng mới dùng hồn phách hấp thu được địa lực âm hoa, cảnh giới thậm chí còn tiến cấp đến "ngọc niết".

Sau đó không lâu, nàng rời Cực Vực, thân hồn hợp nhất.

Lấy được thân thể rồi, nàng lại có thể bắt đầu sử dụng thiên địa linh khí như trước, nhưng hồn lực tích tụ lúc còn làm hồn tu cũng chưa tiêu tán hất. Trái lại, chúng còn hỗ trợ lẫn nhau, khiến cho tu vi trước kia của nàng không những được phục hồi mà còn thậm chí còn cao hơn một tầng.

Có thể nói, hồn lực phụ thuộc vào sự tôn tại của "Thần hồn" chứ không phải mất đi bởi vì Kiến Sầu lấy lại thân thể.

Sở dĩ tu sĩ trên Thập Cửu Châu không tài nào trở thành "Hồn tu" được là vì trên Thập Cửu Châu hoàn toàn không có địa lực âm hoa chứ không phải vì họ có thân thể.

Một tu sĩ Thập Cửu Châu đến Cực Vực, nếu như không có thiên địa linh khí thì thực lực chắc chắn sẽ yếu đi nhiều; tương tự, tu sĩ Cực Vực đến Thập Cửu Châu cũng sẽ chịu chung hoàn cảnh như vậy.

Cho nên sau khi trở về Thập Cửu Châu, Kiến Sầu mới tự nhiên không hề để ý đến sự tồn tại kín đáo của hồn lực trong thần hồn của mình. Cho mãi đến một đao đêm hôm đó...

Trong hoàn cảnh kỳ diệu lúc ấy, nàng thế mà đã dẫn xuất ra hồn lực trong thân hồn một cách tự nhiên, khiến nó dung hợp dễ dàng với linh lực, cho nên mới tạo được một nguồn lực hoàn toàn mới.

Kiến Sầu nhớ lại thì cảm thấy nó rất giống với cái thứ xam xám đen đen ở ngoài Thích Thiên Tạo Hóa trận của Cực Vực.

Nó không phải là thiên địa linh khí, cũng chẳng phải địa lực âm hoa mà là "Hỗn độn".

Theo lý mà nói, chỉ cần nàng có thể tái hiện lại quá trình kia, chỉ cần nàng có thể lại khiến cho hai nguồn lực này dung hợp một lần nữa thì sẽ phát ra được một đao giống như lúc đó. Nhưng dù nàng đã thử đi thử lại rất nhiêu lần, thậm chí còn vét sạch hết cả hồn lực trong thần hồn cũng chẳng thành công lấy một lần. Giỏi lắm thì vào lúc vừa thử dung hợp cũng có một luồng khí tức hỗn hợp rất nhạt xuất ra, nhưng chỉ một chút xíu sau liền tan rã ngay.

"Hồn lực trên Thập Cửu Châu thật không dễ bổ sung..."

Trong quá trình tu luyện và thử nghiệm không ngừng nghỉ, Kiến Sầu lúc nào cũng có thể bổ sung linh lực dễ dàng như trở bàn tay bởi vì xung quanh đều có thiên địa linh khí, nhưng ngược lại hồn lực trong người lại cứ giảm xuống từng chút một.

Mấy ngày trước đây, nàng còn chưa ý thức được việc tu luyện hồn lực sẽ mang lại cho mình cái gì, nhưng bây giờ biết rồi thì cứ mỗi một chút hồn lực bị tiêu hao cũng khiến nàng tiếc rẻ không thôi. Thập Cửu Châu không có địa lực âm hoa, nàng sở dĩ có thể bổ sung được hồn lực chẳng qua là nhờ một số "huyền ngọc" còn dư lại trong túi trữ vật sau đỉnh tranh ở Cực Vực.

Nhưng Kiến Sầu lại thấy chúng hoàn toàn không đủ để tu luyện. Cho nên sau một hồi nghĩ đi nghĩ lại, tuy vừa luyến tiếc vừa không đành lòng nhưng nàng rốt cục vẫn phải thở dài mà quyết định tạm dừng ở đó : "Phương pháp kết hợp linh lực và hồn lực đúng rồi, nhưng còn thiếu điều gì mấu chốt thì vẫn chưa nắm được. Chi bằng để sau này nghĩ ra rồi từ từ thử lại xem sao..."

Cổ tay nàng lại quay một cái, thanh Cát Lộc đao dài hai xích xoáy tròn rồi biến mất.

Kiến Sầu ngước mắt lên nhìn, sắc trời ngoài cửa sổ đã sáng rỡ. Điều này có nghĩa là trận phát giá được người người quan tâm ở Bạch Ngân lâu sẽ sắp sửa bắt đầu.

Nhưng...

Tin tức hồi âm của Nhai Sơn mãi vẫn chưa thấy đâu.

Cho dù là gửi cho sư tôn Phù Đạo sơn nhân hay cho chưởng môn Trịnh Yêu, các lôi tín phát đi đều giống như đá chìm đáy biển. Thậm chí sau đó nàng có thử gửi tin cho các bạn bè cũ trong môn nhưng cũng chẳng thấy ai trả lời.

Kiến Sầu nghĩ mặc dù không biết thân phận Tả Lưu nhưng Nhai Sơn không thể nào bàng quan khoanh tay đứng nhìn và hơn nữa cũng càng không thể thờ ơ trước sự trở về của nàng.

Về phần bạn bè thì khỏi phải nói.

Trừ phi họ không xem được hoặc có thể là không có cách nào trả lời.

"Có phải tại vì hồn phách của mình đã được tu bổ rồi không..."

Kiến Sầu bất giác xoa xoa mi tâm mà cảm thấy có chút đau đầu. Trước tình hình như thế này nàng tự nhiên có nhận định của mình, nhưng nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ cũng không dám lấy gì làm chắc chắn. Dù sao, đây cũng là việc chưa từng có từ trước đến nay.

Tu sĩ Thập Cửu Châu liên lạc với nhau nhờ vào "Ấn ký thần thức". Thần tức là thần hồn; thức tức là linh thức. Chỉ cần có ấn ký thần thức của một người thì có thể gửi tin cho người đó; nếu thần thức và ấn ký của người nhận phù hợp thì người đó có thể đọc thư.

Kiến Sầu có ấn ký thần thức của bạn bè cũ nên vì vậy có thể gửi được thư; họ cũng có ấn ký thần thức của nàng nên cũng có thể hồi đáp.

Nhưng nếu ấn ký thần thức của nàng thay đổi sao đây ?

Lúc ở Cực Vực, nàng tình cờ tìm thấy phương thuốc nghịch hồn đan trong căn trạch viện cũ, hơn nữa lại còn luyện đan để tu bổ hồn phách của mình. Tuy nhiên vì không đủ nước ao chuyển sinh, thuốc không đủ nên rốt cục vẫn có một đường nứt không trám lại được. Nhưng dù vậy thần hồn của nàng cũng đã không còn giống như trước nữa.

Nói cách khác, ấn ký thần thức của nàng hiện giờ và của sáu mươi năm trước hẳn là có chỗ bất đồng.

Vì thế nàng có thể gửi lôi tín nhưng lại chẳng có cách nào nhận được hồi âm. Đây là cách giải thích hợp lý nhất.

Nhưng...

"Nếu thực như vậy, ta làm sao mới có thể tìm được người giúp đỡ chuyện này đây 2”

Chuyện của Tả Lưu đã như lửa xém lông mày rồi.

Ba ngày này chắc hẳn là ba ngày nổi sóng ngầm dữ dội nhất. Theo tin tức được đăng tải từng ngày trong "Trí Lâm Tẩu Nhật Tân" thì ba ngày vừa qua luôn có không ít tu sĩ và thế lực cực kỳ quan tâm đến Tả Lưu. Họ đã nhiều lần thử đột nhập tổng đà thuyền Dạ Hàng ở bến Ô Nha nhưng không một ai thành công.

Trong đó, kẻ được người ta tốn nước miếng nhiều nhất dĩ nhiên là "Tử y kiếm hầu” Tiết Vô Cứu.

Ban đêm bị người ta bắt ngay tại trận đã đành, y lại còn ngang ngạnh cố sống có chết cãi người đột nhập trước đó không phải là mình, rốt cục sau khi đánh đấm tơi bời một trận thì đành tay không mà về.

Vì y có quan hệ đặc biệt với kiếm hoàng Khúc Chính Phong nên hiện giờ ở Tỉnh Hải cũng đang có không biết bao nhiêu người đang đoán già đoán non xem Khúc Chính Phong có muốn nhúng tay vào việc này hay không.

Thân là kẻ trong cuộc ngày đó, Kiến Sầu tất nhiên cũng đoán ra vị "Tử y kiếm hầu" chắc hẳn đã gánh tội cho mình, nhưng dù sao bèo nước gặp nhau, nàng cũng không cảm thấy áy náy gì nhiều.

Trong đầu nàng hiện giờ chỉ còn lại mỗi Bạch Ngân lâu mà thôi.

Thuyền Dạ Hàng thủ vệ nghiêm ngặt vượt quá sức tưởng tượng của mọi người.

Nếu không ai cướp được Tả Lưu, vậy thì quyên "sở hữu" thuộc về ai dĩ nhiên hôm nay chỉ còn tùy thuộc vào kết quả của trận Huyền Giới tổ chức tại Bạch Ngân Lâu với hai yếu tố quyết định : "Tài lực" và "Thực lực".

Cứ theo quy tắc Huyền Giới của Bạch Ngân lâu mà xét :

Thứ nhất, ai trả giá cao người đó thắng;

Thứ hai, bên thắng giá phải đánh bại ba tu sĩ do thuyên Dạ Hàng chỉ định, số người tham gia bên thắng cũng không được quá ba.

Kiến Sầu hiện tại chỉ có một mình, hơn nữa cũng chẳng có cách gì liên lạc với sư môn và bạn bè, coi như là một người một ngựa, tứ cố vô thân rồi. "Cần tiền tiền không đủ, cần người người không có. Chỉ còn nước đi đến đâu tính đến đó mà thôi. Bọn họ có lẽ không trả lời được chứ chưa chắc là không làm qgì...'

Không chừng lại gặp dịp may bất ngờ thì sao ?

Tình hình trước mắt tuy có chút khó khăn nhưng nàng không phải là người dễ dàng buông xuôi như vậy.

Kiến Sầu bấm đốt ngón tay tính toán thời gian, rồi bèn dọn dẹp phòng ốc. Nàng liếc sơ qua quyển "Trí Lâm Tẩu Nhật Tân" một cái, kế đó lại đẩy cửa đi theo lối cũ ngồi lên thuyền, sau khi bập bềnh trên sóng nước một lát thì cập bờ, ra khỏi lữ quán.

Chưa đi được bao xa mà Kiến Sầu đã dễ dàng cảm thấy bầu không khí ở Tỉnh Hải hôm nay đã bắt đầu sôi động rồi.

Khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành Toái Tiên đều ồn ào tiếng người bàn tán. Hơn nữa, tu sĩ trên đường người nào người nấy cũng đều nhắm về phía tây.

Phía tây chính là chỗ của thuyên Dạ Hàng

Bạch Ngân lâu là nơi thuyền Dạ Hàng lập nên để kinh doanh buôn bán. Có thể nói cơ nghiệp này do một tay bọn họ tạo dựng nên dĩ nhiên càng đến gần bến Ô Nha thì khu vực này càng trở nên sầm uất hơn. Kiến Sầu thậm chí không cần nhắm hướng, chỉ vừa nghe người ta bàn tán vừa hòa theo dòng người mà đi thì chỉ trong chốc lát đã nhìn thấy nơi mình muốn đến rồi.

Đó là một tòa nhà khổng lồ tọa lạc trên một con đường lớn, gạch xây tăm tắp sáng trắng như tuyết.

Nhà cửa phố xá hai bên đều có phong cách nhưng chẳng có cái nào có thể so sánh nổi với tòa nhà có treo biển "Bạch Ngân lâu" trước mắt này. Lâu cao trăm trượng. Cả tòa nhà được xây bằng đá bạc trong mờ, hạc trúc chạm đầy khắp nơi, trông nghiễm nghiên ra dáng một tòa cung điện bằng thủy tinh nguy nga !

Cửa đại môn đã mở rộng đón khách từ lâu.

Có rất nhiều tu sĩ đi thẳng vào trong, nhưng cũng có người tụ tập ở bên ngoài nói chuyện : người thì mỹ nhân thanh nhã, người thì diêm dúa bắt mắt, cũng có đồng tử lanh lợi, thanh niên tuấn dật, lão giả quắc thước...

"Ngươi cũng tới đây a ?”

"Ha ha, hôm nay đông vui như vậy, dù không có cửa vào cũng phải đứng ngoài nghe ngóng một chút a, ta sao bỏ qua được chứ ?"

"Nghe gì chưa ? Thuyền Dạ Hàng thật lớn mật, dám gửi thiệp mời cho kiếm hoàng bệ hạ đó."

"Ồ ! Thiệt không ? Thật là muốn chết đây mà !"

"Tới hay không còn chưa biết, thuyên Dạ Hàng chắc sẽ cho rằng y sẽ không thèm đếm xỉa đến đâu hả ?"

"Bọn họ thì để ý quái gì, Trầm Yêu mới là quan trọng a !"

"Nghĩa là sao ?”

"Không phải chứ ! Mấy người cũng không biết sao 2 Tin ngày hôm qua có nói Đại tư mã Trâm Yêu trạm dịch Đồng Quan đã đến Tinh Hải, không chừng hôm nay cũng sẽ đến Bạch Ngân lâu đấy. Ta trông chờ nàng từ lâu rồi !"...

Tiếng bàn tán vẫn lao xao bên tai không dứt.

Kiến Sầu vẫn còn đứng lẫn trong đám đông để hóng chuyện chứ không vào trong vội, nào ngờ vừa mới dừng chân một lát thì ở sau lưng liền có tiếng ai reo lên vui vẻ. "Ái chà, xem ra hôm nay xuất hành thật là may mắn. Tiên tử lâu nay vẫn khỏe chứ ?"

Tiên tử ?

Sao nghe giống như chào hỏi mình ?

Kiến Sầu nhất thời ngẩn ra. Nàng bất giác quay đầu lại nhìn, trong chớp mắt liền tưởng như lạc vào cảnh mộng :

Chẳng biết tự bao giờ sau lưng nàng đã tụ thành một đám oanh yến dập dờn như mây !

Có đến bảy tám nữ tu tu vi ít nhất nguyên anh. Người mặc váy dài, kẻ khoác đạo bào; người thì thanh lãnh nghiêm nghị, người thì yêu kiều diễm lệ. Tất cả đều vây quanh một nam tu tuấn mỹ mặc trường bào màu lam bạc đang đi về phía nàng.

Một điểm lục giữa vạn sắc hồng* bất quá cũng chỉ đến thế này mà thôi.

Dưới Bạch Ngân lâu, nhiều tu sĩ cũng lập tức đưa mắt nhìn sang.

Xưa nay màu mắt xám bạc của Đạm Đài Tu vốn vẫn khiến cho người nhìn vào cảm thấy huyền bí thì bây giờ đôi mắt phượng sóng sánh ấy đang đong đầy nét cười, sắc mặt vô cùng vui vẻ.

Y thong thả đi đến trước mặt Kiến Sầu, phong thái tao nhã vạn phần.

"Vốn chỉ đến Bạch Ngân lâu một chuyến cho vui nhưng không ngờ lại hạnh ngộ tiên tử ở đây, tại hạ thật sự vui mừng hết sức."

(* Nguyên văn : Vạn hồng tùng trung nhất điểm lục. Câu này cũng giống như nói Đạm Đài Tu là gươm lạc giữa rừng hoa, nhưng cách nói trong nguyên tác ý vị hơn vì tác giả hoán đổi vị trí của hai chữ và nó còn gắn với giai thoại tuyển họa sĩ vào thời Tống Huy Tông (1119 - 1126). Vị hoàng đế này rất tài hoa, cầm kỳ thi họa đều tinh thông.

Thật ra câu này nguyên bản vốn là "Vạn lục tùng trung nhất điểm hồng - Trong vạn sắc xanh của rừng tùng có một điểm hồng”. Tương truyền đây là đầu đề để các họa sĩ trổ tài. Khi đề thi vừa ra, có ứng viên vẽ một đóa hoa màu đỏ nhỏ nhắn mọc trên cỏ xanh, có ứng viên thì vẽ trong bụi cây xanh xuất hiện một góc tường đỏ, lại có ứng viên vẽ một con hạc đứng thẳng trên cây tùng... Những bức họa này cũng phù hợp với chủ ý trong câu thơ đề nhưng Tống Huy Tông nhìn cũng không hài lòng. Sau đó ông chọn ra được hai bức họa: một bức vẽ một tòa lầu màu xanh phỉ thúy (màu xanh giống như lông chim trả), trong đó một vị nữ sĩ đang trầm tư ngắm hoa lan, đôi môi nàng tươi đỏ ở giữa 4 bức tường lớn bao quanh chiếu rọi, tạo ra một độ tương phản mạnh mẽ, hình ảnh trở nên sống động; còn bức họa kia vẽ sóng nước xanh biếc, cùng một vầng mặt trời đỏ au, khí thế bàng bạc, tâm mắt rộng rãi. Cả hai bức họa có ý tưởng độc đáo, thực sự chỉ ra được tiêu điểm của câu thơ "Vạn lục tùng trung nhất điểm hồng”. )
Bình Luận (0)
Comment