Chương 177: Nuôi Dạy
Chương 177: Nuôi DạyChương 177: Nuôi Dạy
Địa vị của các chiến sĩ vào sinh ra tử sống vì dân tộc tất nhiên cũng sẽ được nâng lên, trở thành giai cấp đặc quyền, hưởng thụ phúc lợi xã hội tốt nhất. Nhưng tính người ích kỷ, sau khi địa vị tăng lên, các chiến sĩ chắc chắn sẽ nghĩ cách để củng cố lợi ích của mình. Vì tài nguyên thiếu thốn, tài nguyên sẽ do chính phủ phân phối thống nhất, phần lớn người dân không thể nuôi con của mình được. Cũng có một vài cha mẹ cực đoan, không muốn con mình chịu khổ ở thế giới này, sau khi sinh con ra sẽ lựa chọn giết chết con của mình. Tóm lại vì nhiều lý do, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở hành tỉnh Khải Nguyên rất cao. Để tránh tình huống đó, chính phủ hành tỉnh Khải Nguyên đưa ra quy định mới, trẻ con sinh ra sẽ do phía chính phủ tiếp nhận, thống nhất nuôi dưỡng, giáo dục. Mấy đứa nhỏ được quản lý thống nhất vẫn luôn học tập ở trường, trước mười tám tuổi phải học kiến thức văn hóa cơ bản, kỹ thuật biểu diễn, hiểu biết về từ ngữ mấu chốt vân vân. Đến năm mười tám tuổi sẽ tham gia bài kiểm tra mô phỏng đầu tiên. Sau đó mỗi năm sẽ kiểm tra mô phỏng một lần. Cuối cùng vào năm hai mươi mốt tuổi, trải qua bài kiểm tra sau cùng trong đời trở thành chiến sĩ bay cao, nếu không qua nổi kỳ thi sẽ trở về tầng lớp thấp.
Ban đầu khi quy định chế độ này, đãi ngộ giữa con cái chiến sĩ và bình dân đều giống nhau. Dù sao cũng liên quan đến sự phát triển của cả nền văn minh. Trừ kho số liệu trung ương ra, không ai biết ba mẹ của mình là ai. Người nào có thể trở thành chiến sĩ phải xem năng lực, cơ hội dành cho mỗi người đều công bằng. Nhưng một trăm năm trước, Hoa Cô Vân dẫn dắt đội ngũ hành tỉnh Khải Nguyên giành thắng lợi trong ba năm liên tiếp, lấy được lượng lớn tài nguyên cho thế giới này, dựa vào công lao của mình, chiến sĩ siêu cấp Hoa Cô Vân đã đưa ra đề xuất "Tỷ lệ thắng lợi chiến trường ngoài hành tỉnh của gien ưu tú". Nội dung chủ yếu của đề xuất đó liên quan đến sự khác biệt khi bồi dưỡng đời sau của chiến sĩ và bình dân. Cô Hoa Vân cho rằng gien của chiến sĩ ưu tú dễ dàng sinh ra đời sau xuất sắc hơn bình dân, mà các chiến sĩ sẽ dốc lòng dốc sức nhiều hơn khi được nuôi dưỡng đời sau của mình. Để chiến sĩ nuôi dưỡng đời sau của mình sẽ có cơ hội bồi dưỡng nhiều tỉnh anh hơn.
Tỉnh anh gia tăng nghĩa là tỷ lệ chiến thắng ở chiến trường ngoài hành tỉnh cũng tăng cao, giúp gặt hái được nhiều tài nguyên hơn, càng có lợi cho việc kéo dài nền văn minh nhân loại, còn có thể giúp nhiều người được ăn no... Đề xuất này vừa đưa ra đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng rộng rãi của tầng lớp chiến sĩ. Trong số bình dân cũng có không ít kẻ sáng suốt, bọn họ phản đối đặc quyền nhưng tiếng nói của người ở dưới đáy xã hội như họ rất yếu ớt. Hơn nữa Hoa Cô Vân chiến thắng ba năm liền, dân chúng ở tầng đáy được ăn no trước nay chưa từng có, đây là công lao thực tế. Những người bình dân đói suốt cả ngày được ăn no đã thỏa mãn lắm rồi, huống hồ ngay cả con cái mình là ai họ cũng chẳng biết, vốn dĩ đã ở dưới đáy, ngay cả quyền muốn tranh giành cũng không biết phải tranh vì ai... Thế nên đề xuất này thông qua rất nhanh. Bắt đầu từ đó con cái chiến sĩ hưởng thụ đặc quyền, họ được cha mẹ ruột nuôi dạy, đồng thời có thể vào học viện tỉnh anh với đội ngũ giáo viên hùng mạnh.
Từ đó chiến sĩ sở hữu thể chế gia tộc của mình, hoàn toàn vạch ra ranh giới với dân thường. Sở hữu gia tộc thì phải giữ gìn, phải truyền lại. Những chiến sĩ đời trước vì muốn đảm bảo địa vị của mình không bị thế hệ chiến sĩ mới ra đời thay thế đã điều động rất nhiều tài nguyên nghiêng về học viện tinh anh. Kế thừa gia tộc và giáo dục tốt hơn giúp học viện tỉnh anh cho ra đời rất nhiều người ưu tú, nắm giữ phần lớn các suất tham gia chiến trường ngoài hành tỉnh... Có điều vì muốn cho người dân ở tầng đáy một chút hi vọng, chính phủ hành tỉnh Khải Nguyên đã giữ lại học viện bình dân, lấy cái tên đẹp là cho tất cả mọi người cơ hội để cạnh tranh công bằng. Học viện bình dân do chính phủ thống nhất quản lý, bất kể thế nào thì đội ngũ giáo viên cũng không thể sánh bằng học viện tỉnh anh, cũng giống như học viện mà Đỗ Cách xuyên qua, nếu một nhóm sinh viên có thể vượt qua bài kiểm tra tiến vào hệ thống chiến sĩ đã đủ để nhà trường vui mừng khắp chốn. Đại đa số vận mệnh của sinh viên sau khi tốt nghiệp đều trở về tầng đáy, cống hiến sức lực của mình vì sự vận chuyển của thế giới như trâu như ngựa. Cho nên bốn lần kiểm tra mô phỏng sau mười tám tuổi được nhóm sinh viên của học viện bình dân xem như phúc lợi cuối cùng của đời người, có thể hưởng thụ thì hưởng thụ. Tất nhiên rất nhiều sinh viên vẫn ôm ảo tưởng trở thành chiến sĩ, hi vọng có thể thông qua trận mô phỏng mà trở nên nổi bật, dù sao đây cũng là cơ hội duy nhất để họ phản công, thay đổi vận mệnh đời mình.