“Thế còn có tình huống thứ ba không?”
“Thật ra là có, chính là thế giới hiện thực chúng ta ở.”
“Trong game, người nghèo không có đường lên, trong hiện thực chúng ta lại có.”
“Trong game, người nghèo không thể phản đối chủ nghĩa tiêu hoang, nhưng trong hiện thực chúng ta có thể.”
“Trong hiện thực, đa số mọi người đều không xem xét một người qua cách ăn mặc, trang phục, đồ xa xỉ… trừ một số ít người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa tiêu dùng quá nặng.”
“Nên, các giải pháp không tồn tại trong game đều tồn tại trong đời thực.”
“Trong game, người nghèo không có sự lựa chọn khác, chỉ có thể liên tục tăng mức tiêu dùng của bản thân lên, cuối cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn nào đó mà khiến con số trong mắt xích có sai sót, tất cả sụp đổ, trở về không.”
“Nhưng trong hiện thực, chúng ta có lựa chọn, chúng ta có thể khước từ chủ nghĩa tiêu dùng, có thể tích tiền hoài, hoàn thành tích lũy tiền tài ban đầu, có thể phấn đấu thay đổi vận mệnh bản thân.”
“Có tay có chân, chăm chỉ làm giàu mới có thể thoát khỏi vũng lầy.”
“Trong game, không ai nói với người giàu và người nghèo, bọn họ nên làm thế nào.”
“Nhưng trong thực tế, có người nói cho chúng ta biết chúng ta nên làm thế nào. Game ‘Phấn Đấu’ này đang dùng cách bức tường thế giới ảo để nói cho chúng ta biết nên làm thế nào.”
“Thật ra nó đang nói với chúng ta, chúng ta nên cố gắng phấn đấu trong thế giới thực, vì, phấn đấu của chúng ta bây giờ có ý nghĩa sâu xa.”
“Rất nhiều người ôm hận sống ở địa ngục, chỉ vì chưa thấy địa ngục thật.”
“Mà sau khi thấy được thế giới trong ‘Phấn Đấu’, chúng ta sẽ ý thức được, thật ra chúng ta đã sống ở thiên đường rồi.”
“Tuy thiên đường này cũng không hoàn mỹ như thế, nhưng chí ít, chúng ta cũng tràn đầy hy vọng.”
“Rất nhiều người chơi không hiểu rõ cốt truyện lắm, vì những chi tiết này không phù hợp với cuộc sống hiện thực của chúng ta, nên có cảm giác cách biệt, sẽ cảm thấy lựa chọn của nhân vật trong game đều vô cùng kỳ lạ.”
“Mà sự thật chứng minh, chúng ta cảm thấy đây là bình thường, thật sự là một hạnh phúc lớn.”
“Dùng game ‘Phấn Đấu’ này để chúng ta ý thức được hạnh phúc trong cuộc sống hiện thực, khuyến khích chúng ta trân trọng hiện tại, cố gắng phấn đấu, đây mới là hàm ý sâu xa của người chế tác game này.”
“Đối với tất cả những người chế tác game, ‘Phấn Đấu’ là một tác phẩm cấp bậc sách giáo khoa, vì nó dùng cách phá vỡ bức tường thế giới ảo hết lần này đến lần khác, biểu đạt ưu thế lớn nhất của game thành nghệ thuật thứ chín: Trong hình thức nghệ thuật khác, ngươi chỉ là người đứng bên cạnh nhìn, mà trong game, ngươi là một người tham gia.”
“Mà rất nhiều thứ, chỉ đứng ở góc độ người tham gia mới có thể thấy rõ.”
“Cách phá vỡ bức tường thế giới ảo hết lần này đến lần khác thế này thể hiện năng lực khống chế của người chế tác đối với tính nghệ thuật game đã đạt đến mức thượng thừa, mỗi chi tiết đều có ý nghĩa tồn tại của nó.”
“Nên, bàn về đến vấn đề ban đầu lần nữa.”
“Làm sao để ‘Phấn Đấu’ vượt ra khỏi bốn điều lý luận cơ bản với tiền đề vi phạm cả bốn điều lý luận cơ bản này?”
“Chọn cách tuyên truyền có sai lệch là để phá bức tường thế giới ảo, để cách tuyên truyền trở thành một bộ phận của nội dung game.”
“Chọn game và điện ảnh hỗ trợ lẫn nhau đề tài chủ nghĩa hiện thực, trông có vẻ flop, nhưng thực tế là để phá vỡ bức tường thế giới ảo thuận lợi hơn, xây một chiếc cầu giữa hiện thực và game.”
“Tư liệu cá nhân trong game trông có vẻ sẽ khiến người ta thấy khó chịu, nhưng càng đào sâu, càng nắm bắt được gợi ý, chịu khổ trong game có thể cảm thấy hạnh phúc trong thế giới thực.”
“Tồn tại của nó không phải là khai thác yêu cầu, mà là tạo ra yêu cầu. Đa số mọi người đều không ý thức được, chúng ta cần hiểu những đạo lý này mới có thể sống tốt cuộc sống của mình, nên sau khi hiểu rõ tất thảy, chúng ta sẽ bừng tỉnh ngộ, thì ra chúng ta cần game này.”
“Nên ta nghĩ, ‘Phấn Đấu’ bây giờ là đỉnh cao nhất của game một người chơi nghệ thuật trong nước, thậm chí đối với người chơi, nó là tài phú tinh thần quý báu.”
……
Gõ xong câu cuối cùng, Hà An vẫn cảm thấy hơi muốn viết nữa.
Hình như hắn vẫn còn nhiều điều muốn nói.
Thật ra, trong game “Phấn Đấu” này vẫn còn rất nhiều chi tiết, mỗi chi tiết đều có thể khai thác kỹ lưỡng viết được mấy trăm một nghìn từ.
Nhưng Hà An vẫn quyết định dừng lại tại đây, vì thái độ của Weibo chính thức bên Đằng Đạt đã xác định rõ ràng rồi.
Game này gì cũng có, có vô số chi tiết, vì vốn dĩ nó có công dụng của “tấm gương”, phân tích mấy chi tiết này là phân tích hiện thực, mà phân tích hiện thực thì mãi cũng không xong.
Những điều này nên giao cho người chơi trên Weibo cùng nhau hoàn thành.
Mà Hà An nghĩ, sứ mệnh của bản thân là phân tích ý nghĩ thiết kế đỉnh cao trong game ở góc độ người thiết kế game, dẫn dắt ngành game trong nước phát triển, đồng thời phân tích một chút về hàm ý sâu xa người chế tác game muốn thể hiện trong game.
Đến đây là vừa hay.
Nên Hà An đã kiểm tra nội dung Weibo dài ngoằng một phen rồi ấn nút đăng.
Nội dung hơi dài, cũng hơi khô khan.
Có thể người chưa chơi game sẽ cảm thấy mấy lời này thật vô nghĩa, những người đã từng game sẽ có cộng hưởng.
Hà An cảm thấy, đây cũng là sự mê hoặc của nghệ thuật game.
Vỏ đường ngoài viên thuốc trông có vẻ vô dụng, không thể chữa bệnh nhưng lại có thể khiến lúc người bệnh uống sẽ không thấy khổ sở.
Chỉ là kẹo thì không thể chữa bệnh.
Chỉ là thuốc viên thì sẽ không được nhiều người chấp nhận.
Mà viên thuốc bọc bởi đường thật sự giúp đỡ được vài người, đây cũng là mục tiêu cuối cùng Hà An theo đuổi cả đời khi là người chế tác game.
Giống như “Trò Chơi Địa Chủ” hắn đã từng chế tác, cũng là để đạt được mục tiêu.
Tuy đã từng trải qua thảm họa của game một người chơi trong nước, không thể không chuyển sang làm game online vì tồn tại của công ty, nhưng đáy lòng hắn, từ đầu chí cuối vẫn luôn xem chuyện này là sứ mệnh và theo đuổi của mình.