Dù sao Kiều Lương cũng đã chơi rất nhiều game rồi, nhìn thấy phương pháp hợp nhất game với phim lại thành một như này có chút lo lắng.
Trên thực tế, đúng là có một số công ty nước ngoài đã sử dụng phương thức quay người thật để làm CG trò chơi, nhưng đã được vài năm rồi.
Hơn nữa, phần lớn các công ty game về sau cũng không áp dụng loại phương pháp này nữa, nếu đã không trở nên phổ biến, chính là chứng minh biện pháp đó có vấn đề.
Ví dụ như cốt truyện game là kiểu tách đoạn, cốt truyện của mỗi một level có thể sẽ bị chia thành mười mấy đoạn, liên hệ giữa các đoạn cũng không mật thiết, đều là chọn một đoạn có tình tiết đặc sắc nhất để làm CG.
Về phần giữa, có thể sử dụng nội dung game để bổ sung.
Nhưng cốt truyện trong phim nhất định phải nối liền, như vậy chính là mâu thuẫn với phương pháp sắp xếp cốt truyện trong game.
“Có khả năng là cắt đi một phần cốt truyện của phim?”
“Nhưng như vậy cũng rất lãng phí, luôn cảm thấy cụ thể rất khó xử lý.”
“Nếu như là một công ty game bình thường không quá quan trọng tiểu tiết thì làm như vậy cũng chấp nhận được, nhưng Đằng Đạt luôn muốn làm tốt đến từng chi tiết, tổng giám đốc Bùi có lẽ sẽ không cho phép có tì vết như này tồn tại.”
“Hay là có biện pháp giải quyết tốt hơn?’
Cốt truyện rất đặc sắc, Kiều Lương cũng không có nhiều thời gian suy nghĩ nhưng thứ rối lung tung beng này, những ý nghĩ này vừa thoáng qua trong đầu, sau đó liền bị “phong ấn” tạm thời.
Màn hình rộng siêu HD cùng với tai nghe gaming, mặc dù không phải là trải nghiệm xem phim hoàn hảo nhất nhưng cũng tuyệt đối không kém.
Kiều Lương nhanh chóng bị thu hút bởi cốt truyện game.
CG của các game khác trên cơ bản được sử dụng giống như mục đích điều chỉnh, do hạn chế về tài chính nên thường không dài lắm, chủ yếu là để người chơi tiến vào trạng thái càng sớm càng tốt.
Nhưng đoạn cốt truyện của “Sứ Mệnh và Lựa Chọn” rất dài, không phải là cắt ra một đoạn tình tiết nhỏ, mà là cả một câu chuyện hoàn toàn trọn vẹn.
Sau khi Tần Nghĩa tiếp nhận chức vị quan chỉ huy, AEEIS giới thiệu cho hắn các chức năng của bảng điều khiển, bao gồm các loại như quả cầu quan sát, màn touchscreen, hình ảnh toàn bộ tin tức xung quanh...
Mà ngay sau khi Tần Nghĩa chính thức bắt đầu thao tác, màn hình máy tính của Kiều Lương cũng ngay lập tức chuyển sang màn hình game.
Không có tiêu đề game, không có tên màn nội dung và cốt truyện đại khái, Kiều Lương phát hiện bản thân cư nhiên nhập vào nhân vật Tần nghĩa.
Giọng nói của AEEIS vẫn đang tiếp tục, chỉ là lần này trở thành chỉ thị thao tác của người chơi.
AEEIS cũng không cùng trực tiếp các từ ngữ như “chuột”, “bàn phím”, “tay cầm”,.. mà mơ hồ hóa thành các loại “chuyển động thị giác”, “lựa chọn lính”, .. để không cho người chơi đùa giỡn.
Thay vào đó, trên màn hình xuất hiện một icon nhắc nhở đơn giản, chẳng hạn như khi cần khoanh tròn lính, trên màn hình sẽ xuất hiện hình chuột + mũi tên đơn giản được phác họa từ một sợi dây trắng, nhắc nhở người chơi tiến hành thao tác liên quan.
Giao diện người dùng tổng thể gần giống hệt như giao diện người dùng trong phim, độ tự do của góc nhìn cũng rất cao, mặc dù nó hoàn toàn không thể so sánh với hình ảnh ba chiều trong phim, nhưng so với các game khóa góc nhìn của Thượng Đế khác thì toàn bộ hình ảnh sau khi phóng to sẽ hiện ra càng thêm hoành tráng.
Cốt truyện của màn chơi đầu tiên rất đơn giản, chỉ hướng dẫn người chơi làm quen với việc điều khiển góc nhìn game, xem hình ảnh mô phỏng về sự thất bại của liên minh Hạm đội sau khi đụng độ Trùng tộc.
Sau khi nội dung trò chơi kết thúc lại lập tức chuyển thành cảnh phim.
Màn hình do người chơi điều khiển ban đầu đã trở thành màn hình phim, hiển thị nội dung vừa rồi một cách hoành tráng hơn.
Tuy nhiên, hành động trong game tự do hơn, thời lượng cũng dài hơn phim rất nhiều nên không hề cảm thấy cốt truyện bị lặp lại mà càng thêm củng cố ấn tượng về nội dung cốt truyện trong lòng người chơi.
Ngay sau đó là cốt truyện thứ hai và thực chiến, cốt truyện thứ ba và thực chiến
…
Kiều Lương phát hiện thấy game “Sứ Mệnh và Lựa Chọn” này dường như không giống với các game khác.
Trong các game khác, là lấy nội dung quan trọng của game làm nội dung chính, và tình tiết CG được xen kẽ trong nội dung trò chơi để đóng vai trò tô điểm.
Mà “Sứ Mệnh và Lựa Chọn”, trên thực tế lại là cốt truyện phim xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, toàn bộ câu chuyện được xâu chuỗi lại với nhau, còn phần nội dung game lại được xen kẽ để tô điểm.
Hai cách làm này khác nhau ở chỗ, phương pháp đầu mang tới một cảm giác mạnh mẽ về tính phân đoạn, mỗi một màn và các level tương đối rời rạc, liên kết không được tự nhiên.
Một số level mới của một vài game thậm chí còn phải đăng nhập, loading, không thân thiện với người chơi cho lắm.
Mà “Sứ Mệnh Và Lựa Chọn” lại khiến người ta hoàn toàn không cảm nhận được sự ngăn cách giữa các chương và các level.
Giống như phương pháp được sử dụng bởi nhiều chế tác tình tiết để làm kiệt tác 3A.
Phương pháp truyền thống là loading khi chuyển cảnh, nhưng những kiệt tác 3A này sẽ khiến trải nghiệm của người chơi trở nên liền mạch hơn, thực hiện một vài xử lý đặc biệt khi chuyển cảnh, như sập đường hầm, nhân vật chính bò chậm chạp trong một hàng động chật hẹp... cùng một lúc với nội dung cảnh tượng sau khi load, và biểu tượng loading sẽ không bao giờ xuất hiện.
Mà rõ ràng “Sứ Mệnh và Lựa Chọn” cũng xử lý như vậy, tình tiết phim được phát giữa hai cấp độ, trong lúc người chơi đang xem phim, màn tiếp theo cũng được load xong.
Sau đó, thông qua sự sắp xếp khéo léo của cốt truyện, sự liên kết giữa phần phim và phần game vô cùng hoàn hảo, khiến người chơi không hề cảm thấy đột ngột hay thiếu tự nhiên.
Tuy rằng còn chưa chơi tới phần đấu chính, nhưng chỉ mới trải nghiệm phần đầu của trò chơi đã khiến Kiều Lương cảm thấy được “Sứ Mệnh và Lựa Chọn” mới này hoàn toàn khác với tất cả game RTS trước đây.