Sau khi nảy ra ý nghĩ này, ban đầu Kiều Lương còn bị suy nghĩ này của bản thân dọa hết hồn, cho rằng chính mình suy nghĩ nhiều, nhưng phân tích lại thì lại cảm thấy kỳ thực cũng có khả năng.
Mọi việc tổng giám đốc Bùi làm đều có nguyên do!
Đối với game “Cuộc Chiến Tập Thể Hình”, quả thực thì hệ thống rút thưởng này có làm như nào cũng không có ảnh hưởng gì nhiều tới khả năng sinh lời của chính nó.
Dù có đổi thành rút thưởng thông thường thì những người chơi nào có thể tham gia thì vẫn sẽ tham gia.
Mà nếu như tổng giám đốc Bùi đã thay đổi hệ thống rút thưởng thành tình trạng hiện tại một cách triệt để như vậy, chắc chắn bên trong phải có dụng ý nào đó.
Trước mắt không nhìn ra được ý đồ này, nhưng rất có khả năng là tổng giám đốc Bùi đã đoán ra được những phản ứng có thể có của người chơi.
Do đó, muốn thực sự phân tích ra được dụng ý của tổng giám đốc Bùi, vẫn nên bắt đầu xem xét từ phản ứng của người chơi.
Kiều Lương ngay lập tức lên mạng tìm kiếm những bài post có liên quan đến rút thưởng của “Cuộc Chiến Tập Thể Hình”, phân tích hồ sơ của các nhóm người dùng khác nhau.
Hắn nhanh chóng tìm ra được rất nhiều trường hợp.
Bởi vì hình như những người chơi “Cuộc Chiến Tập Thể Hình” muốn feedback nhiều hơn hẳn các game khác.
Cho dù là vô cùng may mắn, hay là vô cùng xui xẻo cũng đều rất nóng lòng khoe kết quả rút thưởng lên mạng.
Nếu như phân tích theo những game nạp tiền truyền thống, nhóm người chơi nạp tiền thường được chia thành nạp ít, nạp trung bình và nạp nhiều, giới hạn cũng khá là mơ hồ, hơn nữa còn có thể lẫn lộn vào nhau, nhưng tổng thể đều là dựa vào số tiền nạp ít hay nhiều để phân định.
Nhưng trong “Cuộc Chiến Tập Thể Hình”, loại phương thức phân biệt này hình như không quá rõ ràng.
Ví dụ như một người nạp một trăm, sau khi nhấp chuột rút thưởng vài cái thì giữ lại mấy món mình thích nhất, còn mấy cái khác thì hoàn tiền, cuối cùng chỉ tốn có hơn mười nghìn, như vậy rốt cuộc coi là nạp trung bình, hay là nạp nhiều đây?
Mặc dù tình huống này ít khi xảy ra nhưng chắc chắn vẫn có.
Kiều Lương xem rất nhiều bài post trên mạng, nhìn thấy đủ loại đủ kiểu, không gì không có.
Ví dụ như có người rút thưởng năm mười lần liên tiếp, kết quả toàn là trời xanh mây trắng (tui không rõ cái này là chúc may mắn lần sau hay là vật phẩm rác), mãi cũng ra được một vật phẩm tím, nhưng lại không phải thứ mà hắn cần.
Vì thế mà người anh em này khóc không được mà cười cũng không xong hoàn trả lại hết tất cả.
Nếu như ở game khác, hắn có thể phải tìm tới bên dịch vụ chăm sóc khách hàng để đòi lời giải thích, nhưng nếu “Cuộc Chiến Tập Thể Hình” cho hoàn tiền tùy ý, vậy thì ba ngày sau lại xem tiếp.
Cũng có người rút ba lần mười lượt liên tiếp, tất cả đều ra vật phẩm loại cam, hắn vốn dĩ định chọn giữ lại mười lượt quay liên tiếp tốt nhất, còn lại hoàn tiền toàn bộ cho hai lần quay kia, giờ thì cũng không cần hoàn tiền nữa, hào hứng khoe khoang trên mạng.
Kì lạ nhất, còn có người rút năm mươi mấy lần mười lượt liên tiếp, thì giữ lại mười lần rút liên tiếp mở ra được hai vật phẩm cam, còn lại đều hoàn tiền hết, còn vô cùng kiêu ngạo mở topic xưng bản thân là “vua kiếm lợi”, kiến nghị mọi người học tập kinh nghiệm để vặt tiền của Đằng Đạt.
Thậm chí còn có người coi cái hệ thống rút thưởng này thành một trạm thử nghiệm, dù sao thì tất cả đều có thể được hoàn lại, rút xong lại hoàn khác gì không mất tiền, có thể tận hưởng được cảm giác rút thưởng rồi.
Những người chơi của những game khác cho dù có khoe, sợ là cũng chỉ có hai loại kết quả là “may” với “xui”. Tất nhiên, may có thể rất may mắn, nhưng đen thì cũng vô cùng đen đủi.
“Cơ chế rút thưởng này của Đằng Đạt… hình như là xác suất thật?”
Kiều Lương đột nhiên nghĩ ra gì đó, liệt kê ra những điểm khác biệt giữa hình thức rút thưởng truyền thống và hình thức rút thưởng của “Cuộc Chiến Tập Thể Hình” vào một file.
“Xác suất thật” so với “xác suất giả”.
Nếu như cho rằng phương thức rút thưởng truyền thống là xác suất thuần túy, vậy thì sai hoàn toàn.
Kiều Lương cũng có ý thức bổ sung rất nhiều kiến thức thiết kế game, hiểu rõ rằng rút thưởng trong game chưa bao giờ là xác suất thật, mà là xác suất giả.
Tất nhiên là xác suất giả không phải toàn bộ đều là công cụ kiếm tiền của nhà phát triển, có những lúc còn để đảm bảo cho cảm nhận của người chơi.
Điều này phải có kiến thức xác suất khá vững mới có thể hiểu được.
Ví dụ, một nhà phát hành thiết kế xác suất của một vật phẩm là 20%, đây đã là rất cao rồi.
Như vậy khi số lượng người chơi đủ nhiều, với lượng vật phẩm đủ lớn thì sẽ có khoảng 20% người chơi có thể rút ra được vật phẩm ngay trong lần rút đầu tiên, điều này rất dễ hiểu.
Thế nhưng xác suất để rút năm lần liên tiếp không ra cái gì, là năm lần của 80%, cũng chính là 0.32768, như vậy có nghĩa là sẽ có khoảng 30% người chơi rút năm lần liên tiếp mà không nhận được gì.
Mà xác suất để rút mười lần liên tiếp không rớt ra cái gì, là mười lần của 80%, khoảng 0.1, cũng chính là 10%.
Một vật phẩm có 20% trúng, nếu như tính theo xác suất này thì sẽ có 10% người chơi rút mười lần liên tiếp không rớt ra được gì.
Mà nếu như tăng thêm thì sẽ có 1% người chơi rút hai mươi lần liên tiếp không rớt ra được gì.
Giả dụ như có có một trăm nghìn người tham gia rút thưởng lần này, 1% chính là 1000 người.
Có một nghìn người rút hai mươi lần liên tục mà không rớt ra được một vật phẩm nào có xác suất trúng 20%, họ có thể chấp nhận được hay sao?
Điều này rõ ràng không phù hợp với trực giác của họ: vật phẩm có tỷ lệ trúng 20% không phải chắc chắn sẽ rớt ra sau năm lần à?
Nhưng xác suất của những vậy phẩm này, vốn là mỗi người mỗi khác, xác suất 20% không có nghĩa là nó chắc chắn sẽ rớt ra sau năm lần, thậm chí cũng không có gì đảm bảo rằng sẽ rớt ra sau mười lần.
Xác suất không thể chính xác đối với một cá nhân cụ thể, chỉ khi mẫu dữ liệu đủ lớn, xác suất thực tế mới có thể tiến dần vô hạn đến lý thuyết.