Thành Thần Bắt Đầu Từ Thủy Hầu Tử (Bản Dịch)

Chương 442 - Chương 442: Nhĩ Thức Trong Bát Thức (1)

Chương 442: Nhĩ Thức trong Bát Thức (1) Chương 442: Nhĩ Thức trong Bát Thức (1)

Chương 442: Nhĩ Thức trong Bát Thức (1)

Việc đọc kinh thư nhập môn Duy Thức Luận đã có kết quả!

Đây có thể nói là tin tức tốt nhất mà Lương Cừ nghe được trong cả nửa cuối tháng sáu này!

Tính toán thời gian, hắn đột phá cảnh giới Bôn Mã vào ngày 29 tháng trước, cũng trong ngày đó, thu phục được bầy cá heo hoang dã cùng thủ lĩnh Đầu Sẹo của chúng, thu hoạch được khí cụ Hổ ăn thịt người cùng tượng Phật làm từ cây Minh Mộc.

Cho đến hôm nay đã là một tháng trời.

Lão hòa thượng là ai, chính là Tông Sư cảnh giới Trăn Tượng!

Vì nghiên cứu kinh thư mà khắc khổ thế nào, Lương Cừ tận mắt chứng kiến, không dám tưởng tượng nếu là bản thân hắn nghiên cứu thì cần tốn bao nhiêu thời gian.

Chẳng trách người ta thường nói, không tới Lang Yên chớ trồng cây, không tới Thú Hổ chớ nuôi cây.

Võ Giả thường ví von việc sáng tạo công pháp, Võ học tựa như trồng cây.

Các loại kinh thư điển tịch chính là chất dinh dưỡng cần thiết khi trồng cây, cây cối hấp thu chất dinh dưỡng từ khắp nơi, nở hoa kết trái, chính là sáng tạo ra Võ học, Công pháp hoàn chỉnh.

Cái gọi là "chớ trồng cây" chính là không đến cảnh giới Lang Yên thì đừng nghĩ đến việc sáng tạo Công pháp, Võ học gì đó.

Cho dù là Võ sư cảnh giới Lang Yên tình cờ trồng cây, cũng đừng nghĩ đến việc nuôi nó, chỉ có đạt đến cảnh giới Đại Võ sư Thú Hổ mới có tư cách đặc biệt bồi dưỡng một phen.

Về phần cảnh giới thấp hơn nữa, chỉ cần học hái quả là được rồi.

Nghe người ta khuyên bảo, sẽ được ăn no cơm.

Lương Cừ tự mình hiểu rằng, chưa học đi đừng nghĩ đến việc học chạy, muốn tổng kết ra Công pháp từ trong kinh thư, cũng giống như học sinh cấp hai chưa học xong Đại số đã muốn thuần thục vận dụng vào Vi phân và Tích phân vậy.

Càng không bàn tới việc đọc kinh thư nhập môn Duy Thức Luận, hắn có tư cách để tiếp xúc với thứ này hay không vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

Không nên mơ tưởng xa vời chuyện mình không làm được.

Sau này nếu trở thành Tông sư cảnh giới Trăn Tượng, thậm chí là Võ Thánh, hắn sẽ có cả đống thời gian để đi đọc các loại kinh thư.

"Đại sư tối nay đặc biệt chờ ta sao?"

"Đúng vậy"

Lão hòa thượng nghiêng người nhường ra một lối đi, Lương Cừ phủi tro bụi trên người, nhanh chóng đi theo lão hòa thượng tiến vào sương phòng phía Tây.

Trong phòng, ngoại trừ một cái giường, một giá sách, một cái bàn dài ra không còn đồ gì nữa, vô cùng đơn giản và trang nhã.

Trên bàn dài phía tay trái, một lượng lớn giấy viết bản thảo được sắp xếp gọn gàng, bên phải đặt nghiên mực, phía trước có một chiếc bút lông đang được đặt lên trên giá bút, vết mực vẫn còn chưa khô, tản ra mùi mực nhàn nhạt.

Có hai quyển trục đặt chồng lên nhau ở trên bàn, quyển ở trên có chất giấy dày hơn, màu sắc hơi ố vàng, chính là bản thảo 'Thành Duy Thức luận kết' mà Lương Cừ mang về.

Quyển ở dưới trắng sáng hơn, nhưng nội dung tương đồng, giữa mỗi hàng chữ đều có rất nhiều phần chủ thích giải nghĩa, đây rõ ràng là lão hòa thượng chép lại một phần để tiện ghi chú.

Lão hòa thượng đi tới bên trái bàn dài, từ xấp giấy viết bản thảo lấy ra vài tấm, đưa cho Lương Cừ.

Lương Cừ cung kính nhận lấy, quét mắt qua trang bìa.

'Nhĩ Thức Pháp'

Có liên quan tới tai sao?

Lật trang bìa, Lương Cừ mang theo suy đoán cẩn thận nhìn xem.

Phần mở đầu không hề vừa vào đã giải thích Nhĩ Thức Pháp là gì, lão hòa thượng trước tiên dùng lời của mình tổng kết đại khái nội dung của 'Thành Duy Thức luận kết' một phen.

Duy Thức Pháp lấy Bát Thức làm trung tâm, cái gọi là Bát Thức, lão hòa thượng lời ít mà ý nhiều.

"Năm Thức phía trước, là tai, mắt, mũi, lưỡi, thân. Thức thứ sáu là Ý thức. Thức thứ bảy là Tiềm tại thức. Thức thứ tám là tất cả các Chủng tử thức căn bản"

(Chủng tử (zh. zhŏngzí 種子, ja. shushi/shuji, sa. bīja) nghĩa là mầm sống, hạt mầm, hạt giống. Thuật ngữ này vốn chỉ cho hạt giống thực vật, nhưng được dùng trong Phật giáo với ý nghĩa ẩn dụ:

Với một tôn giáo dựa vào thuyết "nhân quả", thì chủng tử là ẩn dụ cho nguyên nhân của mọi vấn đề, đặc biệt là nhân gây ra phiền não (sa. bīja, bīja-dharma);

Tiềm năng của một cái gì đó sẽ phát sinh;

Trong Duy thức tông,"Chủng tử" là phương diện tiềm năng ẩn tàng của mọi cấu trúc tinh thần và vật chất được chứa sẵn trong A-lại-da thức. Nó sẽ hiện hữu như là kết quả của những hành vi và điều kiện hiện hành. Chủng tử là kết quả của những tiềm năng mới, và sẽ tiếp tục hiện hành và có một mối liên hệ trực tiếp với nhân duyên trước đó. )

Về phần 'Nhĩ Thức Pháp' là do lão hòa thượng tốn thời gian một tháng, tổng kết ra thức thứ nhất trong Bát Thức, là phần đơn giản nhất trong 'Thành Duy Thức luận kết', là phần cơ bản nhất.

Bình Luận (0)
Comment