Thuyền vuông hạ buồm, neo đậu ở vùng nước sâu đủ để quay đầu, từng bao lương thực được chuyển vào thuyền ba lá ở ngay đó, lần lượt chuyển lên núi.
Thanh niên trai tráng và quân lính ở trên núi đồng tâm hiệp lực, chia thành từng đợt vận chuyển lương thực vào kho được dựng tạm, Lại viên bên cạnh phụ trách ghi chép số lượng nhập kho.
Hương dân xung quanh tuần tra để đề phòng nạn dân kết thành nhóm, cướp bóc, ăn trộm lương thực.
Mấy ngày trôi qua, điểm cứu tế được dựng tạm đã hình thành nên trật tự và mô hình hoạt động tương đối hoàn thiện.
Nhóm người Hạng Phương Tố đi một vòng quanh doanh địa, thường nghe thấy đại danh của Lương Cừ.
Ngoại trừ lời phàn nàn về việc trên thuyền không được ăn no, dễ bị ném xuống nước còn có không ít lời khen như Trì Vương gia hạ phàm.
Hạng Phương Tố hỏi:
"Đoạn đường chúng ta đi, đã qua bao nhiêu điểm cứu tế nạn dân rồi?"
Nhiễm Trọng Thức mở tập văn thư mang theo bên người ra xem:
"Tổng cộng bốn điểm, toàn bộ bốn điểm này A Thủy đều đi qua, điểm cứu tế trước mặt này còn đưa nạn dân tới, 3216 người, một con số không nhỏ"
"A Thủy làm tốt thật". Kha Văn Bân không tiếc lời khen ngợi:
"Có thể đưa tận hơn ba ngàn người tới đây, trên tay A Thủy ít nhất cũng có một đội thuyền lớn.
Có đội thuyền đi cứu người, tuyến đường hợp lí khẳng định là có, nếu lại có thể vẽ ra một tấm bản đồ những nơi gặp nạn thì không còn ai dám nói xấu hắn nữa"
Hạng Phương Tố tán đồng:
"Bên phía Vệ Lân phái tới Vệ Thiệu, những nơi chúng ta đi qua đều không nghe thấy tên hắn, nói không chừng A Thủy làm tốt hơn nhiều so với hắn"
Có xuất sắc không thì phải so sánh.
Lương Cừ chỉ với cảnh giới Bôn Mã, không kém hơn Vệ Thiệu đã là thành công rồi.
Nhiễm Trọng Thức khép tập văn thư lại:
"Chuyển đồ tiếp tế xuống nhanh đi, theo như lời Tuần kiểm kia nói, đêm nay chúng ta có thể gặp mặt A Thủy!"...
Bên ngoài cửa sổ thuyền.
Thanh niên trai tráng và các hương dân đang xả nước cho ruộng lúa.
Lương Cừ thu hồi ánh mắt, chấm mực viết tiếp.
"Năm nay, từ trung tuần tháng tám đến tháng chín, mưa nhiều nắng ít, dù có ngày nắng nhẹ nhưng vẫn không ăn thua so với những ngày mưa liên tục.
Trên đất bằng, nước sâu vài thước, khu vực địa thế thấp sâu không chỉ một trượng, cả một biển nước mênh mông, chỉ có thể nhìn thấy ngọn liễu và góc phòng.
Lúa hè không chín, mạ non hư hỏng không thể gieo trồng, sức dân có nhiều nhưng không chỗ áp dụng, không có kế hoạch khả thi, đã vậy thế nước kéo dài không dứt, mãi không rút, chỉ sợ rằng đến mùa thu cũng không làm được gì... Tai họa ảnh hưởng hai mùa, dân tình khốn khổ vô cùng"
Lương Cừ căn cứ theo bản thảo mà thuộc hạ đưa tới, viết lại từng câu từng chữ một.
Ít đọc sách, phải xem lại bản mẫu từ những năm trước mới viết cho tử tế được.
Sửa chữa thêm một chút, một phần báo cáo mới tổng hợp tình hình thiên tai được ra lò.
Viết xong tên mình, Lương Cừ mới đặt bút xuống, bên ngoài đã vang lên tiếng hò hét ầm ĩ.
Lương Cừ hô to:
"Lại xảy ra chuyện gì vậy?"
Binh sĩ đứng trên cột buồm nói:
"Đại nhân, trong trấn Cam Tuyền hình như có đánh nhau! Thấy có không ít người!"
"Ngày nào cũng đủ thứ chuyện!"
Lương Cừ thổi khô mực, khép lại tập giấy bỏ vào trong tủ, xách Phục Ba Thương, đại cung, bao đựng tên lên, ngồi thuyền ba lá đi vào trong trấn.
Thuyền ba lá khẽ lắc lư, bên ngoài cửa hàng phía góc Đông Nam đang vây đầy hương dân.
Trên tay hương dân cầm theo liêm đao, đinh ba, tràn tới như nước, xông lên tầng hai phá phách cướp bóc.
Cửa tầng hai mở tung, thỉnh thoảng có gia cụ bị ném từ trong cửa sổ ra, còn có hai người túm lấy túi gạo nhỏ bị đẩy ra ngoài, lăn xuống dọc theo mái hiên, rơi xuống nước, mặt nước nhiễm một lớp máu tươi, gạo nổi lềnh bềnh.
Lương Cừ quát to:
"Đủ rồi!"
Uy áp bao trùm trời đất càn quét tầng lầu nhỏ, bách tính đang giơ gậy gỗ chỉ cảm thấy khó chịu trong ngực, sắc mặt trắng bệnh, tựa như trái tim bị người ta túm chặt lấy, máu tươi không bơm ra được, vô cùng đau đớn.
Tình cảnh dân chúng hỗn loạn khó mà ngăn được trong thoáng chốc đã kết thúc, rất nhiều người nhìn về phía Lương Cừ, ánh mắt ngập vẻ hoảng sợ.
Trần Kiệt Xương và Lý Lập Ba ở giữa đám người cố gắng duy trì trật tự thì thấy Lương Cừ đến, vội vàng lao ra khỏi cửa hàng.
Lương Cừ chỉ hướng tầng lầu nhỏ hỏi:
"Chuyện gì xảy ra vậy?"
"Cướp gạo!". Trần Kiệt Xương thở mạnh hai hơi, che cái trán đã tím bầm:
"Xông vào gặp người là đánh, ta và Lập Ba đều ăn phải hai gậy"
Lý Lập Ba đẩy đám người ra, mò một tấm biển đang trôi nổi trong nước, phía trên viết hai chữ 'Mễ Hành' sáng loáng.
Lương Cừ đã hiểu.
Vấn đề nghiêm trọng nhất khi ngập lụt đương nhiên là thiếu lương thực.
Bọn người Trần Kiệt Xương vừa tới, không hiểu rõ lắm, nhưng trên đường đi, Lương Cừ đã gặp rất nhiều vụ phá phách cướp bóc như vậy.
Phần lớn là do Mễ Hành tăng giá quá cao khiến dân chúng phẫn nộ, hoặc là có người chẳng còn gì để mất, kích động những người khác, bí quá hóa liều, gây chuyện cướp gạo.