Những bông lau sậy màu trắng bạc chập trùng trong gió, thuyền đánh cá qua lại trên mặt sông rộng lớn, những cánh buồm nối tiếp nhau tạo nên cảnh tượng vô cùng tấp nập.
"Thời gian trôi qua nhanh thật."
Lương Cừ đứng ở đầu thuyền, nhìn về trấn Nghĩa Hưng gần ngay trước mắt, cảm khái vô ngần.
Nửa cuối tháng 8 rời đi, nửa cuối tháng 10 mới quay lại.
Lúc đi còn đang giữa hạ, lúc về đã là vào thu, ngay cả trên những ngọn đồi sau trấn, không biết từ lúc nào đã mọc lên một lầu các cao chót vót.
Lầu các vẫn chưa đổ mái, cột xà so le nhau, nhưng đình lầu năm tầng đã bước đầu thành hình, ngư dân đang chèo thuyền trên sông cũng có thể nhìn thấy, dưới màn sương mông lung, thêm vào đó mấy phần văn nhã.
"Khuê Các của Văn Miếu sao?"
Thị lực của Lương Cừ cực tốt, quan sát kiểu dáng lầu các liền mơ hồ đoán ra.
Mỗi một huyện thành đều có ba miếu là Văn Miếu, Võ Miếu và Miếu Thành Hoàng, mục đích để khuyến khích bách tính coi trọng văn võ, phát triển thịnh vượng.
Khu vực gần sông còn có thêm Miếu Hà Thần hoặc Miếu Long Vương.
Lương Cừ trước đây từng nghe nói huyện Bình Dương có ý xây Văn Miếu và Miếu Hà Thần ở trấn Nghĩa Hưng, không ngờ lại nhanh như vậy.
Chờ đến khi thuyền cập bến, đám Thủy thú đang chơi đùa dưới nước đều tản đi.
Nheo Béo và bầy Cá heo nghe theo lời dặn của hắn, chui xuống nước bắt cua to nhiều gạch, chuẩn bị cho tiệc cua.
Không Thể Động và Nắm Đấm thì men theo dòng nước ngầm mà về nhà trước.
Lương Cừ một mình chèo thuyền về phía trước.
Nhân khẩu khắp mọi nơi không ngừng tràn về đây, khiến huyện Bình Dương và các thôn trấn xung quanh phát triển nhanh chóng.
So với hồi đầu tháng 8, dọc bến thuyền Thượng Nhiêu có hơn chục cửa hàng mới, dưới mái hiên có không ít người đang uống nước uống rượu.
Có hai nhà thậm chí còn treo biển hiệu gỗ 'Ba đồng ăn no, mười hai đồng ăn ngon', ngoài cửa bày nồi lớn, nước canh màu đổ sẫm sôi sùng sục, hương thơm của thịt phiêu tán khắp nơi.
Chưa đến giờ cơm mà đã có người bụng đói cồn cào đến bỏ tiền xuống rồi xúc cơm, vây quanh nồi sắt sung sướng ăn cơm.
Các hương dân thấy con thuyền mang tính biểu tượng của Lương Cừ, vừa kinh ngạc vừa liên tiếp chào hỏi.
Lương Cừ lần lượt gật đầu.
Còn có ngư dân chèo thuyền đến gần, bắt một con cá lớn từ trong sọt ra, nhiệt tình chào hỏi Lương Cừ đã lâu không thấy mặt.
"Lương gia! Cá diếc tươi đấy, xách về nấu canh!"
"Cá diếc thì có gì ngon, toàn là xương dăm, ta đây có cá chép bạc to, muốn dùng canh thì nấu canh đầu cá!"
Ông chủ quán trà trên bờ cười to:
"Dưới sông không thiếu nhất là cá, Lương gia là người Bình Dương, hiếm lạ gì hai con cá của các ngươi? Loan Tử, đi gói hai cân thịt cừu cắt lát đi!"
"Ôi, không cần phải vậy đâu."
Lương Cừ uyển chuyển từ chối.
"Lòng tốt của chư vị ta xin nhận, quả thực..."
Trong tiệm, hỏa kế đang bận lau bàn nhìn bóng lưng Lương Cừ, hiếu kỳ hỏi:
"Chưởng quỹ, người kia là ai? Thanh danh lớn thế? Ai cũng đến tặng cá?"
Thực khách đang dùng bữa nhìn nhau, trong tiệm bùng phát một trận cười lớn, chấn động đến mức mái ngói cũng hơi rung.
"Lão chưởng quỹ, ngươi tuyển đâu ra tiểu tử ngơ ngác thế này, không phải là người không có hộ tịch chạy ra từ trong núi đấy chứ?'
"Ở trấn Nghĩa Hưng mà không biết Lương gia, khác gì cưỡi lừa đuổi gà, không biết cao thấp thế nào đâu!"
"Ha ha, tiểu tử nhà ngươi, nhanh nhẹn giả, hồ đồ thật à."
Lão chưởng quỹ mới ra ngoài chào hỏi xong xoay người đi qua, vỗ mạnh vào sau đầu tiểu nhị, ngay sau đó giơ ngón cái lên
"Nhớ cho kĩ, Lương gia là cái này của trấn chúng ta!
Cái thân hình nho nhỏ này của ngươi, nếu không phải nhờ vào Lương gia, làm gì có chuyện nhận được tiền công? Có mà đã bị đám lưu manh hỗn đản cướp sạch! Hai mẫu ruộng trong nhà rồi năm nào cũng phải mượn gạo, trả gạo, đến lúc chết cũng chẳng có tí lương thực nào! Về sau phải sáng mắt lên mà nhìn, không biết sai nha thì cũng phải biết Lương gia!"
Nói xong, lão chưởng quỹ chắp tay cáo lỗi với thực khách:
"Tiểu hoàng ngưu không biết hổ, người cục mịch chạy ra từ thôn Nam Tầm kiếm sống, chưa từng gặp qua nhân vật lớn, mong mọi người bỏ qua cho."
Mọi người đương nhiên chỉ coi như lão chưởng quỹ đang nói đùa.
Không có ai để tâm việc nhỏ này, cười đùa mấy câu xong liền không nhắc đến nữa, ai ăn cơm người nấy.
Tiểu hỏa kế ôm đầu, tựa như đang suy nghĩ điều gì đó.
Thôn trấn quanh đây đều bảo rằng trấn Nghĩa Hưng tốt, không có đám bóc lột, ngay cả giá cả lương thực mượn từ nhà giàu hàng năm cũng thấp hơn các thôn trấn gần đó.
Hóa ra nguyên nhân là do đây.
Trên bến thuyền.
Lương Cừ uyển chuyển từ chối ý tốt của các ngư dân, chủ tiệm, buộc dây thuyền, xách theo rương da tê giác, rương tiền.
"Thủy ca! Ta mới nghe nói ngươi quay về, cứ tưởng là có người chọc ta ai ngờ là thật!"