Nhưn cậu ta vẫn muốn đến Bắc Kinh.
Ban đầu cậu ta nói phét tới mây xanh.
Mạc Thụ Kiệt nói: “Để hồi anh rể con đến, hỏi anh rể nghĩa là gì, anh rể có kiến thức rộng nên có chủ ý.”
Mạc Ưng Tập gật đầu.
Mạc Như nói: “Anh rể em cũng không biết gì đâu, chuyện này vẫn là tự em quyết định. Em muốn học ngành gì quan trọng hơn là em muốn đi đâu.”
Thực ra, năm nay sau khi về nhà, Mạc Ưng Tập sẽ học học kỳ sau. Năm 1966 hủy bỏ thi vào trường cao đẳng trong khi cậu ta mới học kỳ một lớp 11, vẫn chưa thi vào cao đẳng được.
Cô đã lên kế hoạch như vậy từ trước vì sợ cậu ta ở nhà lãng phí thời gian nên cho đi học sớm hơn, đồng thời cô cũng đã tìm hiểu về các khóa học cấp ba sớm hơn, để sau này không phải lúng túng.
Khi đó, cô khích lệ em trai nói gì mà đến Bắc Kinh học đại học, nhưng chỉ là khích tướng mà thôi, cổ vũ em trai, tình hình mấy năm sau đó, nếu thực sự đến Bắc Kinh học thì cô cũng không vui.
Sau khi phong trào văn hóa bắt đầu, không chỉ các trường cấp một, cấp hai cho nghỉ học, hoạt động cách mạng, mà các trường đại học cũng vậy, học sinh không đi học, suốt ngày đánh nhau, thậm chí chia thành nhiều băng nhóm để đánh nhau. Khi xảy ra đánh nhau, chính các học sinh là người chịu thiệt.
Nếu sau đó không có quân đội can thiệp và ngăn chặn thì bọn họ đã tiếp tục tàn sát lẫn nhau.
Những người bạn cùng lớp vốn dĩ nên tương thân tương ái, thế nhưng chúng đã bắt đầu đánh nhau chỉ vì suy nghĩ và bè cánh khác nhau, nghĩ đến thật là ớn lạnh.
Các học sinh trẻ tuổi, nhiệt huyết và bồng bột, luôn cho rằng mình đuổi theo là đúng, chỉ cần bản thân đồng ý thì có thể hy sinh tính mạng, có thể lấy mạng kẻ phản đối không thương tiếc.
Nếu có thể thì trong vài năm đó, cô thực sự muốn em trai về nhà tránh đầu ngọn gió, đợi sau khi hòa bình rồi ra ngoài.
Với mối quan hệ hiện tại của cô và Chu Minh Dũ, việc đưa em trai vào đại học hoàn toàn không thành vấn đề.
Dù sao thì mười năm tới phải chú ý đến các mối quan hệ, nếu cha là anh hùng thì con sẽ là hảo hán, nếu cha là phản động con sẽ là kẻ khốn nạn. Đến đầu năm 1970, đi lính sẽ được yêu thích, chiến tranh không còn nhiều nữa, muốn đi lình thì phải đi cửa sau. Ngoài ra việc học lên đại học, những năm 70, các đại đội, công xã, công xưởng và các cơ quan chính phủ tiến cử bọn họ vào các trường đại học và được gọi là “Học viên công nông binh”.
Nói trắng ra là phải đi cửa sau.
Đa số những người này vẫn chưa tốt nghiệp tiểu học, nhưng là thành phần tốt, có xuất thân tốt, mối quan hệ vững chắc, họ phải học đại học để phá vỡ tình trạng giáo dục bị kiểm soát bởi những địa chủ, phú nông, thành phần xấu và bè cánh hữu.
Điều này cũng dẫn đến việc giáo viên đại học không biết làm sao giảng bài, muốn dạy ghi chép, bắt đầu dạy từ kiến thức tiểu học, nhưng học sinh học cực, giáo viên dạy càng vất vả hơn.
Những học viên công nông binh sau khi tốt nghiệp, có một số thực ra cũng chỉ là mức độ sơ cấp, nhưng đã quay về đơn vị ban đầu hoặc được điều động sang đơn vị khác đảm nhận các vị trí chủ chốt.
Vốn dĩ, cô nghĩ rằng ngay cả khi không thi vào trường cao đẳng năm 66, không tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1966, đợi tình hình ổn hơn vẫn có thể tìm mối quan hệ cho em trai vào đại học.
Nếu thầy Đặng đã có đường đi thì tất nhiên sẽ tốt hơn, cũng gần nhà.
Có ai mà không thay đổi lí tưởng và chí nguyện, đó là suy nghĩ ngây thơ của trẻ con.
Đối với đại đa số mọi người, những lời chúc tốt đẹp nhất đều được giữ trong lòng, cuối cùng con đường họ chọn lại bị thực tế ép buộc phải chọn con đường này, thậm chí có thể nói là không còn con đường nào khác.
Mạc Ưng Tập suy nghĩ rất nghiêm túc, so sánh: “Em rất thích học môn sinh học, nhưng em cũng thích học ngữ văn, lịch sử, vật lý... Em muốn đến thủ đô để xem.”
“Môn học yêu thích nhất... em thích nhất là sinh học, thầy Đặng đã giúp em rất nhiều, nếu em có thể vào viện nghiên cứu sinh vật học của trường đại học tỉnh... hình như cũng rất tốt.”
Nhưng có vẻ như ngoài sự thích thú với sinh học, còn có một lý do rất lớn đó là tình yêu thương và sự hướng dẫn của thầy Đặng dành cho cậu, cũng như sự dí dỏm và chuyên nghiệp của giáo sư Viên đã thuyết phục cậu.
Mạc Như nói: “Chúng ta có thể đến thủ đô bất cứ lúc nào, nếu em học trường trung học phụ thuộc đại học tỉnh và đại học tỉnh thì cũng chưa chắc không thể đến thủ đô để học.”
Chẳng phải vẫn có thể học chuyên sâu mà, sau này chắc chắn có thể học nghiên cứu sinh gì đó.
Hơn nữa, nếu đi theo giáo sư Viên, cho dù sau này trường đại học không tuyển sinh thì việc học của em út cũng không bị đình trệ, hơn nữa còn có cơ hội học lên cao.