Cho dù người ta không thích con người như anh nhưng cũng chắc chắn cũng sẽ thích lợi ích anh có quyền phát biểu ở đại đội Tiên Phong và công xã. Huồng hồ năm nay gần ba mươi rồi, đã chín chắn và vững vàng hơn so với thằng bé tóc chỏm năm đó, rất thu hút sự chú ý của những cô gái mười tám mười chín.
Đáng tiếc là anh tuyệt đối không tiếp xúc riêng với nữ thanh niên tri thức, bất luận là làm ruộng hay là đi trên đường.
Có lần một mình từ huyện trở về, anh bị một nữ thanh niên tri thức chặn lại ở đường ngoài thôn để báo báo tư tưởng.
Anh thẳng thừng lạnh lùng, ném một câu nói: “Báo cáo tư tưởng tìm Mao chủ tịch.”
Đội sản xuất mỗi ngày đều xin chỉ thị sớm báo cáo muộn theo thông lệ, chẳng lẽ không đủ cho anh báo cáo? Nếu không đủ thì tăng gấp đôi, để anh báo cáo một mình.
Đóng cửa phòng tối.
Ngay cả bộ dạng của nữ thanh niên tri thức anh cũng không nhớ rõ đã đạp xe đi rồi, nữ thanh niên tri thức mặt đỏ bừng xấu hổ.
Còn có người đi tìm anh chủ trì công đạo, chẳng hạn như điểm thanh niên tri thức bị tẩy chay và chịu ấm ức, muốn than khóc với anh để anh thương hại sau này chống lưng giúp.
Chu Minh Dũ cũng hoàn toàn không cho họ cơ hội để nói.
Có việc ư?
Có việc thì tìm cán bộ.
Báo cáo tư tưởng ư?
Tìm Mao chủ tịch.
Bằng cách đó, nữ thanh niên tri thức của đại đội Tiên Phong đồn đại Chu Minh Dũ thực sự là kẻ lỗ mãng, đừng nhìn hiện tại giống con người, thực ra là không hiểu tình cảm, rất ngơ, thực sự là kẻ vô dụng.
Đội ba đội bốn có cán bộ giúp thanh niên tri thức thay đổi công việc ghi nhiều điểm công tác, đáng tiếc là ngay sau đó bị người khác tố giác với đại đội. Ủy ban cách mạng đại độ mở cuộc họp tập thể, trực tiếp điểm danh phê bình các cán bộ và thanh niên tri thức đi cửa sau. Sau khi phê bình, toàn bộ sẽ được đối xử như xã viên bình thường, đi theo ra đồng làm việc, không có đãi ngộ tốt.
Làm như thế thì không ai dám đi cửa sau nữa vì sợ làm mất đi lợi ích của mình.
Đại đội Tiên Phong đi vào nề nếp rồi, nhưng các đại đội khác không kiên quyết như thế.
Có rất nhiều lời đàm tiếu từ các đại đội khác, thậm chí có người còn đặt biệt danh cho ký túc xá nơi nữ thanh niên tri thức ở, điều này đã gây ra ảnh hưởng cực kỳ xấu. Tuy một số có phong cách làm việc không tốt nhưng đa phần là những người trẻ có lòng tự trọng cũng bị liên lụy và bị bôi nhọ, họ tức giận chạy đến công xã kiện cáo, yêu cầu trả lạii sự trong sạch.
Tương Ngọc Đình cảm thấy đây là một sự cố nghiêm trọng nên đã gọi đại diện hội liên hiệp bần trung nông lớp dưới mở cuộc họp, mọi người cùng nhau tìm cách giải quyết.
Chu Minh Dũ cũng hào phóng đưa ra chủ ý, nhưng có một số việc không thể công khai nói ra.
Anh kiến nghị riêng với Tương Ngọc Đình và Liễu Hồng Kỳ: “Hai chủ nhiệm, tôi nghe nói về nông thôn phải ở ít nhất bảy tám năm, thậm chí là đến mười năm phải không?”
Liễu Hồng Kỳ nói: “Cũng không có chính sách nói thời gian bao lâu, có người nói có thể là một hai năm, nhưng tôi thấy cũng khó, ít nhất cũng phải năm năm.”
Bên trên không có bất cứ lãnh đạo và văn bản nói đến việc thanh niên tri thức quay về thành phố.
Tương Ngọc Đình cũng đồng ý: “Nói không chừng sau này cũng không có cơ hội về thành phố, phải giảm dân số thành phố, áp lực dân số thành phố quá lớn, lương thực cung ứng không đủ, các trường đại học và công xưởng không thể tiếp nhận quá nhiều người, nên chỉ có thể để bọn họ về quê. Cho dù sau này công xưởng có tuyển dụng thì mỗi năm đều có học sinh mới tốt nghiệp, căn bản không đến khóa sau là phải về quê rồi.”
Nghĩ đến điều đó, họ cảm thấy học sinh trung học khóa sáu quá đáng thương, làm ầm ĩ xong lại đến nông thôn làm việc, đại học thì không có cửa, công xưởng không tuyển người, đợi đến lúc đại học và công xưởng tuyển người thì chắc chắn cũng tuyển học sinh mới ra trường, không thể tuyển những người đã được điều xuống cơ sở rèn luyện.
Tương Ngọc Đình thậm chí còn cảm thấy bọn họ bị giảm dân số, về nông thôn cắm rể, không có thể quay lại thành phố.
Chu Minh Dũ chỉ là đề nghị, họ có thể lập ra điều lệ quy định vấn đề hôn nhân của thanh niên tri thức.
“Hai chủ nhiệm, nếu không thể quay về thành phố thì chẳng có gì để nói, thanh niên tri thức kết hôn với xã viên cũng sống cả đời ở trong thôn. Nhưng nếu, tôi nói là nếu đến lúc đó, thanh niên tri thức có thể quay về thành phố thì sao? Cùng với sự phát triển kinh tế của chúng ta, mở rộng thành phố, thanh niên tri thức lại có thể quay về thanh phố, vậy thì gia đình thanh niên tri thức và xã viên sẽ làm sao?” Chu Minh Dũ đưa ra giả thiết với bọn họ.