Hai năm sau, các hộ gia đình đều có điện, còn lắp một chiếc loa nhỏ để kết nối trực tiếp với phòng phát thanh của trụ sở trung đoàn, để họ có thể nghe đài đồng bộ hàng ngày. Sau khi có điện, các doanh nghiệp phụ trong thôn ngày càng nhiều, gia đình nào cũng có tiền. Trong vòng hai năm, máy thu thanh trở nên phổ biến ở trung đoàn Tiên Phong, tất nhiên phần lớn là do tổ ngũ kỹ thuật của trung đoàn tự lắp ráp nên chất lượng tốt, giá thành rẻ, rồi còn có xe đạp, tivi... Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các xã viên sử dụng điện an toàn, Chu Minh Dũ đã dẫn dắt tổ kỹ thuật nghiên cứu và phát triển thiết bị bảo vệ công tắc điện, có thể tự động ngắt khi có người bị điện giật, giảm nhiều thương vong do tai nạn.
Điều này hoàn toàn trái ngược với các tai nạn điện giật sau khi thôn làng ở các khu vực khác có điện, vì vậy công tắc chống rò rỉ mang thương hiệu Tiên Phong đã lan truyền nhanh chóng giữa thành phố và nông thôn.
Với nỗ lực chung của viện khoa học, viện nghiên cứu và các trường đại học, chính phủ đã thông qua luật bản quyền phát minh sáng chế. Chu Tịch lập tức đăng ký bảo hộ bằng sáng chế cho công tắc an toàn của ba cô, sau đó đã làm cho công tắc điện thương hiệu Tiên Phong bán chạy trên toàn quốc trong nhiều thập kỷ.
Mười năm đặc biệt kết thúc, khôi phục kỳ thi tuyển sinh đại học, thanh niên trí thức trở lại thành phố, những màn kịch gia đình tan nát được dàn dựng ở nhiều nơi ở nông thôn, từ đó nảy sinh vô số câu chuyện hoặc cảm động hoặc tức giận.
Bởi vì quy định hôn nhân được phòng ngừa chu đáo, nên trung đoàn Tiên Phong đã tránh được rất nhiều bi kịch không đáng có.
Vợ chồng thanh niên trí thức đều quay về thành phố, thanh niên lập chí cắm rể ở nông thôn cũng không mất mát gì. Trong những năm tháng về nông thôn, một số được giới thiệu vào trường đại học công nông binh, một số thì làm việc ở trụ sở trung đoàn. Cho đến nay, cuộc sống ở trung đoàn Tiên Phong khiến họ cảm thấy yên bình và đầy đủ sung túc.
Sự dư dả này đến từ sự thỏa mãn cả về tinh thần lẫn vật chất, tuy bắt kịp thời đại nhưng họ không sa ngã, cũng không bị xã hội ruồng bỏ.
Trung đoàn Tiên Phong cho họ cơ hội để nhận ra giá trị của bản thân.
Thậm chí, nhiều cặp vợ chồng thanh niên trí thức đã không quay trở lại thành phố, bởi theo họ, đà phát triển hiện tại của trung đoàn Tiên Phong còn tốt hơn cả huyện lị.
Năm 1983, công xã toàn quốc chính thức bị giải tán, hệ thống xã trấn được khôi phục, các trung đoàn sản xuất, đại đội, đội sản xuất cũng được khôi phục lại hệ thống thôn.
Nhưng chín mươi phần trăm người dân ở trung đoàn Tiên Phong muốn tiếp tục thực hiện hình thức làm kinh tế tập thể trang trại, bởi họ nhận thấy bao nhiêu năm nay, dưới sự quản lý hiệu quả, tinh thần tích cực lao động được nâng cao rất nhiều.
Nhất là trụ sở trung đoàn đã tạo cho họ rất nhiều cơ hội việc làm, khiến họ không còn phải sống dựa vào nghề nông cách đây vài năm nữa, giờ họ giao đất cho trụ sở trung đoàn quản lý tập thể, họ chỉ cần đi làm khi việc đồng áng bận rộn, còn những lúc khác thì có thể đến công xưởng để kiếm tiền.
Sau năm 1984, các xưởng bột mì, thực phẩm phụ của trung đoàn Tiên Phong lần lượt mở ra, công xã Hồng Kỳ ban đầu trở thành cơ sở chế biến nông sản xanh của trung đoàn Tiên Phong, sau mở rộng ra toàn huyện.
Bột mì và mì thương hiệu Tiên Phong, cũng như các loại thực phẩm phụ, điểm tâm, kẹo, tương ớt, kim chi, dưa chua… đều được bán chạy trên toàn quốc, sẽ nhanh chóng được đưa ra nước ngoài và trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước .
Họ chiêu mộ nhân tài, những nhân tài từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về đây để tạo nên vinh quang cho thời đại của họ. Khi cải cách doanh nghiệp nhà nước thì họ lại đi đầu, sắp xếp lại kịp thời để tránh thất thoát tài sản, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thực phẩm và sản phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất tỉnh.
Sau đó, họ tham gia vào ăn uống, giải trí, du lịch, IT, tài chính, năng lượng xanh, thẩm mỹ và các ngành nghề khác, đồng thời xây dựng tập đoàn Tiên Phong thành một thành trì như thép, nở hoa khắp cả nước và trên thế giới, đứng vững trong vô số lần giông tố tài chính.
...
Vài năm sau, toàn bộ công xã Hồng Kỳ đã trở thành một biển hoa.
Đây là hậu phương của tập đoàn Tiên Phong, sau khi không gian Mạc Như được cải tạo, thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây thích hợp nhất để trồng hoa hồng chiết xuất tinh dầu, trồng ra những bông hồng chân chính nhất.
Lái xe từ ga đường sắt cao tốc huyện, chẳng bao lâu có thể nhìn thấy một biển hoa, giữa khu vườn dài bất tận là tứ hợp viện nhà nông nối tiếp nhau.
Đây là địa điểm được du khách khắp nơi khao khát, tượng trưng cho tình yêu lãng mạn và là điểm đến tuyệt đẹp.
Những người độc thân đến đây để cầu tình yêu lãng mạn, những người yêu nhau đến đây để cầu trọn đời trọn kiếp, có rất nhiều cặp vợ chồng lớn tuổi đến đây để tìm kiếm sự bình yên cuối cùng.