Chương 834: Lại lập công (3)
Mạc Như nghe Trương Thúy Hoa nói Triệu Liên Anh thật ra rất giỏi việc nuôi những con vật nhỏ kia. Trước đây bà ta còn nuôi thỏ, nuôi gà vịt. Bà ta còn nuôi giỏi hơn những người khác. Vì vậy Triệu Liên Anh sau cùng vẫn được nhận vào.
Đương nhiên, cuối cùng họ có ở lại được hay không còn tùy thuộc vào khả năng của chính họ. Cô cảm thấy thông qua việc ấp gà con trong khoảng thời gian này cũng có thể nhìn thấy năng lực của mỗi người có phù hợp với công việc ở trong trại gà hay không.
...
Chớp mắt đã mấy ngày trôi qua, trại gà đang trong quá trình xây dựng, bọn gà con cũng đang trong quá trình nở, các xã viên mong đợi trời mưa xuống nhưng lại không có giọt mưa nào.
Thời tiết càng ngày càng hanh khô, nhiều sông, mương đã khô cạn đến đáy, lòng sông trơ trọi, lộ ra và nứt nẻ. Một số khu đất canh tác ở xa các thôn làng đã bắt đầu khô héo, thậm chí có thôn giếng nước cũng bắt đầu khô cạn, không còn nước, dẫn đến việc thôn dân không có nước ăn uống đã trở thành vấn đề nan giải.
Các giếng trong đại đội tiên phong cũng đã khô cạn, và giờ chỉ còn có hai giếng ở cuối làng là có thể có nước.
Một số đội trưởng trong thôn hợp tác hạ lệnh không được phép sử dụng giếng nước để tắm rửa, giặt quần áo. Hai cái giếng này chỉ có thể được dùng để nấu ăn và uống.
Còn về tắm rửa giặt giũ thì có thể đi sông Tây Hà.
Mặc dù những kênh rạch Nam Hà đã gần như khô cạn, nhưng Tây Hà có một suối nguồn, suối nguồn đó sẽ không vì thời tiết hạn hán mà khô héo, cạn kiệt, đương nhiên rất dồi dào.
Chu Thành Chí mỗi ngày đều tổ chức cho các lao động nam đi gánh nước, tưới hoa màu hằng ngày, bông, bắp, kê, cọng,.. đều không thể bỏ mặc không ngó ngàng gì. Có thể tưới được chút nào hay chút ấy.
Có nguồn suối không cạn bất kể ngày đêm này phù hộ, đất của thôn Chu Gia vẫn còn có thể được tưới, còn không đến mức để các xã viên mệt chết.
Điều này khiến Chu Thành Chí như uống một viên thuốc an thần, mỗi sáng thức dậy đều đến xem miệng nguồn nước suối. Cứ ba đến năm giờ lại bí mật đốt giấy. Dâng lễ vật, xin Long Vương phù hộ đừng để nguồn suối trở nên khô hạn hay nhỏ đi. Phải luôn dồi dào như thế này mới tốt.
Giờ đây, mỗi ngày, buổi trưa nếu không đi làm cũng có những người phụ nữ rủ nhau không phải đi giặt quần áo, thì là lấy nước về gội đầu, tắm rửa, Một thời gian, nơi đây đã thay thế cái giếng trong làng và trở thành một nơi rất náo nhiệt, đông đúc.
Nó cũng trở thành một nơi mà Chu Thất Thất phải đến dạo ngắm mỗi ngày.
Lúc này, trại gà cuối cùng cũng được xây dựng xong.
Trại gà nằm ở phía đông của làng, diện tích hơn hai mẫu, trước kia, nơi đây chỉ có một số cây nhỏ và bụi rậm, do bề mặt cằn cỗi đều là cát sỏi nên không thể dùng để làm ruộng hay trồng rau, luôn bị bỏ hoang. Bây giờ xây thành trại gà cũng xem như là đang tận dụng triệt để, tối đa.
Trại gà xây một chuồng cỏ với nhiều lớp, tầng, khung kệ gỗ để cho gà ngủ, nghỉ ngơi, tầng cuối cùng là ổ gà phủ cỏ, lúa mì mềm.
Mô hình nuôi gà nhà kín tuy đơn giản nhưng phân công rõ ràng, có lồng ấp, phòng gà con, phòng đẻ trứng, ổ gà,...phân công lao động rõ ràng. Sau này nó cũng dễ dàng để cải thiện chỉ cần nâng cấp thêm chút nữa là được.
Dưới sự lãnh đạo của Mạc Như, toàn bộ gà con đã được nở ra, tổng cộng có hai trăm linh sáu con, cộng với những con gà đã trưởng thành khác, tổng cộng tất cả hơn hai trăm bảy mươi con.
Nhân viên chăn nuôi của trại gà cũng đã được quyết định, do Cổ Tuệ Phương và Quản Xuân Hương, Vương Ngọc Cần cùng nhau hợp sức làm việc.
Lý Chu Dân và Trần Chu Dân đã lớn tuổi, sức khỏe kém nên ấp gà con cũng được. Nếu ngày ngày ở trại gà làm việc e là làm không nổi. Mạc Như đã mời bọn họ sau này chỉ chuyên phụ trách nhiệm vụ ấp trứng gà con. Không chỉ cần bổ sung gà cho trang trại gà mà còn có thể bán gà con đi.
Hà Thái Hồng bị phát hiện ra là đang mang thai, vì nghĩ cho sự an toàn của bà ấy nên Mạc Như không cho bà ấy làm việc trong trại gà.
Mạc Như rất hài lòng với những người ở lại. Cổ Tuệ Phương mặc dù không hẳn là chung sống rất tốt với nhau, nhưng bà ta cũng sẽ không cố ý bắt lỗi cô. Những điều mà cô tự mình chỉ dẫn, dặn dò bà ta đều làm rất tốt, đúng lúc, đúng thời gian. Quản Xuân Hương tương đối linh hoạt và không nhiều lời, Vương Ngọc Cần là người rất thân thiện, ba người tụ họp lại cũng không có vấn đề gì lớn. Ma sát một chút thì vẫn được, từ từ sẽ hòa thuận với nhau.
Riêng Triệu Liên Anh bị đuổi ra ngoài và cấm đến gần trại gà.
Triệu Liên Anh rất bất mãn với điều này, tìm Hà Quế Lan, Vương Nguyệt Nga, bảo bọn họ chủ trì công đạo cho. Tự thấy mình rất cần mẫn, nghiêm túc trong việc ấp trứng gà con, những quả trứng mà bà ta phụ trách đểu nở ra gà con thành công. Vì sao cuối cùng bản thân lại bị đuổi ra ngoài còn Cổ Tuệ Phương, những người lạc hậu kia thì có thể ở lại chứ?