Nếu như chạm vào sẽ vui vẻ cười khanh khách.
Triệu Trân Trân đang xem tài liệu môn toán lớp năm cấp một đã xem được hơn nửa rồi chắc chỉ cần gần một tuần là có thể đọc xong.
Cô ngẩng đầu lắc cổ giơ tay sờ mặt Tiểu Kiến Minh hỏi: “Kiến Minh có đói không?”
Trẻ sơ sinh hơn nửa tuổi đói rất nhanh, Triệu Trân Trân đặt sách xuống, đang chuẩn bị tự mình cho con ăn thì Kiến Dân đột nhiên đứng dậy cầm trong tay một tờ đề đi đến nói: “Mẹ, câu này con không biết làm, mẹ biết làm không?”
Trong lòng Triệu Trân Trân cực kỳ vui mừng. Từ mấy ngày trước sau khi cô giúp Kiến Quốc giải một câu thì Kiến Dân và Kiến Quốc có đề nào không biết làm sẽ chủ động hỏi cô. Bởi vì cô giảng rất kỹ cũng không ra vẻ nên cho dù Vương Văn Quảng ở nhà đám trẻ cũng muốn hỏi cô!
Chuyện này làm cô rất thỏa mãn.
Triệu Trân Trân lập tức nhận lấy tờ đề nhìn kỹ.
Triệu Trân Trân nhanh chóng viết cách giải đề lên tờ giấy rồi quay sang nói với Kiến Dân: “Con tự làm trước đi, nếu vẫn chưa hiểu thì hãy hỏi mẹ!” Nói xong cô bế Tiểu Kiến Minh lên.
Kiến Minh uống sữa xong thì im lặng, đôi mắt to bắt đầu buồn ngủ, hàng mi khẽ động đậy rồi rất nhanh đã khép lại.
Triệu Trân Trân nhẹ nhàng đặt Tứ Bảo lên chiếc giường nhỏ trong phòng ngủ.
Lúc này, mẹ Trương đã làm xong cơm tối, đến hỏi cô: “Trân Trân, bây giờ dọn cơm được chưa?”
Triệu Trân Trân nhìn ra ngoài, bên ngoài tối đen như mực, trong phòng nghe thấy cả tiếng gió. Đài phát thanh dự báo, chỉ qua hai ngày nữa, thành phố Bình Thành sẽ đón cơn bão tuyết mùa đông đầu tiên.
Cô do dự một lúc, nhìn đồng hồ trên tường, thấy đã sắp bảy giờ rồi, bây giờ mà không ăn cơm thì các con sẽ đói mất nên nói: “Được, buổi sáng Văn Quảng chưa nói buổi tối sẽ không về, chắc là có chuyện gì về muộn rồi. Bà để phần cho anh ấy là được.”
Trời lạnh mà phòng khách rộng nên có bật bếp cũng không ấm lắm. Vì vậy, mẹ Trương làm hai nồi hầm, một nồi là miến với đậu phụ bắp cải, món kia là lạp xưởng và đậu khô. Mùa đông như thế này cho bọn trẻ mỗi đứa ăn một bát nóng hầm hập là quá tuyệt rồi.
Kiến Dân, Kiến Quốc và Kiến Xương đều ăn liền hai bát.
Khi cả nhà sắp ăn xong, Vương Văn Quảng mới vội vàng từ bên ngoài trở về. Hôm nay ở trên trường có chút rắc rối, thực ra cũng không tính là rắc rối mà là một chút tranh chấp nhỏ. Chủ nhiệm Lưu của khoa Hoá Học đột nhiên đến tìm anh yêu cầu cải thiện kinh phí thí nghiệm.
Quả thực, lúc Vương Văn Quảng làm chủ nhiệm của khoa Hoá Học thì luôn luôn gặp rắc rối về vấn đề kinh phí, mỗi lần gửi đơn lên cho hiệu trưởng Hà thì phải chờ rất lâu mới có câu trả lời. Lúc anh với Chủ nhiệm Lưu còn làm chung với nhau cũng từng trao đổi về vấn đề này.
Nhưng bây giờ chức vụ đã khác, anh mới làm phó hiệu trưởng được một tháng, cũng biết trường đã tiêu rất nhiều tiền rồi. Nhìn thì có vẻ nhiều nhưng nếu chia ra từng phần thì thực sự không có bao nhiêu.
Tiền cấp cho mỗi khoa chỉ có từng đấy, nếu bây giờ cấp thêm tiền cho khoa Hoá Học thì các khoa khác tất nhiên sẽ phải nhận ít tiền hơn, chuyện này tuyệt đối không thể. Vì vậy, Chủ nhiệm Lưu vừa đề nghị thì anh đã thẳng thừng từ chối. Tất nhiên lý do từ chối cũng được chuẩn bị sẵn, mỗi khoa đều được nhà trường thống nhất phân chia, đều phải nằm dưới sự giám sát của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Anh lại vừa lên chức phó hiệu trưởng, ngại không dám ý kiến quá nhiều.
Chủ nhiệm Lưu ỷ vào tuổi nghề của mình, đương nhiên không vui, còn đi so sánh Vương Văn Quảng với Hiệu trưởng Lương, người cũng vừa mới nhậm chức hiệu trưởng. Ông ta nói Hiệu trưởng Lương cũng từng là chủ nhiệm của khoa Kỹ sư cơ khí. Sau khi lên làm hiệu trưởng, phòng thí nghiệm ngay lập tức được mở rộng thêm gấp rưỡi trước đây, đã vậy một số lượng lớn các dụng cụ thí nghiệm mới cũng đã đưa đến. Chuyện này nếu không phải Hiệu trưởng Lương tranh thủ thì chẳng lẽ lại do nhà trường sắp xếp sao? Trường học tại sao lại không sắp xếp cho khoa Hoá học của họ được chứ?