Chương 298:
Chương 298:Chương 298:
Trên đường đi gặp người quen nên bà Kha dẫn Vu Tiếu đến chào hỏi người ta.
Núi ở Phạm Gia Câu gần biển, đứng ở chân núi đã có thể nhìn thấy biển. Bà Kha nói: "Con nhìn biển bên đó kìa, con đường đá đó vừa dài vừa rộng, khi thủy triều rút xuống có thể đi nhặt ốc biển, lật đá ngầm ra còn có thể tìm thấy ngao sò ở bên dưới. Đi xa hơn nữa còn có rạn đá, mùa đông thủy triều rút xuống có thể đến những nơi có rạn đá để tìm hàu, chỗ con có hàu không?"
Vu Tiếu nói: "Không có, nhưng con từng nghe người ta nhắc đến hàu, hàu xào trứng rất ngon." Lúc còn sống ở nhà họ Vu không thấy, nhưng lúc còn ở hiện đại thì cô có thể ăn bất cứ lúc nào.
Bà Kha: "Hàu có thể xào với trứng ư?"
Vu Tiếu nói: "Con cũng là nghe người ta nói thôi, lúc còn ở quê, có một chị gái công nhân viên chức gần nhà đã nói rằng nhà mẹ chị ấy cũng ăn thứ này, hàu xào trứng ăn ngon lắm, rất tươi."
Bà Kha: "Vậy chờ nửa năm sau, mẹ đi bắt hàu về, chúng ta xào trứng ăn. Bắt hàu rất tốn thời gian, cả ngày cũng chỉ bắt được một mâm."
Vu Tiếu suy nghĩ một chút rồi nói: "Con nghe nói nếu cắm cọc tre ở gần đó thì hàu sẽ bám lên cọc tre."
Bà Kha: "Đúng là vậy, bên đó cắm rất nhiều cọc tre, nhưng vô dụng thôi, cắm rồi cũng bị người khác nhổ đi, ai biết là của ai đâu?"
Hai người nhanh chóng cắt xong cỏ heo, cỏ heo cắt được đều để vào chiếc gùi sau lưng bà Kha, Vu Tiếu nói: "Mẹ ơi, mẹ về nhà trước đi, con đi nhổ rau đại." Nghĩ nghĩ rồi lại nói: "Mẹ, cha có biết làm cần câu cá không ạ?"
Bà Kha nghe vậy thì nói: "Con muốn câu cá hả?"
Vu Tiếu chỉ về phía mỏm đá bên kia và nói: "Con thấy lúc thủy triều dâng lên có thể ngồi trên mỏm đá câu cá, hơn nửa năm chưa ăn cá rồi." Lần gần nhất ăn cá chính là vào dịp năm mới khi còn ở Ao Tử Sơn.
Bà Kha: "Trong nhà cậu con có cần câu cá đấy, lúc về mẹ đến nhà cậu mượn là được."
Vu Tiếu nghe xong thì thấy thủy triều đang lên, lập tức nói: "Vậy bây giờ đi mượn luôn mẹ nhé?"
Bà Kha nói: "Được."
Hai mẹ con cùng xuống núi, Vu Tiếu vác gùi chứa cỏ heo về nhà, bà Kha thì đến nhà họ Phạm mượn cần câu cá. Bà Kha không chỉ mượn được cần câu cá mà còn dắt theo một cậu bé về nhà: "Đây là cháu nội của cậu con, tên là Phạm Gia Ngư, năm nay bảy tuổi, sang năm sẽ lên tiểu học. Thằng bé nghe nói con muốn đi câu cá nên đòi đi theo."
Phạm Gia Ngư là một đứa bé rụt rè, cậu nhóc ngượng ngùng cười với Vu Tiếu: "Cháu chào thím họ nhỏ." Vu Tiếu thích nhất là những em bé ngoan, như Tống Tiểu Thông vậy, em bé ngoan đều khiến người thương tiếc. Cô mỉm cười với Phạm Gia Ngư: "Cháu muốn di câu cá với thím à?"
Phạm Gia Ngư khẩn trương nói: "Cháu chỉ nhìn thôi, cháu sẽ không làm ồn đến thím họ nhỏ đâu."
Vu Tiếu hỏi: "Cháu có biết đào giun đất không?"
Phạm Gia Ngư: "Biết ạ, ngày nào cháu cũng đào giun đất cho gà ăn, gà nuôi trong nhà con nào con nấy đều béo mập. Mẹ cháu nói, trứng gà đẻ ra cũng rất to."
Vu Tiếu: "Vậy cháu đào giun đất giúp thím nhé, thím sẽ cho cháu kẹo trái cây, cháu thấy có được không?”
Mắt của Phạm Gia Ngư lập tức sáng lên, nhưng sau đó lại lắc đầu nói: "Không cần đâu ạ, cháu đào giun đất cho thím, thím không cần cho cháu kẹo đâu." Tuy nói vậy nhưng cậu nhóc vẫn vô thức liếm liếm khóe miệng.
Vu Tiếu bật cười, cũng không nói nhiều, cô về phòng nhét mấy viên kẹo trái cây vào túi, sau đó xách gùi lên và vác cần câu ra ngoài: "Đi thôi bé Ngư."
Phạm Gia Ngư vội vàng đuổi theo.
Bà Kha xoay người đi cắt cỏ heo chuẩn bị cho heo ăn.
Bởi vì Phạm Gia Câu gần biển nên lúc nông nhàn người dân thường ra bờ biển câu cá. Nhưng người đến câu cá rất ít. Bởi vì câu cá đòi hỏi phải có lòng kiên nhẫn, nhưng không phải cứ kiên nhẫn là sẽ câu được câu được cá, cho nên so với việc lãng phí thời gian cả ngày ở đây, nhiều người đều lựa chọn tìm việc khác để làm. Ví dụ như làm gạch này, đan sọt này, nhổ rau dại này...
Bên dưới mỏm đá là nước biển, thủy triều vẫn chưa rút, tiếng sóng dập dìu bên tai. Câu cá vào mùa này rất thoải mái, thời tiết không nóng không lạnh.