Thập Niên 60: Trở Thành Bạn Thân Nữ Phản Diện (Dịch Full)

Chương 68 - Chuong 68:

Chuong 68: Chuong 68:Chuong 68:

Lúc Tống Mãn Đường đưa bọn họ đến nơi đã hơn ba giờ chiều, trước cửa ký túc xá chỉ có Lý Ca, đại đội trưởng cùng với một nam thanh niên trí thức và một nữ thanh niên trí thức đứng đợi.

Đại đội trưởng của Ao Tử Sơn là một người què, tên là Trương Lâm Quốc, cũng là cha của nữ chính đời thứ nhất Trương Vân Đóa. Đừng thấy Trương Lâm Quốc là người què mà coi nhẹ, ông ấy là người rất được tôn kính ở Ao Tử Sơn, bởi vì lúc còn trẻ từng đánh quỷ, cái chân bị què là do đánh quỷ mà thành, cho nên mọi người đều kính ngưỡng ông ấy là một anh hùng. Đồng thời, mỗi tháng công xã đều trợ cấp tiền và lương thực cho ông ấy, mỗi tháng mười ký lương thực và năm đồng tiền. Cho nên ở đại đội sản xuất Ao Tử Sơn này, gia đình đại đội trưởng là gia đình có điều kiện nhất.

Trương Lâm Quốc thấy bọn họ đến rồi thì nói với Tống Mãn Đường: "Mãn Đường quay lại rồi, cực khổ cho cậu rồi." Cha của Tống Mãn Đường tên là Tống Đại Phi, là tiểu đội trưởng tiểu đội tám, Tống Mãn Đường được bồi dưỡng để nối nghiệp cha mình. Do đó Trương Lâm Quốc rất xem trọng Tống Mãn Đường, cho nên trong rất nhiều chuyện đều để Tống Mãn Đường làm chân chạy.

Tống Mãn Đường mỉm cười lắc đầu: "Không cực khổ." Anh ta nói xong thì lấy ra biên lai của hội thanh niên thị trấn: "Đại đội trưởng, đây là văn kiện lấy từ hội thanh niên thị trấn, sáu vị thanh niên trí thức đã an toàn đến nơi."

Trương Lâm Quốc nhận lấy văn kiện, xem qua một lượt, sau đó gật đầu, nhìn về phía nhóm người Vu Tiếu rồi nói: "Các vị là nhóm thanh niên trí thức thứ hai đến với Ao Tử Sơn của chúng tôi, nhóm thanh niên trí thức thứ nhất đã đến vào năm 1966. tổng cộng tám người, trong đó có một người không kiên trì nổi đã rời khỏi Ao Tử Sơn. Lời khác tôi không nói nữa, Ao Tử Sơn của chúng tôi cũng có quy củ, tôi cũng không có yêu cầu nào khác đối với các thanh niên trí thức, mỗi ngày có thể hoàn thành nhiệm vụ thì tốt Đương nhiên, nếu mọi người không hoàn thành nhiệm vụ, công điểm (/) ít đi, lương thực tự nhiên cũng ít theo, vì vậy có thể ăn no hay không còn phải nhìn vào bản lĩnh của chính mình."

(/) công điểm (工分]): điểm tính công lao động của xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây.

Đời trước Châu Mật Hồng đã từng nghe qua những lời này, cô ấy của ngày đó từng không cho là đúng, dù sao mỗi tháng đều nhận được trợ cấp từ trong nhà, cô ấy mới không thèm làm việc lấy lương thực đâu. Nhưng sau này Châu Mật Hồng mới biết việc bản thân không nhập gia tùy tục và không cho là đúng là cỡ nào ngu xuẩn.

Đại đội trưởng nói tiếp: "Trong nhóm thanh niên trí thức cũ, trước mắt có năm nam hai nữ, vị nam thanh niên trí thức này tên là Đỗ Hữu Vọng, vị nữ thanh niên trí thức này tên là Kim Linh. Nếu mọi người có gì thắc mắc gì thì có thể hỏi hai người bọn họ, bọn họ là tổ trưởng của các nam nữ thanh niên trí thức. Được rồi, tiếp theo mọi người tự mình sắp xếp thời gian đi, những thanh niên trí thức mới đến được nghỉ ngơi một ngày, ngày mai bắt đầu làm việc." Đại đội trưởng vừa dứt lời là đi ngay.

Nhậm Sóc thấy thế thì đuổi theo gọi đại đội trưởng, có vẻ là có chuyện muốn nói.

Về phần Vu Tiếu, sau khi nghe đại đội trưởng giới thiệu xong, trong lòng cô lập tức chấn động, nhịn không được nhìn về phía Kim Linh mấy lần. Kim Linh của lúc này vẫn là bản nhân, thân hình có chút gầy nhỏ, dáng vẻ dinh dưỡng không đầy đủ, so với nguyên chủ của hai mươi ngày trước còn chật vật hơn một chút.

Vu Tiếu nhớ trong tiểu thuyết từng nói về điều kiện gia đình của Kim Linh thế này, trong nhà Kim Linh có một anh trai, một chị gái, một em trai, cô ấy xếp hàng thứ ba, không phải con đầu cũng không phải con út, cho nên từ nhỏ đã không được cha mẹ thương yêu. Năm 1966. chính sách đưa thanh niên trí thức xuống nông thôn trở nên mạnh mẽ, cô gái mới mười bốn tuổi phải thay chị gái mười sáu tuổi xuống nông thôn.

Kim Linh là một cô gái vừa cần cù vừa ít nói, cũng rất biết chịu khổ. Mấy tháng sau, lúc ra sông giặt quần áo, bởi vì thân thể không thoải mái nên té xuống nước. Sau khi được cứu lên, người đã đổi thành nữ chính xuyên sách.
Bình Luận (0)
Comment