Các tép tỏi được đập dập, băm qua loa vài nhát là thành tỏi băm rồi.
Bỏ tỏi băm sang một bên rồi cắt một ít hành lá xanh mướt, cuối cùng là một nắm ớt khô đỏ tươi.
Khi chảo dầu nóng, đổ ớt khô, tiêu và tỏi băm nhỏ vào chảo dầu xèo một tiếng, khơi dậy vị cay nồng thơm ngon.
Đậu tương nhà làm và ớt cho vào nồi xào dầu đỏ, cho nửa nồi nước, nổi một lớp dầu đỏ au.
Nguyễn Khiết đứng sau bếp hít một hơi thật sâu, ca thán: “Đón năm mới tuyệt thật.”
Đây mới là mời thợ may đến nhà may quần áo, mỗi ngày ăn được những hai bữa thịt.
Mùi vị của món hâm lại trong trưa nay vẫn còn đọng lại trên đầu lưỡi, giờ lại được ăn thịt heo luộc thái lát rồi.
Lưu Hành Hoa cho đậu ván và giá đỗ đã rửa sạch từ đầu vào trong nồi, dùng thìa khuấy vài lần: “Lần này không cho nhiều thịt, một người ăn một ít thử hương vị là được, chủ yếu là ăn rau.”
Nguyễn Khiết cười nói: “Hương vị đó cũng đậm đà lắm rồi.”
Nước trong nồi sôi ùng ục, Lưu Hành Hoa thêm muối và tiêu vào nồi, thấy rau gần chín, bà cụ vớt ra cho vào một chiếc bát sứ trắng lớn có đáy sâu rồi cho thịt vào nồi, và hầm nhỏ lửa một chút rồi vớt cho lên bát rau.
Những lát thịt mỏng được chần qua cho mềm, chan nước canh đỏ tươi lên trên, sau đó là một ít tiêu khô và hành lá cắt nhuyễn, tỏi thái mỏng, rưới ít dầu ớt lên trên, hương thơm bốc lên mặt.
Lưu Hạnh Hoa đặt bát sứ lớn lên giữa bàn, rồi chiên sơ qua một ít món chay, bày toàn bộ lên bàn mới nhờ Nguyễn Khiết mời ong lão thợ may sang ăn tối. Cùng lúc ông lão thợ may đến, Nguyễn Khê, Nguyễn Thùy Chi, Nguyễn Chí Cao và Nguyễn Trường Sinh cũng đến luôn.
Bảy người ngồi xuống bàn theo thứ tự già trẻ lớn nhỏ, đông đúc cả bàn.
Ông lão thợ may là người thoải mái nhất, tự mình ngồi ở một bên bàn mà không bị ai chèn ép.
Hôm nay ông may quần áo cho nhà Nguyễn Khê nên dĩ nhiên ở lại ăn ngủ tại nhà cô bé.
DTV
Ông ấy không thích giao tiếp với ai, đặc biệt là khi đang ăn càng không nói.
Cả nhà lục tục ngồi xuống bàn, mọi người đều tập trung vào các món ăn, không còn lòng dạ nào nghĩ về điều khác trong lúc này.
Nguyễn Trường Sinh đợi ông lão thợ may và Nguyễn Chí Cao ăn thịt rồi mới đưa đũa gắp thịt.
Những lát thịt mềm được chấm vào ít hẹ và tỏi băm, cho vào miệng sẽ vị cay trước tiên, nhai một lúc thì thịt mềm và thơm.
Nguyễn Trường Sinh vừa ăn vừa mỉm cười, một dáng vẻ chân thành nói: “Ngon thật sự.”
Những người khác cũng đưa đũa gắp thịt, trên đầu lưỡi vấn vươn mùi thịt thơm ngon, sau đó bắt đầu ăn phần rau bên dưới.
Ăn thịt xong Nguyễn Trường Sinh có suy nghĩ khác, ông nhìn Nguyễn Khê nói: “Cháu gái lớn, bật mí với chú năm biết cháu đã mở mang đầu óc như thế nào coi? Cháu hiểu biết quá cừ rồi, nhẹ nhàng may được bộ đồ đẹp.”
Nguyễn Khê cười cười nhìn chú: “Một ngày nọ, cháu mơ thấy một ông già với bộ râu bạc trắng. Ông ấy đưa cho cháu một cây kim và nói rằng chỉ cần cháu có cây kim đó, cháu có thể làm ra những bộ quần áo đẹp nhất trên đời…”
Không để cô bé nói xong, Nguyễn Trường Sinh đã nhìn thẳng vào cô: “Cháu nghĩ chú bao nhiêu tuổi?”
Nghe anh nói thế, mọi người trong nhà đều phá cười, Nguyễn Khê cười càng tươi: “Gạt chú làm gì? Là thật mà.”
Nguyễn Trường Sinh chẳng buồn để ý lời của cô, lại nói: “Mà đẹp lắm, chăm chỉ học tập chăm chỉ làm.”
Nói xong, anh lại trêu chọc ông lão thợ may: “Ông cụ Tống, cháu gái của cháu được không ạ?”
Ông lão thợ may nhìn anh một cái: “Được hơn cháu nhiều lắm.”
Nụ cười trên mặt Nguyễn Trường Sinh lập tức cứng đờ- Ơ, ông già này!
Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết thấy nét mặt của chú năm không nhịn được cười.
Là người trên núi Phong Minh, ai mà không bị ông lão thợ may nói móc vài câu là cuộc đời không trọn vẹn rồi.
Vì phải giữ ông lão thợ may nghỉ chân, tối đến Lưu Hạnh Hoa cũng chen vào giường của Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết, tạm ngủ một đầu với Nguyễn Thùy Chi. Ông lão thợ may ắt ngủ trong phòng bà cụ ngủ với Nguyễn Chí Cao.
Bốn người chen nhau đã ngủ say như chết, cả người Nguyễn Khê dí sát vào tường.
Nhưng cho dù chỗ đó tồi tệ đến đâu cũng từng ngủ qua, chút khó khăn hiện giờ chẳng là gì với Nguyễn Khê.
Cô nghiêng đầu, kề vai với Nguyễn Khiết, đầu tựa đầu.
Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Thùy Chi cũng sánh vai nhau ở đầu kia.
Hiếm khi hai mẹ con ngủ cùng nhau, buổi tối yên tĩnh lại là thời điểm tốt nhất để trò chuyện, Lưu Hành Hoa thì thầm với Nguyễn Thùy Chi: “Mấy ngày trước lên trấn sắm đồ Tết có gặp bốn đứa nhỏ không con? “
Nguyễn Thùy Chi hít nhẹ một hơi, tiếng hít thở vang lên trong môi trường yên tĩnh rõ mồn một.
Hơi thở nhẹ nhàng, cô nói: “Đừng nhắc nữa, mẹ”.
Lưu Hành Hoa quay đầu lại nhìn cô: “Là Lưu Hùng không cho con gặp? Hay là bọn nhỏ không muốn gặp?”