Nguyễn Thùy Chi chớp mắt im lặng một lúc, nói: “Gặp rồi, nhưng chúng không cần mấy thứ con mua, chỉ hỏi con có về hay không. Con bảo không về nữa nên Đại Ni đưa em trái em trai đi rồi.”
Nghe cô con gái kể, Lưu Hành Hoa cũng im lặng một lúc, sau đó nói: “Bốn đứa vô lương tâm.”
DTV
Nguyễn Thùy Chi thở dài: “Đúng là chúng không cần con nữa.”
Lưu Hành Hoa không vui lòng: “Không cần gì con? Không cần còn đi thăm bọn nó? Ngày nào ở nhà cũng nhớ nhung, sợ chúng ăn không ngon, mặc không ấm. Còn bọn nó thì sao, chỉ để ý xem con có về hay không, có làm mẹ chúng không. Bọn nó không đành bỏ con sao? Chúng muốn con về nấu cơm giặt đồ mà thôi! Không về thì không là mẹ nữa à? Vất vả khổ sở sinh đẻ nuôi nấng bọn nó bao năm đều công cốc rồi hả con?”
Nguyễn Thùy Chi hít sâu một hơi: “Bỏ đi mẹ à.”
Giọng điệu Lưu Hành Hoa vừa cứng vừa thẳng thán: “Bỏ thì bỏ, sau này đừng về gặp bọn chúng nữa. Không phải con đã nói không cần chúng kia mà, thực sự không cần nữa thì tốt. Lần sau đi gặp chúng thêm một lần nữa, không chừng còn chẳng thèm gặp con.”
Nguyễn Thùy Chi chớp mắt và ngừng nói, chỉ cảm thấy đời này của mình như một mớ hỗn độn.
Những tưởng cuộc sống có thể viên mãn hạnh phúc, rốt cuộc giờ không nhà cũng không con, không có gì cả.
Nghĩ lại thì lại không đúng, cô còn ba mẹ, còn em trai và hai cô cháu gái xinh xắn.
Cô lại hít một hơi thật sâu, nghe Lưu Hành Hoa nằm bên cạnh đã ngủ, bản thân cũng nhắm mắt chìm vào giấc ngủ.
Cuối năm may quần áo không giống ngày thường, nếu như ngày thường đến nhà người ta may đồ thì có thể từ tốn làm. Còn cuối năm phải làm cho nhiều nhà nên phải làm gấp, chỉ trừ ăn, ngủ, đi vệ sinh thì không được nghỉ ngơi.
Ngày hôm sau Nguyễn Khê và ông lão thợ may đã may đồ cho gia đình bốn người Nguyễn Trường Quý.
Nhận tiền công xong đi tìm người di chuyển máy may, tiến tới không ngừng sang nhà tiếp theo.
Nguyễn Khê đi theo ông lão thợ may đến từng nhà từng hộ, tự nhiên không về nhà nữa, ăn uống ngủ nghỉ đều ở nhà người may đồ. Nhưng vì gần nên đến tối cô về nhà ngủ sau khi làm xong việc.
Hoàn tất việc trong thôn mình, cô và ông lão thợ may tiếp tục chạy đến làng tiếp theo.
Thế nên trong khoảng thời gian sắp tới, ở đâu đó trên núi Phượng Minh luôn có thể bắt gặp hình ảnh hai chàng trai khiêng ghế kiệu, trên ghế kiệu là một ông già đang phì phò điếu thuốc. Đi bên cạnh ghế kiệu là một cô gái nhỏ mặc áo bông, quàng khăn đỏ, chiếc khăn che nửa khuôn mặt, lộ ra một đôi mắt linh hoạt. Cuối cùng là hai chàng trai vác máy khâu.
Cũng trong chính thời gian này, Nguyễn Khê đã theo chân ông lão thợ may đi một vòng thôn trên núi Phượng Minh và dùng bữa tại nhiều gia đình. Những gia đình khá giả có thể ăn nhiều thịt hơn, những gia đình kém hơn có thể ăn một vài quả trứng.
Đương nhiên, cũng có những gia đình quá khó khăn để may đồ, tám phần là do sinh con quá đông, quá nhiều miệng ăn trong nhà.
Nguyễn Khê đã lộ mặt trên núi Phượng Minh, và giờ đây mọi người đều trìu mến gọi cô là cô thợ may nhỏ.
Vào buổi chiều trước ngày giao thừa, Nguyễn Khê đeo túi về nhà, cả người mệt rã rời nhưng tâm trạng cô vui lắm, cô gọi Lưu Hạnh Hoa vào phòng và lôi trong túi ra một số tiền lớn rồi nhét vào bà cụ.
Cả năm nay ra may đồ, ông lão thợ may không động tay động chân gì mấy, chỉ vẽ kiểu dáng thôi. Còn lại hầu hết các công việc đều do Nguyễn Khê làm, mà mỗi lần đổi làng lại phải đi bộ đường núi nên vất vả hơn một chút.
Bởi vì đảm nhận hầu hết các công việc cực nhọc, ông lão thợ may cũng chia cho cô nhiều tiền công hơn trước.
Lưu Hành Hoa nhìn thấy số tiền, bà ngạc nhiên nói nhỏ: “Kiếm được nhiều thế hả cháu?”
Nguyễn Khê gật đầu: “Nội giữ giúp cháu.”
Lưu Hành Hoa mỉm cười bắt đầu đếm tiền: “Bà cất cho cháu, sau này sẽ là của hồi môn của cháu.”
Nguyễn Khê mỉm cười: “Để chú thứ năm lấy vợ trước đã.”
Lưu Hạnh Hoa nói: “Vớ vẩn, làm gì có người chú nào lấy tiền mà cháu gái kiếm được đi lấy vợ chứ?”
Nguyễn Khê không nói chuyện này nữa, nghiêng người tựa vào Lưu Hành Hoa, nhẹ nhàng nói: “Cháu lại thêm một tuổi rồi.”
Sau ngày mai, cô sẽ tròn mười lăm tuổi.
Nguyễn Khê vào năm mười lăm tuổi, vào ngày đầu tiên của năm mới, cùng Nguyễn Khiết đến từng nhà để chúc Tết.
Nguyễn Khê nghĩ ông lão thợ may một mình đón năm mới chắc chắn sẽ vắng vẻ, không có ai ở cùng ông trong đêm giao thừa, cô bèn đến chúc Tết ông trước, sau đó sẽ quay chúc năm mới gia đình Lăng Hào.
Thế là sáng sớm ngày mùng một tết, cô lấy đồ ăn rồi kéo Nguyễn Khiết đến làng Kim Quan trước.
Hai người cũng thong thả, mặc bộ quần áo mới làm từ cuối năm ngoái thả bộ trên đường núi.
Đến nhà ông lão thợ may thì mặt trời đã lên cao, nhưng nhà ông lão thợ may vẫn chưa mở cửa.