Điều duy nhất ông thợ may có thể làm được chính là vẽ lên những tờ giấy rập nhỏ.
Thật ra ông ấy vẽ tranh cũng cảm thấy rất mất sức. Vì vậy gần một tháng nay, vào ban ngày chỉ cần ông ấy tỉnh táo một chút là sẽ bảo Nguyễn Khê đến bên cạnh, dạy cô vẽ trên giấy rập nhỏ.
Những bộ quần áo khác nhau có kiểu dáng khác nhau, thật sự có rất ít kiểu dáng của quần áo thập niên bảy mươi. Ngoại trừ vải và màu sắc khác nhau, áo khoác và quần của phụ nữ hầu như không có sự khác biệt gì về kiểu dáng, điểm khác biệt duy nhất là làm cổ áo hình trái tim.
Một vài kiểu dáng Tây còn lại đều là kiểu đồng phục và quân phục, quần áo của đàn ông còn có kiểu Trung Sơn.
Nhưng ông thợ may không chỉ dạy Nguyễn Khê những điều này, mà còn dạy cô vẽ chân váy, váy liền và áo sơ mi đủ kiểu dáng, còn có một vài đồ cưới váy cưới đặc biệt. Thậm chí ông ấy còn dạy cô vẽ đủ kiểu dáng sườn xám.
Ngày nào Nguyễn Khê cũng ở cùng ông thợ may, có thể thấy sức khỏe của ông ấy càng ngày càng tệ.
Nhất là sau khi bị ngã, ông ấy càng bị nặng hơn. Không chỉ đi lại khó khăn, ngay cả tay cầm đũa cũng run lẩy bẩy.
Thế là lúc ăn cơm, Nguyễn Khê đổi bộ đồ ăn uống của ông thợ may thành thìa.
Thời tiết ấm hơn, ban ngày cũng ngày càng dài hơn.
Ăn xong cơm tối mà bên ngoài trời vẫn sáng. Ông thợ may đặt thìa trong tay xuống, vịn vào Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi để ngồi xuống xích đu. Sau khi ngồi xuống, ông cụ vuốt ve Đại Mễ, gương mặt như bừng sáng.
Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi vào trong bếp dọn dẹp, rồi lại đổ nước vào nồi nấu nước.
Ông thợ may không thích bị người khác làm phiền, Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi bèn vào phòng khách, vừa ngồi bên cạnh máy may vừa làm việc của mình.
Đến khi trời sẩm tối, nghe thấy huýt sáo, ngẩng đầu lên thấy Nguyễn Trường Sinh đi đến.
Gần đây cứ cách một vài ngày Nguyễn Trường Sinh sẽ đến đây một lần, không phải là đến chơi mà là giúp ông thợ may tắm rửa.
DTV
Bây giờ tình hình sức khỏe của ông thợ may rất yếu, không thể tự mình tắm rửa được nên cần có người giúp đỡ.
Đương nhiên Nguyễn Trường Sinh có lòng tốt mà đến, không phải là tự giác mà là Nguyễn Khê gọi anh ấy đến.
Anh ấy huýt sáo, bước vào cửa, không đi đến phòng khách mà đến ngay bên cạnh ông thợ may. Anh ấy đưa tay xoa đầu Đại Mễ, nói với ông ấy: “Ha, lão già, cháu lại đến tắm rửa cho ông đây.”
Ông ấy nhắm mắt hừ một tiếng, nói: “Ông không tắm, cháu về đi.” Bảo ai là lão già chứ?
Nguyễn Trường Sinh bật cười khanh khách: “Sao vậy, ông không thoải mái khi được cháu hầu hạ sao?”
Ông thợ may vẫn nhắm mắt: “Cháu đừng tưởng ông không biết, cháu chỉ nhớ đồ ăn trong ngăn kéo của ông.”
Nguyễn Trường Sinh bật cười: “Được đấy, ông vẫn chưa già lẩm cẩm.”
Ông thợ may không thèm để ý anh ấy, nhắm mắt không nói gì.
Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi ở trong phòng khách, nhìn thấy cảnh này nhưng cũng không ra ngoài ngay.
Nguyễn Trường Sinh thấy ông thợ may không để ý đến mình, đương nhiên lại đi vào trong phòng khách hỏi Nguyễn Thúy Chi: “Tối nay có tắm không?”
Nguyễn Thúy Chi nói: “Tắm chứ, chị đã đun nước nóng rồi. Đừng vội, để ông ấy nghỉ ngơi thêm một chút.”
Nguyễn Trường Sinh giơ tay lấy chìa khóa trong túi của Nguyễn Khê. Nguyễn Khê chưa đề phòng anh ấy, cũng chưa kịp đi trốn thì đã bị anh ấy bắt lại. Nguyễn Trường Sinh cầm lấy chìa khóa rồi mở ngăn kéo tủ, cầm một quả trứng gà và nhét vào miệng.
Nguyễn Khê tức giận nhìn anh ấy, rồi lại nhìn Nguyễn Thúy Chi, lên tiếng nói: “Cô không quản em trai của cô đi.”
Nguyễn Thúy Chi mỉm cười: “Lớn rồi, quản không được.”
Miệng Nguyễn Trường Sinh nhét đầy trứng gà, nhét chìa khóa tủ vào trong túi Nguyễn Khê. Sau đó anh ấy lại nhìn Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê, nói: “Chị nói xem lão già này có phúc khí ở đâu vậy? Không con không cái, về già còn có người hầu hạ ông ấy.”
Nguyễn Thúy Chi liếc nhìn anh ấy, đáp lời: “Đây là mỗi người mỗi mệnh.”
Nguyễn Trường Sinh đang nuốt trứng gà, suýt chút nữa thì nghẹn chết.
Nguyễn Khê đ.ấ.m lên lưng anh ấy hai cái, vừa cười vừa đi đến bàn rót cho anh ấy cốc nước.
Nguyễn Trường Sinh uống nước thấy thoải mái hơn, còn nấc cụt.
Thấy trời tối hơn, Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê bèn đi lấy thùng tắm, để ở trong phòng rồi đổ hơn nửa nước nóng. Sau đó họ giúp Nguyễn Trường Sinh dìu ông thợ may vào trong phòng để tắm rửa.
Khi Nguyễn Trường Sinh giúp ông cụ tắm rửa, Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê ở ở ngoài sân.
Đến khi Nguyễn Trường Sinh tắm cho ông thợ may xong và dìu lên trên giường, Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê lại dọn dẹp trong ngoài, quét lau nhà cửa sạch sẽ, sau đó chào tạm biệt ông thợ may rồi khóa cửa về nhà.
Khi đi Nguyễn Trường Sinh cũng lên tiếng chào: “Lão già, cháu đi đây. Mấy ngày nữa cháu lại đến tắm rửa giúp ông.”
Ông thợ may vẫn nhắm mắt, không nói lời nào với Nguyễn Trường Sinh.