Đợi đến khi tiếng bước chân dần ra ngoài cổng, rồi lại nghe thấy tiếng khoá cửa vang lên. Trong căn phòng tối tăm chỉ còn lại một mình ông lão, ông ấy không kiềm chế cơn đau trong người nữa, buông tiếng rên khe khẽ.
Ban ngày ông ấy rất ít rên, cho dù là đau như thế nào cũng cố nhịn. Thật ra khi đau ông ấy sẽ hít thở sâu.
Ông ấy không muốn để Nguyễn Khê và Nguyễn Thuý Chi nghe thấy, càng không muốn được quan tâm quá nhiều.
Cuộc đời của ông ấy đã đến bước tận, bây giờ được Nguyễn Khê và Nguyễn Thuý Chi quan tâm như vậy, ông ấy đã mãn nguyện lắm rồi.
Đương nhiên còn cả cậu nhóc con nghịch ngợm thỉnh thoảng đến tắm rửa giúp ông ấy nữa.
Bầu trời ngoài căn nhà tối đen như mực, cậu nhóc con nghịch ngợm tay cầm đèn pin, cùng Nguyễn Khê và Nguyễn Thuý Chi bước trên con đường dẫn về nhà.
DTV
Nguyễn Thuý Chi hỏi anh ấy: “Gần đây mẹ đã tìm được vợ cho em chưa?”
Nguyễn Trường Sinh cũng không vội về chuyện này, chỉ nói: “Mẹ có tìm thì em cũng không đi xem đâu, chẳng được tích sự gì, em định bớt chút thời gian tự đi tìm. Thời đại bây giờ người thành phố đều tự do yêu đương, em cũng phải tự do đi yêu đương, lãng gì đó.”
Ặc…
Nguyễn Khê: “Là lãng mạn à?”
Nguyễn Trường Sinh: “Như nhau cả, cháu hiểu ý của chú là được rồi.”
Nguyễn Thuý chi nhìn anh ấy, cười: “Em sẽ thành công chứ?”
Nguyễn Trường Sinh nói: “Sao em lại không thành công được? Em trai của chị là một nhân tài, phong lưu phóng khoáng, bao nhiêu người thích.”
Nguyễn Khê đi bên cạnh, nghe thấy vậy thì phì cười.
Nguyễn Trường Sinh quay đầu nhìn cô: “Sao nào? Chẳng nhẽ chú không bằng thằng nhóc ngốc nghếch ấy sao?”
Chuyện này liên quan gì đến cậu nhóc ngốc nghếch?
Không đúng, chuyện này liên quan gì đến Lăng Hào?
Nguyễn Khê nhìn anh ấy: “Chú so sánh gì với cậu ấy? Cậu ấy mới mười bốn tuổi, vẫn còn là một đứa trẻ.”
Nguyễn Trường Sinh nghĩ thấy cũng đúng, một người lớn như anh ấy thì có gì so sánh với một đứa trẻ con.
Nguyễn Thuý Chi đi bên cạnh cũng bật cười, chỉ thấy cuộc sống chậm rãi, ấm áp, cả gia đình ở bên nhau cười cười nói nói. Cho dù sống hơi nghèo đói một chút, nhưng mãi mãi không thấy chán.
Đến khi Nguyễn Khê và Nguyễn Trường Sinh nói xong câu chuyện này, cô ấy lại hỏi: “Rốt cuộc em có chuyện gì với cô gái trước kia vậy? Không hợp tính nhau sao?”
Nhắc đến Tạ Đào, Nguyễn Trường Sinh thấm giọng, nói nửa đùa nửa thật: “Lần đầu gặp nhau em cảm thấy cũng được, dáng vẻ thanh tú, nhìn rất thoải mái. Nhưng sau khi tiếp xúc một vài lần thì thấy không được, không chung tiếng nói. Cũng không phải là người nào không tốt, mà là không hợp nhau. Con người có đôi lúc như vậy, không hợp nhau chính là không hợp nhau.”
Nguyễn Thuý chi nghĩ lại những năm qua mình sống cùng Lưu Hùng, khẽ thở dài: “Không hợp thì thôi, không cần miễn cưỡng ở bên nhau, không đính hôn được thì chia tay. Nếu như kết hôn vẫn nên tìm người hợp tính, nếu không sẽ đau khổ lắm.”
Nguyễn Trường Sinh gật đầu: “Lần này em sẽ tự tìm.”
Ba người vừa đi vừa nói chuyện về nhà. Sau khi về nhà lại vào phòng Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa, ngồi dưới ánh đèn nói chuyện với hai ông bà. Sau đó bọn họ thay nhau tắm rửa rồi cũng đi ngủ.
Sáng sớm hôm sau nghe thấy tiếng chim hót mới dậy, dậy rồi tắm rửa rồi lại đi đến nhà ông thợ may.
Tháng này không có mấy người trong thôn may quần áo, chỉ khi trong nhà có chuyện giống như kết hôn thì mới đến nhờ may vá. Còn những người muốn sửa quần áo thì sẽ mang đồ đến, sửa xong trả tiền công rồi rời đi.
Mà bây giờ có người đến nhờ may, nhờ cô thợ may nhỏ Nguyễn Khê.
Ông thợ may đạp trên máy bay nửa đời người, hôm nay không thể may quần áo, mà cũng không vẽ ra giấy được nữa. Mỗi ngày ông ấy đều nằm trong nhà, ôm n.g.ự.c thở, nhìn mặt trời mọc rồi lặn, đôi mắt dần dần không còn sáng nữa.
Khi ăn cơm tay ông ấy càng ngày càng run rẩy hơn, cũng không còn sức để vuốt ve Đại Mễ nữa.
Nhưng hàng ngày ông ấy cũng không thấy lạnh lẽo, bởi vì sáng sớm Nguyễn Khê và Nguyễn Thuý Chi sẽ đến đây từ rất sớm. Sau khi ăn cơm trưa xong, Nguyễn Khiết và Lăng Hào lại đến đây, cùng Nguyễn Khê ngồi đọc sách học tập ở ngoài sân.
Gần đây ông thợ may rất hào phóng, bảo Nguyễn Khê lấy giấy còn tồn lại và bút chì ra để chia cho Nguyễn Khiết và Lăng Hào.
Nguyễn Khiết và Lăng Hào không cần dùng đến, đa số đều viết chữ tính toán trên mặt đất.
Đến khi nào muốn luyện chữ hoặc là cần thiết thì mới cần giấy và bút.
Lúc đầu Nguyễn Thuý Chi thấy ba người học tập như vậy, sau này khi rảnh rỗi cũng sẽ đến đây cùng học với mọi người. Cô ấy học lại những chữ Hán mà mình đã quên còn thuộc khá nhiều bài thơ cổ.
Hồi nhỏ cô ấy từng học mấy năm, hơn nữa còn học rất nghiêm túc. Cho nên bây giờ cô ấy cũng khá dễ để ôn tập lại.