[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 143

Lưu Hạnh Hoa ra khỏi phòng, lên tiếng nói: “Họ nói là người thân của ông thợ may, đến tìm Tiểu Khê.”

Có trò vui để xem, Tôn Tiểu Tuệ đứng trong phòng bếp ló đầu ra, tai còn vểnh lên dài hơn cả tai thỏ.

Thái độ của ba người này rất ngạo mạn, bà lão đó nhìn Nguyễn Khê: “Cháu là cô nhóc thợ may đó sao?”

Nguyễn Khê nhìn bà ta, trả lời: “Cháu chính là cô thợ may đó.”

Bà lão nói thẳng vào chủ đề, nói với tốc độ rất chậm nhưng giọng điệu lại cứng rắn: “Vậy phải phiền cháu đưa chìa khóa của nhà ông thợ may ra đây, trả lại cho bọn ta. Dù ông thợ may không con không cái, nhưng dù sao vẫn có người thân là bọn ta, không nên để tài sản rơi vào tay người ngoài. Cô nhóc, cháu nói xem?”

Nguyễn Chí Cao và Nguyễn Trường Sinh nhìn Nguyễn Khê, ánh mắt nghi ngờ.

Nguyễn Thúy Chi là người biết chuyện, gương mặt toát lên vẻ nghi ngờ, lên tiếng hỏi: “Bà là thân thích gì của nhà ông ấy?”

Lúc đầu cô ấy thật lòng muốn hỏi, nhưng khi hỏi lại nhận ra lời nói này nghe hơi giống như dọa người.

Quả nhiên vẻ mặt bà lão rất khó chịu, miễn cưỡng lên tiếng: “Bà nội tôi là cô họ của ông ấy, cô nói tôi là người thân gì của ông ấy ư? Dù sao chúng tôi đều có quan hệ huyết thống, đương nhiên tài sản này là của chúng tôi.”

Nguyễn Thúy Chi tập trung tính toán, cô họ của ông thợ may thì đã là họ hàng xa lắm rồi. Cũng là bà cô đằng nội này có quan hệ thân thích với ông nội ông ấy, nếu như ông thợ may sinh con đẻ cái, đến cháu chắt của ông ấy cũng sắp thành ngũ phục rồi.

Tính xong, Nguyễn Thúy Chi lên cười gằn, nói: “Cô họ? Thế này mà cũng coi là thân thích ư? Cho dù là thân thích thì cũng đâu thấy mấy người đến chăm sóc ông ấy ngày nào. Trong đám tang cũng không thấy ai…”

Người đàn ông trung niên ngồi bên cạnh bà lão bỗng nhiên đứng lên nói: “Xa thì có hơi xa, nhưng dù sao tổ tiên của chúng tôi cũng có quan hệ huyết thống, dù có xa thì cũng gần hơn mấy người nhiều. Cô nhóc này không có quan hệ huyết thống gì với ông thợ may, tài sản không thể là của nó.”

Nguyễn Chí Cao vẫn chưa nói lời nào, nghe thấy lời này thì nhìn Nguyễn Khê và hỏi: “Họ nói lâu như vậy, ông nghe thấy ý là tất cả đồ trong nhà ông thợ may đều cho cháu?”

Nguyễn Khê nhìn Nguyễn Chí Cao, gật đầu: “Vâng.”

Nguyễn Chí Cao nhìn Nguyễn Trường Sinh, rồi lại nhìn Lưu Hạnh Hoa. Hai người đều tỏ vẻ không biết.

Tôn Tiểu Tuệ đứng ở trong bếp nghe thấy những lời này, con ngươi như muốn rớt ra ngoài. Bao nhiêu tài sản của ông thợ may, nồi niêu xoong chảo thì không nói, cả căn nhà sân vườn, máy may và đủ loại dụng cụ đều cho Nguyễn Khê hết sao?

Người trong thôn quê đều nghèo, nếu như so với những nhà khác, ông thợ may đã coi như là nhà to sự nghiệp lớn rồi.

Ông trời ơi, gia sản lớn như vậy mà ông lão đó lại cho Nguyễn Khê?

Bà ta còn tưởng rằng ông ấy cho đội sản xuất.

Cô học trò này cũng có lời quá rồi!

Bỗng nhiên bà ta nhớ trước kia Nguyễn Dược Tiến cũng là học trò của ông thợ may, nếu như năm ngoái anh ta không từ bỏ, kiên trì thêm nửa năm nữa thì bây giờ cũng được chia một phần rồi. Tôn Tiểu Tuệ chợt thấy trong lòng cân cấn, suýt chút nữa thì bức bối đến chết.

Bà ta ôm n.g.ự.c hít thở một lúc, rồi tiếp tục nghe những người đối diện nói chuyện.

Người đàn ông ngồi bên phải bà lão lại đứng lên, nhìn Nguyễn Khê nói: “Chúng tôi cũng không muốn mất công, mẹ tôi có tuổi rồi, đến được đây rất vất vả. Cô đưa chìa khóa cho chúng tôi, chuyện này coi như ổn thỏa.”

Nguyễn Khê hít một hơi sâu, nhìn ba mẹ con trước mặt, cũng có thể nói là ba mẹ con vô liêm sỉ.

Ông lão thợ may để cửa tiệm lại cho cô là bởi vì cô tiếp tục kế thừa tài nghệ của ông ấy, có thể tiếp tục nối tiếp kinh doanh của ông ấy, giải quyết vấn đề khó về may quần áo cho mọi người trên núi. Nếu như giao cửa hàng cho những người này, vậy sẽ không còn gì nữa.

Cô không thèm muốn gì tài sản của ông thợ may, dù sao cô sẽ không ở lại mãi ở trên ngọn núi này. Trong lòng cô chỉ có một mong muốn… Nếu như ông thợ may đã giao những món đồ này cho cô, cô phải bảo vệ cho tốt, không được để người ta lãng phí.

Cho nên cô không hề khách khí mà nói: “Tài sản là của thầy tôi, ông ấy nói giao cho ai là giao cho người ấy. Loại người thân chẳng có liên quan gì như mấy người lấy đâu ra mặt mũi để chạy đến đây đòi tài sản vậy? Thầy tôi đau ốm hơn nửa năm trời, mấy người có ai đến chăm sóc dù chỉ một ngày? Làm lễ tang ai chịu bỏ ra một đồng? Là mấy người mua quan tài hay là làm áo liệm?”

Nguyễn Khê càng nói giọng càng lớn, cuối cùng gần như quát chửi.

DTV

Không ngờ một cô nhóc nhìn thì nhỏ bé như cô mà có thể nói ra những lời này.
Bình Luận (0)
Comment