Đang nói chuyện thì có người đến mua đồ, Tạ Đông Dương liền đứng dậy chào hỏi mọi người.
Sau khi Tạ Đông Dương và nữ thần của anh ấy hoàn toàn chia tay, thì anh ấy không vắng mặt trong việc bày hàng nữa, trừ khi thời tiết xấu, và mưa quá to, không thì ngày nào anh cũng đến Đại Sách Lan với Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết.
Vì trời nắng nóng, nên bọn họ cũng làm ra những chiếc ô lớn che nắng.
Tay nghề của Nguyễn Khê đạt đến trình độ càng ngày càng có nhiều người thừa nhận, nên dĩ nhiên người đến tận cửa tìm cô may áo quần nườm nượp, dù sao thì cũng hiếm.
Có vài người đến tìm cô một hai lần liền trở thành khách quen, bắt chuyện thêm thêm vài câu thì trở nên thân thuộc. Nguyễn Khê cũng đặt biệt chu đáo với khách quen.
Nói ví dụ như bà cụ Châu sống ở trước nhà, vì bà đi đứng không được thuận tiện, nên Nguyễn Khê may xong áo quần thì đưa thẳng tới nhà cho bà.
DTV
Gia sản của gia đình bà cụ Châu rất vững chắc, từ lâu con trai và con gái bà cụ đã đi nước ngoài, không sống ở trong nước, chồng bà thì cũng ra đi từ mấy năm trước, bà cụ không muốn sống ở nước ngoài nên ở lại Bắc Kinh sống một mình, sống trong một căn nhà bên trong Tứ hợp viện.
Mấy ngày trước lại đến tìm Nguyễn Khê để may một chiếc áo đơn mùa thu, chắc là càng lớn tuổi thì càng muốn tìm chút gì đó mới mẻ, vì vậy bà cụ rất thích áo quần mà Nguyễn Khê may, đây đã là chiếc áo thứ ba mà bà cụ đã nhờ Nguyễn Khê may rồi.
Vào một ngày, Nguyễn Khê đã may xong áo cho bà, tối mang về ký túc xá để ủi thẳng đâu vào đấy, ngày thứ hai thì mang đến quầy hàng.
Cô lựa lúc ăn xong buổi trưa thì cầm chiếc áo mang đến nhà bà cụ Châu. Lúc vừa mới nghỉ hè thì Nguyễn Khê có đến nhà bà cụ Châu một lần, lần đó cũng là khi bà cụ Châu tìm cô may áo, Nguyễn Khê thấy thân thể bà cụ không thoải mái nên cô liền đưa bà về nhà, dù sao thì khoảng cách cũng rất gần.
Nguyễn Khê đứng ở cửa lớn gọi cửa, sợ ở trong phòng xa không nghe thấy, nên cô lại đi vào đến cánh cửa thứ hai, thò đầu nhìn vào bên trong viện, gọi lớn lên một câu: “Bà Châu, bà có nhà không ạ?”
Lần này bà cụ Châu trả lời, từ trong phòng lên tiếng: “Có có có, mau vào đây.”
Nguyễn Khê bèn cầm chiếc áo bước vào cánh cửa thứ hai, vừa vào đến phòng chính thì nhìn thấy bà cụ Châu ngồi trên chiếc giường lò đang chuẩn bị ăn cơm, ở giữa cái giường có bày ra một cái bàn nhỏ, trên bàn đặt hai dĩa rau xào.
Những thứ nội thất này đều là đồ cũ vẫn thường thấy trong các bộ kinh kịch cung đình nhà Thanh.
Bà cụ Châu mỉm cười khi nhìn thấy Nguyễn Khê, để cô ngồi một bên cạnh chiếc bàn và hỏi cô: “Ăn cơm chưa?”
Nguyễn Khê ôm lấy chiếc áo rồi ngồi xuống, khẽ gật đầu trả lời: “Cháu ăn xong rồi đến đây ạ.”
Lời nói cô vừa dứt thì bên ngoài có một người bước vào, chính xác đó là một cô gái trẻ, cô gái mặc một chiếc tạp dề, trên tay bưng một bát cơm trắng, cầm một đôi đũa, sau khi bước vào phòng thì đi thẳng đến bên chiếc giường lò.
Nhưng vẫn chưa đi đến bên chiếc giường lò thì cô dừng lại, đôi mắt nhìn Nguyễn Khê ngây ra tại chỗ.
Nguyễn Khê cũng không ngờ rằng, bản thân mình còn có thể gặp lại Diệp Thu Văn, hơn nữa lại là nơi như thế này nữa.
Bà cụ Châu nhìn Diệp Thu Văn đang đứng bất động, chỉ nói: “Nhanh bưng đến đây nào.”
Diệp Thu Văn bình tĩnh lại vội vàng đi đến, đặt bát đũa trước mặt bà cụ Châu. Nguyễn Khê nhìn Diệp Thu Văn rồi cười hỏi bà cụ Châu: “Bà Châu, đây là ai vậy? Lần trước đến đây hình như chưa gặp qua.”
Bà cụ Châu điềm nhiên nói với cô: “Một người bà con ở phương xa ở trong nhà, đưa đến đây để ở cùng bà.”
Nói xong, bà nói với Diệp Thu Văn: “Cháu cũng xới cơm rồi đến ăn cùng đi.”
Diệp Thu Văn vội vàng nói khẽ: “Không cần đâu, bà ăn đi, có chuyện gì thì bà lại gọi cháu vào.” Sau đó cô ấy bèn vội vã đi ra khỏi cửa, trốn chạy khỏi phạm vi tầm nhìn của Nguyễn Khê.
Nguyễn Khê không nén được cười lắc lắc đầu.
Nếu không phải là Diệp Thu Văn thì Nguyễn Khê sẽ không nghi ngờ lời nói của bà cụ Châu, nhưng người này là Diệp Thu Văn nên dĩ nhiên cô biết bà cụ Châu đang nói dối, bởi vì hiện giờ thuê một người bảo mẫu cũng không phải là chuyện có thể nói gì được.
Gia đình họ Nguyễn của bọn cô, cũng không có người bà con phương xa giàu có như vậy.
Diệp Thu Văn chạy trốn cũng chỉ có thể chạy đến phòng bếp, ngồi phịch xuống chiếc ghế dài rồi lấy tay che mặt lại, qua một lúc sau lại ra sức túm chặt tóc mình. Cô ta cảm thấy, Nguyễn Khê quả thật là một âm hồn bất tán, có đi đến đâu cũng có thể đụng phải cô ấy.