Ông cụ Nghiêm không quan tâm, thì lúc đó sinh thêm mấy đứa không phải là được rồi sao?
Ông nghĩ rất đẹp, nhưng ông không nghĩ tới Ninh Yên sẽ không bao giờ nghe lời ông.
Người dẫn trương trình đám cưới ở một bên nói: “Đã đến lúc dâng trà cho bề trên rồi.”
Đám cưới này không thành cũng không thất bại, chỉ cần gia đình hạnh phúc là được.
Cũng may là ngày nay việc quỳ xuống đất dâng trà đã không còn phổ biến nữa, đứng là được.
Nghiêm Lẫm và Ninh Yên nhận lấy trà, đôi tay giơ lên đưa cho ông cụ Nghiêm: "Ông nội, mời ông uống trà."
Ông cụ Nghiêm nhận lấy rồi nhấp một ngụm: "Ngoan, kết hôn là đã trưởng thành, phải hiểu chuyện một chút, hỗ trợ lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau."
Hai người ngoan ngoãn đồng ý.
Ông cụ Nghiêm đưa cho họ một bộ chìa khóa của một tòa nhà nhỏ, đã được thỏa thuận từ trước. “Ông hy vọng hai cháu sẽ trân trọng món quà cưới mà ông và Ngọc Chiêu đã tặng cho cả hai.”
"Cảm ơn ông nội, cảm ơn cha.” Miệng Ninh Yên ngọt ngào, nụ cười càng ngọt ngào hơn.
Nghiêm Ngọc Chiêu cảm thấy khá phức tạp khi nhìn thấy con dâu này.
Có hơi bực bội, tức giận và không vui, nhưng còn có thể làm gì? Nghiêm Lẫm đã thích rồi.
Thứ mà ông nợ nhất chính là đứa con trai của mình, mối quan hệ cha con đã xa cách, tất cả những gì ông có thể làm chỉ là bù đắp.
Thực ra, cũng mặc kệ ông có thích hay không, Nghiêm Lẫm cũng sẽ không thay đổi ý định.
Nếu đánh không lại, thì chỉ có thể gia nhập thôi.
Ông cũng uống trà được mời, chỉ nói một câu: “Đều phải tốt hết.”
Cha con ông cụ Nghiêm đều uống trà, thái độ vui vẻ hòa thuận, khách khứa nhìn thấy đều trầm ngâm nhìn.
Xem ra lời đồn không đáng tin, cái mà thọc dao, nhất định là do ghen tị người ta.
Về phần những vị khách thông thái thì cũng không dám nói gì, họ đều chấp nhận, đó là chuyện của Nghiêm gia.
Xấu hổ nhất chỉ có bà cụ Quý thôi, gương mặt già đỏ bừng, bà ta có tâm muốn giải thích cho cháu trai mình nhưng lại không tìm được cơ hội thích hợp.
Mọi người đều rất hiểu biết, cũng không có ai chạy tới hỏi thăm bà, mà bà cũng không thể tự nhiên đi tới nói cái gì được.
Như vậy có lẽ là chột dạ.
Vấn đề là, tuy không ai công khai đề cập đến, nhưng cũng đã âm thầm truyền ra.
Danh tiếng mà Quý Bình chăm chỉ dựng lên đã bị hủy hoại hoàn toàn, mà lại còn ảnh hưởng đến thanh danh của Quý gia.
Bữa tiệc được tổ chức trong nhà ăn, người Ninh gia ngồi trên ghế chủ đạo, ông cụ Nghiêm tiếp khách khứa, trông có vẻ khá hòa thuận.
Các thành viên Ninh gia đều là những người xuất thân tử tế, quần áo đẹp đẽ, cử chỉ hào phóng, đúng mực vượt xa sự mong đợi của nhiều người.
Sao nghe nói là nhà nông? Tin tức là sai à.
Ninh gia mỗi quý đều có hai bộ quần áo mới, không đắt tiền nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Vào cuối năm, lại có thêm nhiều quần áo tươm tất hơn, giống như chiếc áo mà họ đang mặc lúc này, Ninh Yên đã tìm được chất liệu tốt và được một thợ may có thâm niên may riêng.
Theo lời cô nói, phải luôn có một bộ quần áo đẹp để đi gặp khách.
Nhỏ nhất là Ninh Tứ cũng tốt, mà lớn nhất là Ninh Xuân Hoa thì cũng thế, đều có kinh nghiệm, gặp qua chuyện đời, hành xử đúng mực.
Chưa kể là Ninh Yên, có cái gì mà cô chưa bao giờ thấy đâu, tự tin thong dong đối đáp tự nhiên, khiến người ta phải lau mắt mà nhìn.
Ninh Yên còn phải đi mời rượu mời trà, thu hoạch phong phú, bao lì xì nhận tới mỏi tay.
Khi đến bàn của bà cụ Quý, mọi người đều im lặng mà nhìn sang.
Dù náo loạn đến mức không thể chịu nổi nhưng bà cụ Quý cũng không ra về sớm, phải nói là tâm lý của bà rất tốt.
Ninh Yên thì cứ như không có chuyện gì xảy ra, liếc nhìn cái ly trước mặt bà cụ Quý, thoải mái hào phóng hỏi: "Bà cụ Quý, bà uống nước đun sôi hay rượu trắng?"
Mặt bà cụ Quý nghi ngờ: "Rượu trắng."
Mặt Ninh Yên không có gì thay đổi, cô rót cho bà một ly rượu trắng: "Bà cụ Quý, cháu mời bà."
Bà cụ Quý nhìn chén trà trong tay cô, "Cô dùng trà mời tôi?"
Nghiêm Lẫm thấy bà cố ý bắt bẽ, hơi hơi cau mày: “Bà cụ Quý, để cháu mời bà.”