Chương 1326: Hội chẩn ca bệnh
Chương 1326: Hội chẩn ca bệnh
“Ở chỗ tôi có một bệnh nhân, muốn mời cô đến để hỗ trợ hội chẩn.”
Bảo một sinh viên y như cô đến hỗ trợ hội chẩn sao? Hỗ trợ hội chẩn thường là mời các bác sĩ cấp thấp sau khi hội chẩn không hài lòng lắm thì mời các bác sĩ cấp trên đến hỗ trợ hội chẩn. Tạ Uyển Doanh hoàn có lý do nghĩ rằng mình đã nghe lầm.
“Là một bệnh nhân ung thư môn vị sau khi phẫu thuật bị rò rỉ vết thương.” Ngụy Quốc Viễn giới thiệu ngắn gọn ca bệnh cho cô biết, để để cho cô hiểu tại sao đột nhiên lại nhớ đến tìm cô giúp đỡ.
Ung thư môn vị, ở trong nước thường được liệt kê vào ung thư dạ dày. Tinh toán tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đều nằm trong ung thư dạ dày. Thực chất, nó là ung thư chỗ nối, dựa theo giải thích về mặt giải phẫu học, môn vị nằm ở chỗ nối giữa thực quản và dạ dày, ở đây sinh ra khối u đương nhiên sẽ có các đặc điểm của hai loại ung thư dạ dày và ung thư biểu mô tuyến thực quản. Trong tương lai, trên y học nó sẽ được định nghĩa chính xác hơn là ung thư đoạn nối thực quản - dạ dày.
Về việc điều trị căn bệnh này, thời kì đầu khối u nhỏ, cũng giống như các khối u khác ví dụ như ung thư đường ruột, trong khoa nội tiêu hóa có thể giải quyết bằng nội soi đường tiêu hóa. Tất cả các khối u đều theo nguyên tắc điều trị sớm tiên lượng bệnh tốt. Đáng tiếc là người trong nước không có thói quen kiểm tra sức khỏe này. Các triệu chứng giai đoạn đầu của ung thư môn vị rất giống với các triệu chứng viêm đường ruột thông thường, không nội soi dạ dày thì không thể phân biệt được, khi bệnh nhân trong nước được phát hiện thường đã ở giai đoạn hai giai đoạn cuối, chỉ có thể phẫu thuật ngoại khoa.
Cả khoa tim tổng quát và khoa ngoại tim mạch đều có thể triển khai các phòng phẫu thuật ngoại khoa ung thư môn vị. Phương pháp được lựa chọn của khoa tổng quát là mổ bụng trực tiếp, không cắt bỏ cơ hoành, cắt bỏ một phần dạ dày và thực quản. bởi vì cắt bỏ phần bụng có hạn chế, khối u còn sót lại ở đoạn cuối thực quản và các hạch bạch huyết trong lồng ngực có thể không được lấy sạch và dễ tái phát. Thế nên nhiều người lựa chọn đi đến khoa tim mạch để thực hiện phẫu thuật này. Phương pháp phẫu thuật của khoa tim mạch là nội soi từ đi vào lồng ngực rồi tiến vào khoang bụng, so với phẫu thuật của khoa tổng quát có thể loại bỏ triệt để khối u của bệnh nhân hơn. Nhưng khả năng có các biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đùn vào tim và các cơ quan khác, rò rỉ miệng vết thương sau phẫu thuật của khoang ngực.
Ca phẫu thuật của bệnh nhân này được thực hiện bởi khoa tim mạch của bệnh viện Tuyên Ngũ. Khoa tim mạch của Tuyên Ngũ dường như không quá nổi tiếng, nhưng phẫu thuật khối u thông thường chắc chắn có thể thực hiện được, với một trình độ y thuật nhất định. Vì vậy nói khoa thần kinh của Tuyên Ngũ không phải bệnh nào cũng có thể chữa trị được, bệnh thông thường đều có thể chữa trị được, chỉ là vết thương đột nhiên nghiêm trọng như chị Từ, trình độ y thuật thực sự có hạn chế chỉ như vậy.
Rò rỉ vết thương sau phẫu thuật đối với ngoại khoa mà nói là một loại biến chứng sau phẫu thuật thường gặp. những lý do phát sinh khác có mối liên quan nhất định với bác sĩ mổ chính, đồng thời cũng có liên quan rất lớn đối với sự khác biệt cá nhân bệnh nhân. Mỗi phòng khoa ở Quốc Hiếp cũng có thế gặp phải. Xử lý rò rỉ vết thương như thế nào, luôn là một khó khăn lớn trong khoa ngoại. Ở đây không thể nói rằng y thuật khoa tim mạch của Tuyền Ngũ không giỏi. Ngoại trừ mỗi khoa ngoại bệnh viện người ta xảy ra rất nhiều ca bệnh rò rỉ vết thương vượt quá tỷ lệ bình thường, mới là điều không ổn.
Bác sĩ Thiệu Giai Lương, bạn học của Ngụy Quốc Viễn làm việc ở khoa tim mạch cùng một bệnh viện, khi gặp phải ca bệnh như vậy, bản thân sẽ muốn mời khoa tim mạch Quốc Trắc đến chẩn đoán. Ngụy Quốc Viễn nghe xong, liền nói không bằng tìm Tạ Uyển Doanh cô đến xem thử.
Thông thưởng giải quyết rò rỉ vết thương sau phẫu thuật có hai cách, một là giữ lại điều trị, hai là phẫu thuật điều trị. Nếu phẫu thuật điều trị, có thể làm phẫu thuật ngoại khoa lại, mổ lại ngực và bụng. Cũng có thể sử dụng phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu để bịt vết hở, phẫu thuật này thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Bác sĩ Thiệu tìm đến đồng nghiệp trong bệnh viện mình nhờ giúp đỡ. Khoa tiêu hóa Tuyên Ngũ và khoa tổng quát Tuyên Ngũ cũng tương đối nổi tiếng về kỹ thuật này, kết luận cho ra không thể thực hiện được.
Tại sao vậy? Bệnh nhân bị biến chứng hẹp miệng nối, ống nội soi dạ dày không vào được.