“Hãy nghe tôi nói.” Bác sĩ Bành giải thích thêm với người nhà: “Sinh mổ đối với sự hồi phục sau này của chính cô ấy và đứa trẻ sẽ không tốt bằng sinh thường. Mọi người phải tin lời bác sĩ chúng tôi nói, chúng tôi tiếp tục quan sát lại tình huống của cô ấy. Nếu như cô ấy thực sự đau đến mức không chịu được, tử cung co bóp yếu, không thể sinh được, chúng tôi sẽ kịp thời có phương án xử lý khác. Lúc này, tốt nhất nên tiếp tục sinh thường.”
“Bác sĩ, nếu không tin cô hãy hỏi cô ấy xem có phải cô ấy đau đến mức không chịu được không?” Chồng của sản phụ thở hổn hển âm thanh có chút lớn gấp gáp nói với bác sĩ.
Vợ anh ở đây đau, anh cũng vậy, càng nhìn càng đau. Là một người đàn ông lại không có cách nào chỉ có thể trơ mắt nhìn vợ mình chịu đau đớn lớn như vậy.
Bác sĩ Bành sẽ không hỏi xem sản phụ có đau đến không chịu được hay không. Bởi vì mỗi sản phụ sẽ trả lời là có. Năm giường trước mặt chính là ví dụ, mới vừa bắt đầu đã kêu đau đến không chịu được đòi sinh mổ.
Sinh nở đối với phụ nữ mà nói, giống như một trận chiến, phải có ý chí vô cùng mạnh mẽ để chính mình có thể chống đỡ vượt qua trận chiến khó khăn này. Chính vì vậy, bệnh viện sẽ có một phòng để cho người nhà vào với sản phụ, mục đích là để người nhà có thể hỗ trợ và động viên để sản phụ có thể vượt qua được giai đoạn gian nan nhất trong cuộc đời.
Chỉ là đôi khi có lúc sự việc lại không được như mong muốn.
Có người trong gia đình lại yếu hơn cả sản phụ, sản phụ còn chưa nói, người nhà đã gục ngã trước.
Bác sĩ Bành nghĩ nghĩ, đưa ra một ý kiến cho người nhà: “Tôi thấy anh ở bên cô ấy cũng đã mệt rồi, hay là, anh và người khác đổi một chút, để cho mẹ của cô ấy đi vào chăm sóc, anh thấy sao?”
“Không, không, không, bác sĩ, đừng –” anh chồng xua tay, nói rằng điều này không thể.
Bác sĩ Bành ngạc nhiên, chuyện gì, chẳng lẽ mẹ đẻ của sản phụ và sản phụ có khúc mắc gì sao?
Người chồng của sản phụ giường số hai vội chỉ bác sĩ Bành hương về phòng chờ sinh số một bên cạnh.
Bác sĩ Bành đi tới cửa, áp tai vào cửa phòng bên cạnh nghe động tĩnh.
Trong phòng chờ sinh số một, là sản phụ ở giường số năm được chuyển từ phòng chờ nhiều người sang. Bởi vì chồng cô ấy cũng trẻ như cô ấy, cho nên gia đình quyết định để cho mẹ đẻ của cô ấy đã có kinh nghiệm sinh nở đi vào cùng.
Kết quả lại thành thế này–
“Con kêu đau cái gì? Có cái gì đau? Lúc trước khi mẹ sinh con còn đau hơn. Hãy chịu chút, con à, không cần kêu đau, không đau một chút nào.”
Nghe những này, sẽ không nghĩ đây là mẹ ruột mà nghĩ đây là mẹ kế hoặc mẹ chồng làm khó dễ.
Nghiêm túc lắng nghe, trong lời mắng này, giọng nói của người mẹ có sự lo lắng cho con gái.
Người lớn không phải là không đau lòng, không ai dám nói như vậy. Mẹ ruột của sản phụ giường số năm sẽ không có khả năng không đau lòng con gái. Chỉ là trong lòng có chút khẩn trương, chỉ có thể lấy kinh nghiệm trước kia của mình để so sánh an ủi con gái sinh con cũng không phải chuyện gì đáng sợ. Người lớn nói những lời này, trên thực tế cũng là để trấn an tinh thần của mình, cho nên không để ý được lời nói của mình có chỗ không hợp.
Sản phụ cũng đang đau đến không chịu được, khi nghe mẹ mình nói vậy lại có cảm giác tức giận. Sản phụ giường số năm hiện lên vẻ mặt đau lòng. Nếu không phải giường số sáu an ủi cô ấy, cô ấy đã không muốn tiếp tục sinh rồi.
Không thể nghi ngờ, tình huống ở bên cạnh, khiến cho vợ chồng sản phụ giường số hai run rẩy.
Người chồng của sản phụ giường số hai ăn ngay nói thật với bác sĩ: “Tôi không muốn mẹ vợ và mẹ tôi cãi nhau. Vợ tôi đau đến mức như thế này, tôi thương cô ấy. Không phải hai người họ không thương, nhưng họ đều là người lớn, tôi không muốn họ nói vậy với vợ mình.”