Không sao đâu.
Ba chữ này của đàn anh Tào lời ít mà ý nhiều, lúc đôi mắt đen xinh đẹp tuấn tú nhìn cô mang theo nụ cười ấm áp, giống như là đang nói sản phụ không sao, lại giống như đang nói cô ấy sẽ không sao?
Buổi tối nằm trên giường ở ký túc xá, có lẽ bởi vì ban ngày ngủ quá nhiều, nên mở mắt ngủ không được, nhìn về phía cửa sổ có thể mờ hồ nhìn thấy trong màn đêm có dấu hiệu gió cùng với tuyết rơi đập vào tấm thủy tinh.
Dậy ngồi một lúc, chị hai tối nay có việc nên phải về nhà, không qua đêm ở ký túc xá. Nhắc đến cô cũng rất nhớ nhà. Sau khi đến khoa phụ sản, càng cảm nhận được sự vĩ đại của mẹ. Nhớ mẹ.
Hôm nay vốn muốn gọi điện thoại về nhà, nhưng chỉ sợ lúc nói chuyện với mẹ nhớ đến cảnh tượng của những người mẹ tối hôm qua lại không nhịn được mà cay sống mũi.
Cầm điện thoại lên xem giờ, mở hộp thoại tin nhắn xem tin nhắn mà đàn anh Tào gửi cho cô sau khi về nhà trước khi đi ngủ: Rất đẹp. anh cũng rất thích.
Đàn anh Tào là người rất tốt, có lẽ cô tặng cái gì cũng đều sẽ nói thích. Tạ Uyển Doanh đọc cái này không nhịn được mà mỉm cười.
Tào Dũng đang ở nhà nhìn chiếc khăn tay mà cô tặng thực sự có chút bối rối: Tại sao màu sắc lần này cô tặng lại hoàn toàn khác với lần trước. Lần trước tặng là màu xanh dương, lần này trực tiếp tặng màu nâu.
Khả năng là cô nghĩ anh sẽ thích khăn tay đủ loại màu sắc. Nếu như nói như vậy, lần sau cô sẽ tặng anh màu gì đây, màu xanh lá sao?
Không đâu, một người thẳng thắn sẽ không bao giờ nghĩ nhiều như vậy. Giống như hôm đó tặng màu xanh dương, chỉ là bởi vì cô cảm thấy nụ cười tỏa nắng của đàn anh Tào giống như bầu trời trong xanh. Lần này tặng màu nâu, chỉ là vì nhớ đến ngày hôm đó đàn anh Tào chạy đến khoa cấp cứu thăm cô, cảm thấy đàn anh Tào nếu như mặc chiếc áo khoác màu nâu phong cách Anh Quốc chắc là rất đẹp trai.
Nằm xuống tiếp tục ngủ. Đột nhiên điện thoại vang lên có tin nhắn gửi đến. Tạ Uyển Doanh cầm lên xem, là của một số lạ gửi đến, nội dung là: “Có thể cho tôi mượn ít tiền không?”
Trong đầu không cần suy nghĩ nhiều hiện lên gương mặt của bạn học Cảnh.
Sau đó một tin nhắn khác gửi đến với nội dung: Xin lỗi, tôi gửi nhầm người.
Cầm điện thoại lên nhanh chóng gửi tin một tin nhắn: “Có thể mượn, cậu cần bao nhiêu tiền.”
Sau một lúc lâu im lặng, đối phương gửi tin nhắn đến: 500.
“500 đủ không?”
Một câu hỏi bình thường của cô, nhưng đối phương có thể nhận ra rằng cô đã đoán đúng câu chuyện rồi, không trả lời lại.
Cùng là học sinh nghèo nổi tiếng trong lớp, Tạ Uyển Doanh cô so với các giảng viên cùng lớp trưởng bọn họ càng dễ đoán được lý do bạn học Cảnh nhịn ăn nhịn tiêu là để gửi tiền về nhà.
Đơn giản chỉ vì nhà nghèo, người nghèo sẽ không để con học đại học gửi tiền về nhà phụng dưỡng tiền sinh hoạt. Giống như mẹ của cô. Chi phí sinh hoạt so với người nghèo mà nói không tiêu nhiều bao nhiêu. Có thể để cho bạn học đại học, trong nhà ít hơn một người ăn cơm, ngược lại làm sao nói chi phí sinh hoạt không đủ.
Tiền học phí tiền ăn tiền ở ký túc xá của cô và bạn học Cảnh, mấy năm nay đã được giảm xuống gần như bằng không dưới sự trợ giúp của giảng viên. Bình thường có các khoản tiền học bổng trợ cấp đối với chi phí sinh hoạt ở trường không có áp lực.
Cô không tin bạn học Cảnh không làm thêm để kiếm tiền giống như cô, ngoài chi tiêu cá nhân hẳn là có thể tiết kiệm tiền, sẽ không túng thiếu đến mực chỉ ăn màn thầu.
Chỉ còn một cách giải thích duy nhất: Trong nhà bạn học Cảnh có người bệnh cần tiêu tiền trong thời gian dài.
Chi phí y tế đắt đỏ mới thực sự là cọng rơm cuối cùng đè bẹp người nghèo. Cho dù đất nước đang phát triển thành đạt cũng đều như vậy.
Bất kể là người nào, chi phí y tế cần thiết để chữa trị khỏi một căn bệnh cơ bản đều giống nhau. Chính vì như vậy, rất nhiều sinh mệnh bởi vì tiền mà từ bỏ.
Kiểu từ bỏ như này thường không phải chỉ là từ bỏ mạng sống của bệnh nhân, còn từ bỏ hiệu quả điều trị, từ bỏ tất cả mọi mặt về chất lượng cuộc sống và thể chất của bệnh nhân. Tích lũy trong thời gian dài cũng giống như đống cát có ngày sụp đổ.