Thập Niên 90: Trở Thành Thiên Tài Ngoại Khoa (Bản Dịch)

Chương 324 - Chương 324 - Bệnh Khó Nắm Bắt

Chương 324 - Bệnh khó nắm bắt
Chương 324 - Bệnh khó nắm bắt

Bệnh nhân lâm sàng thường bị như vậy, không rõ cơn đau ở đâu.

Nói đau chân nhưng lại sờ cả chân, nói đau lưng nhưng lại sờ đến tận thắt lưng, thậm chí sờ cả vào bụng phá trước, nói đau bụng nhưng hận không thể đem cả hệ tiêu hóa bên trong sờ một lần.

Gặp một bệnh nhân như vậy, bước đầu tiên bác sĩ cần phải xác định xem bệnh nhân bị tổn thương ở bộ phận nào. Trong hệ tiêu hóa có rất nhiều cơ quan, không biết bộ phận nào gặp vấn đề thì không thể nào chữa được. Trường hợp bệnh nhân có xu hướng xoa cả vùng bụng như vậy, nếu như kiểm tra thì bất cứ chỗ nào sờ đến cũng cảm thấy đau.

Bệnh nhân nói đau bụng, nội soi dạ dày thì không bị làm sao, nhưng lại đi ngoài ra phân đen?

“Có máu trong phân?”

“Vâng, vâng, vâng, vì vậy bác sĩ nói không nghiêm trọng.”

Bệnh nhân trả lời chắc chắn không hiểu được thâm ý của bác sĩ. Tạ Uyển Doanh hiểu giáo sư Đàm nói trong phân có máu đen, nhưng không hẳn là chảy máu dạ dày, cũng có thể là bệnh trĩ hoặc chảy máu ruột non.

“Cậu bình thường thích ăn gì?”

Thói quen ăn uống là nguyên nhân lớn nhất gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, vì thế cần hỏi rõ ràng.

“Tôi bình thường làm việc tại công ty nên hay ăn cơm hộp.”

“Có uống rượu không?”

Đàn ông thường không thiếu rượu và hút thuốc. Hai thứ này là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao.

“Tôi hiếm khi uống rượu cũng như hút thuốc.” Bệnh nhân phủ nhận.

Nhìn mặt bệnh nhân trả lời không có vẻ gì giả dối. Ngửi mùi không thấy có mùi khói thuốc hay mùi rượu nồng nặc trên người bệnh nhân.

Hỏi đến đây, bác sĩ dừng lại. Không khí trong phòng yên tĩnh một cách lạ thường.

Người thanh niên nhìn hai vị bác sĩ trước mặt, không biết chuyện gì đang diễn ra. Trong mắt có vài tia khó hiểu, rõ ràng anh ta không nói sai điều gì.

Đầu bút Tạ Uyển Doanh cầm đột nhiên dừng lại.

Giáo sư Đàm bên cạnh đang trầm tư, cô cũng khẩn trương nghĩ ngợi.

Theo hội chuẩn lần trước, bệnh nhân này dường như không có vấn đề gì lớn.

Chẳng lẽ tinh thần của bệnh nhân có vấn đề? Lo lắng cho tình hình sức khỏe của mình quá. Vì một lần đi ngoài ra phân đen, nhưng các lần sau đều không có, kiểm tra nội soi dạ dày cũng không có vấn đề gì, thế nên lại đến khoa ngoại khám.

Một số người trẻ tuổi còn sợ chết hơn người già, một chút bệnh vặt cũng làm quá, phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn mới yên tâm. Những bệnh nhân như vậy không phải là hiếm ở các phòng khám.

Thấy bác sĩ không nói gì, nam thanh niên lo lắng giải thích: “Bạn tôi nói bác sĩ nội khoa không khám ra bệnh thì đến tìm bác sĩ ngoại khoa xem sao.”

Hóa ra đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân tìm đến phòng khám ngoại.

Khoa nội không được thì tìm khoa ngoại, nhưng tìm đến khoa ngoại tư vấn, là tư vấn về phẫu thuật.

Bác sĩ chuyên môn có thể làm gì được khi nghe những điều này? Khóc không được cười cũng chẳng xong.

Tạ Uyển Doanh không cần nhìn biểu hiện của giáo sư Đàm cũng biết: giáo sư Đàm hoàn toàn nổi nóng rồi.

Thời gian trôi qua từng giây, cần phải nói rõ ràng với bệnh nhân.

Chi bằng kê cho anh ta vài viên thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

“Bụng bị trướng à?” Tạ Uyển Doanh hỏi, nói xong cô mới nhận ra rằng mình đã quên lời dặn của giáo sư Tôn.

Liếc nhìn giáo sư Đàm. Ánh mắt giáo sư không cấm cô nói.

“Trướng.” Bệnh nhân trả lời.

Chướng bụng là một triệu chứng phổ biến của bệnh liên quan đường tiêu hóa và không thể xác định được vấn đề. Bệnh nhân nhún vai sau khi trả lời, tưởng bác sĩ hỏi câu này vô ích, nhưng không nghĩ tới, nữ bác sĩ trẻ ngồi đối diện đột ngột nói thế này: “Cậu có hay ăn lẩu không?”

“Tôi, tôi không thường xuyên ăn.” Giọng điệu của người thanh niên có chút e ngại, có vẻ anh ta cũng biết thích ăn lẩu là không tốt.

Bình Luận (0)
Comment