Tiêu Diêu Du (Dịch Fulll)

Chương 488 - Chương 357: Nhà Trọ Quy Lai

Chương 357: Nhà trọ Quy Lai
Chương 357: Nhà trọ Quy Lai

Chương 488: Hồ lô nén xuống nổi lên cái muôi

Lý Ngư mang theo Cẩu Đầu Nhi rời khỏi, khi đến cửa thành lại dừng lại, quay đầu lại nhìn, thấy không có người nào theo dõi thì dặn dò Cẩu Đầu Nhi:

- Ngươi đi thay quần áo rách nát, đóng giả dân chạy nạn, trở lại giám thị. Nếu Dương cô nương kia có hành động gì thì đến dịch trạm báo tin cho ta biết.

Cẩu Đầu Nhi ngầm hiểu, nhếch ngón cái lên:

- Tiểu thần tiên thủ đoạn quá siêu. Ngoài nội hàm còn phải có thủ đoạn. Ta lập tức đi giám thị, ngươi yên tâm, vị công tử họ Nhạc kia tuyệt đối không làm gì được Dương cô nương đâu.

Cẩu Đầu Nhi nghĩ mình là kẻ hộ hoa cho Lý Ngư, còn cảnh giới kia quá cao siêu gã không lý giải được. Lý Ngư cười mắng:

- Nói hươu nói vượn, mau đi đi!

Lý Ngư không giải thích nhiều để gã hiểu, cứ để gã nghĩ thế nào thì làm thế.

- Hài, thật sự khiến người ta lo lắng mà…

Lý đại quan nhân lo lắng cho người ta thở dài, một mình trở về phủ Thái thú.

Trở về chỗ ở của mình, Lý Ngư thấy Trần Phi Dương đang nghển cổ trông mong, vừa thấy Lý Ngư trở về, Trần Phi Dương vội ra đón.

Lý Ngư ngạc nhiên nói:

- Ngươi đứng ở chỗ này làm gì thế?

Trần Phi Dương nói:

- Theo dặn dò của Tiểu thần tiên, ta đã nói cho Bao tiên sinh rồi. Bao tiên sinh dẫn người mang theo đồ đạc đến quán dịch rồi, chỉ là hai vị cô nương đi dạo phố, ta không biết tìm ở đâu nên đang chờ họ về.

Hôm nay đã nói không tiện đi đường mà, hóa ra trong chuyện xưa đều lừa gạt cả.

Lý Ngư lại thở dài:

- Ôi, thật khiến người ta lo nghĩ mà…

Thâm Thâm, Tĩnh Tĩnh chưa về, Lý Ngư cũng không thể rời khỏi, đành phải về phòng để chờ.

Không ngờ người gác cổng đã báo việc hắn trở về nói cho Triệu Thái Thú rồi, Triệu Nguyên Giai gần đây cần chính, sáng sớm đã đi làm, cả trưa đều triệu tập quan viên hạt nội các lộ phân công công việc, muốn làm cho Trung Châu có diện mạo mới hoàn toàn, nghênh đón Hoàng Đế Bệ Hạ.

Chịu đựng đến đến giữa trưa, các quan viên đều trở về, ăn cơm trưa nghỉ ngơi. Người gác cổng bẩm báo Lý công bộ đã trở về, Triệu Nguyên Giai liền đến tìm hắn uống trà chiều.

Lý Ngư vừa lúc nói ý muốn rời khỏi, Triệu Nguyên Giai ra sức giữ lại.

Chỉ là Lý Ngư đã biết người này rốt cuộc là hạng người gì rồi, có lẽ kế tiếp người này sẽ dựa vào một số hành vi mị trên nạt dưới vẫn còn có thể làm quan. Nhưng đương kim Hoàng đế là minh quân chưa biết chừng ngày nào đó sẽ xui xẻo, Lý Ngư không muốn liên lụy sâu trong đó, vẫn nên tránh xa thì hơn.

Nhưng lo lắng này lại không thể nói rõ, hắn đành phải tìm lý do, rất uyển chuyển nói:

- Hạ quan mới vừa đảm nhiệm công bộ, ôi, mới đến, lại phải nhận trọng trách này, Thái Thú ngài chắc hiểu mà, đây là nơi đầu sóng ngọn gió làm việc cần cẩn thận mới không bị người ta nắm được nhược điểm.

Triệu Nguyên Giai vừa nghe vậy không giữ lại nữa, liên tiếp gật đầu, ngầm hiểu nói:

- Lão phu hiểu mà, lão phu đương nhiên hiểu mà. Ha ha, Lý công bộ không cần để ý, không bị người ta ghen ghét tài trí mới tầm thường ấy. Lão phu cả đời này chẳng phải nhận vô số gièm pha đó sao?

Ông ta châm trà cho Lý Ngư, an ủi:

- Không cần để ý tới họ, chúng ta làm quan, đi thẳng ngồi thẳng, một lòng vì công, thanh liêm, làm theo việc công thủ mình, trung với triều đình, tạo phúc cho thiên hạ quần chúng, ý chí thanh thản, thì sợ gì tiểu nhân gièm pha.

Triệu Nguyên Giai không ngờ đã coi Lý Ngư là đồng đạo rồi, làm cho Lý Ngư hơi mơ hồ, nhìn vẻ mặt thành thật của ông ta có vẻ như là thật lòng. Chẳng lẽ vị Thái Thú lão gia này sự thật đánh tâm lý chỉ cần mị trên là đi thẳng, ngồi thẳng ư.

Quận Tế Nam Tề châu, đỉnh núi Thái Sơn. Thái Sơn nuốt Tây Hoa, đè Nam Hành, ngang Trung Tung, vượt Bắc Hằng, là Ngũ Nhạc trưởng. Nghe nói sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa đầu của nó liền biến thành Thái Sơn. Mà thời kỳ viễn cổ, Hoàng đế từng trèo lên Thái Sơn, Thuấn đế từng tuần thú Thái Sơn. Thương vương Tương Thổ từng xây dựng Đông đô dưới chân núi Thái Sơn, Chu thiên tử lấy Thái Sơn làm ranh giới xây dựng Tề Lỗ.

Trong truyền thuyết trước Tần Hán, còn có 72 đại quân vương đến Thái Sơn Phong Thần.

Tần Thủy Hoàng sau khi nhất thống thiên hạ cũng từng đến Thái Sơn phong thiện trí tế, khắc thạch kỷ công. Tần nhị thế, Hán Vũ Đế, Hán Quang Vũ Đế, Hán Chương đế, Hán An đế, Tùy Văn Đế đều từng tới đây phong thiện tế thiên, Đại Đường lúc này vẫn chưa từng có vị Hoàng đế nào đến nơi này.

Trên đỉnh cao có một cây tùng già.

Dưới cây tùng có tảng đá, trên đá có rượu, Tô Hữu Đạo và Âm Hoằng Trí đang ngồi đối diện chè chén, trò chuyện vui vẻ.

Nói đến Âm Hoằng Trí này giống Tô Hữu Đạo cũng là âm mưu gia đầu óc có phản cốt, gã là cậu của Tề vương Lý Hữu.

Tề vương Lý Hữu là con trai thứ năm của Đường Thái Tông, mẫu thân họ Âm, muội muội của Âm Hoằng Trí.

Rất khéo là, Tô Hữu Đạo ngồi đối diện với Âm Hoằng Trí cũng có cháu gái làm Thái tử phi.

Nói cách khác, hai người này đều xem như là nhà ngoại của hoàng thất.

Ngoại công của Tề vương Lý Hữu là người như nào, đó là người tên Âm Thế Sư, đại thần triều Tùy, cùng với đại vương Dương Hựu đóng giữ Trường An. Lý Uyên Thái Nguyên sau khi khởi binh, con trai út Lý Trí Vân mà Lý Uyên để lại Trường An bị Âm Thế Sưgiết chết, năm ấy mười bốn tuổi. Âm Thế Sư, Cốt Nghi lại để cho Kinh Triệu quận thẩm tra ngũ miếu mộ táng gia tộc Lý Uyên, bới phần mộ tổ tiên của Lý Uyên, thù này quá lớn, Lý Uyên sau khi vào Trường An lập tức giết chết đám người Âm Thế Sư, Cốt Nghi. Nhưng người của Lý gia cũng không biết có phải quá tự tin hay không, chẳng những chiêu mộ được một đám cựu thần triều Tùy, còn thích nạp con gái kẻ làm vợ.

Trong số các phi tử của Lý Uyên, có người của Tùy Thất. Trong phi tử của Lý Thế Dân cũng giống như vậy, chẳng những có hậu nhân kẻ thù, còn có vợ của huynh trưởng và đệ đệ nữa, giết cha người ta lại nạp con gái người ta làm vợ, giết chồng người ta lại nạp người ta làm vợ mà không sợ nửa đêm đang ngủ bị người ta giết.

Những nữ nhân này thật sự không có người nào báo thù cho cha cho chồng, nhưng nam đinh lại khác. Âm Thế Sư chết rồi, con của ông ta Âm Hoằng Trí lại thành cậu của Tề vương. Âm Hoằng Trí chưa hề quên thù nhà, từ nhỏ gã luôn ở bên Lý Hữu, đã rót vào một ít tư tưởng đại nghịch bất đạo cho Lý Hữu.

Khi Lý Hữu thụ phong Tề vương, trở thành chủ Tề châu, Âm Hoằng Trí lại tích cực giật giây, một người ngại độ mạnh yếu không đủ, còn đem đại cữu ca (anh vợ) của mình Yến Hoằng Tín cũng đi theo Lý Hữu, hai người liên tục giật giây lừa gạt.

Âm Hoằng Trí, Yến Hoằng Tín ngày ngày đều dung nhập mấy thứ này cho Lý Hữu, Lý Hữu bất giác cũng dao động.

Âm Hoằng Trí kỳ thật cũng không có ý mưu đồ thiên hạ, gã chỉ muốn báo thù. Chỉ cần có thể giật giây người ta khởi sự, thay gã báo thù cha, ai làm hoàng đế gã đều không để ý, thậm chí Lý Đường đại loạn, tự giết lẫn nhau mà mất nước, đó mới khoái ý hơn.

Kỳ thật đối với hai người này, Tô Hữu Đạo vẫn biết. Bởi vì Lý Hữu từng về Trường An dưỡng bệnh, Âm Hoằng Trí và Yến Hoằng Tín từng giúp Lý Hữu kết giao quyền quý, đi lại rất thường xuyên đã rơi vào tầm mắt của Tô Hữu Đạo. Tô Hữu Đạo cẩn thận điều tra, liền hiểu rõ. Loại việc này tuy rằng bí ẩn, nhưng người có lòng để ý là biết. Huống chi nhị Hoằng đều có thù với Lý Đường, Tô Hữu Đạo tuy rằng hiểu mục đích của bọn họ, nhưng lại chưa bao giờ nghĩ sẽ tiếp xúc với họ, đều là mưu sĩ, Tô Hữu Đạo không coi mình hơn bọn họ, cảm thấy họ sẽ trở thành đội heo kéo chân sau của mình.

Nhưng hiện tại không được, Lý Thừa Càn thật sự là không nên thân, hơn nữa nhiều lần gã gây chuyện, khi không thể cứu vãn mới khóc lóc tìm mình thu thập tàn cục. Tô Hữu Đạo lau mông cho Lý Thừa Càn cũng không phải lần một lần hai rồi, hiện tại tàn cục này càng ngày càng không dễ dọn, nhất định phải hạ mãnh dược mới được.

Cho nên, Tô Hữu Đạo liền nghĩ tới đi Tề châu.

Nếu như có thể thúc đẩy Tề vương mưu phản sớm một chút, sẽ tạo nên kích động lớn cho đương kim Hoàng đế. Con tạo phản cha, Hoàng đế phải bình định, đối với đứa con làm Thái tử mà nói sẽ là một sự thừa nhận. Loại thừa nhận này sẽ diễn hóa thành lực lượng xã hội, tăng uy vọng của Thái Tử.

Đến lúc đó, Tô Hữu Đạo còn muốn vận tác một phen, khiến Thái Tử xin đi giết giặc xuất binh.

Dưới tình huống bình thường, là ai xuất binh cũng không tới phiên Thái Tử, Thái tử phải ở lại trong kinh thành. Nhưng một khi Tề vương khởi binh thì lại khác rồi, gã là Hoàng tử, bất kể đại thần nào đi tiêu diệt phản tặc, đều không được. Mà Hoàng đế chẳng lẽ lại đích thân xuất binh đi giáo huấn con mình ư. Đương nhiên, nếu Hoàng đế hạ chỉ một vị Đại tướng quân xuất chinh, coi như là thay mặt thiên tử xuất chinh, nhưng vẫn không thể thích hợp hơn so với Thái Tử ca ca.

Đứa con thứ năm ngỗ nghịch bất hiếu, đứa con cả thay cha đi giáo huấn, là quá hợp lý.

Có chiến công này, hiện giờ trong các hoàng tử, chưa một ai từng xuất chinh đánh giặc, có chiến công độc nhất vô nhị này, Hoàng đế còn muốn thay Thái Tử ư, tuyệt đối không thể.

Về phần nói trước đây cũng từng có lui tới với Tề vương, cũng xem như đồng mưu, Tô Hữu Đạo tự nhiên có biện pháp thoát khỏi, không để lại chứng cứ. Mà Âm Hoằng Tín có một người hô ưng mạnh mẽ như thế, cũng không quan tâm giữ lại chứng cứ, dù sao mục đích của đôi bên cũng không giống nhau.

Bởi vậy, hai người vô cùng hợp ý nhau.

Hôm nay trên đỉnh Thái Sơn, nấu rượu luận anh hùng, ngày mai Tô Hữu Đạo sẽ về Trường An, lúc này y còn chưa biết Thái tử gia mà mình một lòng phụ tá lại bắt đầu gây rắc rối rồi!

Bình Luận (0)
Comment