Nhưng Ân Thực cũng có danh dự của người đứng đầu bảng xếp hạng tác giả Lam Tinh. Vẫn muốn giao thủ chính diện với đối phương một lần, xem như tận mắt chứng kiến tân vương đăng cơ của giới văn học.
Lâm Uyên trả lời bằng icon thủ thế "ôm quyền".
Đây là sự tôn trọng đối với hạng một trong giới văn học Lam Tinh đương đại. Bởi vì đối phương cũng không biết, đối thủ của hắn trong trận chiến này không phải Lâm Uyên, mà là Tào Tuyết Cần tiên sinh.
Trả lời tin nhắn xong, hắn hít một hơi thật sâu, Lâm Uyên bắt đầu viết cho xong "Hồng Lâu Mộng". Kỳ thật khi viết Hồng Lâu Mộng có một vấn đề không thể tránh khỏi. Đó chính là "Hồng Lâu Mộng" hiện tại có tổng cộng một trăm hai mươi hồi.
Theo truyền kỳ kể lại rằng, tám mươi hồi đầu tiên do Tào Tuyết Cần sáng tác. Những hồi sau đã đổi người khác nên chất lượng đã giảm sút rõ rệt.
Mà "Hồng Lâu Mộng" Lâm Uyên lấy được do hệ thống cung cấp. Toàn bộ có tổng cộng 120 hồi, nhưng nội dung phía sau không giống như phiên bản của Trái Đất.
Dựa theo cách nói của hệ thống, chất lượng của tám mươi lần đầu tiên hoàn toàn không có vấn đề gì, phần sau là do một tác giả tên Lạc Dương viết tiếp mà hoàn thành. Có vẻ như những tác phẩm hệ thống cung cấp đều sẽ có một motip như vậy.
Nếu chúng không có kết thúc thì sẽ viết tiếp cái kết tốt hơn. Dù gì thì Lâm Uyên cũng cảm thấy phiên bản Hồng Lâu Mộng do hệ thống cung cấp rất tốt, dường như tất cả đều do chính Tào Tuyết Cần tiên sinh viết vậy.
Không biết sau khi cuốn sách này được phát hành, Lam Tinh có tạo ra cơn sốt bạo đỏ hay không. Tóm lại nội dung mấy hồi trước đã được hắn viết ra trong livestream, Lâm Uyên chỉ cần hoàn thành nội dung còn lại là được.
Mấy trăm ngàn chữ mà thôi, hoàn toàn có thể viết xong vào cuối tháng. Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, hắn sẽ dựa vào quyển sách này, chính thức lên đỉnh giới văn học Lam Tinh.
Trong ba bảng xếp hạng nghệ thuật lớn, Lâm Uyên phải đánh từng bảng một cho đến khi ngồi lên ngôi đầu toàn bảng.
Những ngày tiếp theo, mỗi đêm Lâm Uyên đều viết mấy chục nghìn chữ "Hồng Lâu Mộng". Về phần ban ngày, Lâm Uyên cần thu âm album cùng Triệu Doanh Châu. Hắn đã từng hứa sẽ làm một album cho mỗi người trong Ngư vương triều.
Tháng trước đã làm cho Hạ Phồn một cuốn album, liền dễ dàng giành được quán quân bảng mùa giải. Đến tháng này là Triệu Doanh Châu thì mục tiêu vẫn là vị quán quân bảng mùa giải.
Chủ đề album của Hạ Phồn là “Thiếu niên", còn chủ đề album của Triệu Doanh Châu là “Nếu như", chủ đề là do Triệu Doanh Châu tự chọn.
Xoang quanh chủ đề này, Lâm Uyên đã nhanh chóng lấy ra được ba ca khúc. Bài hát đầu tiên tên là “Nếu như lúc ấy", là ca khúc của Hứa Tung, nam nữ có thể cùng song ca. Lâm Uyên đã biểu diễn một phần điệp khúc.
Bộ phận chủ lực vẫn do Triệu Doanh Châu hát, Lâm Uyên yêu cầu nàng vận dụng đến giọng hát kịch Hoàng Mai. Vì Lam Tinh cũng có kịch Hoàng Mai, vừa khéo xuất phát từ Tần Châu. Dùng cách hát này kết hợp vào chủ đề, xem như tuyên truyền văn hoá bản địa.
Bài thứ hai, “Nếu như em cũng nghe nói", đây là bài hát tạo nên tên tuổi của Trương Huệ Muội. Nhưng rất nhiều người lại không biết, đây là sáng tác của Châu Kiệt Luân.
Trên thực tế rất nhiều sáng tác của Châu Kiệt Luân đều trở nên rất hot. Mãi lâu sau mới biết được, hoá ra những ca khúc mà mình thích đều do Châu Kiệt Luân viết.
Bài thứ ba của ca khúc tên là “Đáng tiếc không có nếu như", đại ý trên thế giới này không có thuốc hối hận. Ca sĩ thể hiện đầu tiên là Lâm Tuấn Kiệt, giọng hát hơi cao nhưng Lâm Uyên cảm thấy Triệu Doanh Châu có thể nắm bắt được. Âm vực cao của nàng ấy chính là vũ khí mạnh mẽ nhất.
Sự thật cũng đúng là như thế, ba bài đầu tiên vô cùng thuận lợi. Nhưng đến bài thứ tư lại hơi khó khăn, tên bài thứ tư là ‘Thán', là một bài hát mà Lâm Uyên tìm được trong hệ thống, người hát đầu tiên là Hoàng Linh.
Phong cách bài hát này cũng giống như bài ‘Ngứa'. Việc để Triệu Doanh Châu hát cũng chẳng sao cả, nhưng Lâm Uyên đang bối rối vì ca từ viết thế này:
“Giữa đêm tối cùng cực, ngọn lửa bốc cháy hừng hực.
Thắp sáng từng ngõ ngách trong đêm đen u tối.
Đầu ngón tay lướt qua mạch đập.
Ấp ủ mưu đồ, chuẩn bị dấy lên phong ba.
Cánh hoa đáp xuống, nhưng âm thanh dưới tầng mây.
Khiêu khích thần kinh, thử thách độ tỉnh táo.
Trời hạn gặp mưa rào, đan chéo dung hợp.
Hai ta khao khát sự tà ác ngây thơ.
Tiếng nỉ non mơ hồ vang khắp Vu Sơn.
Tựa như mộng ảo bồng bềnh trên mây.
Quấn quýt mây mưa, tức khắc đắm chìm trong hoan lạc.
Trong mơ bỉ ngạn sa vào bùn lầy.
Chấp nhận cô đơn, tỉnh táo làm bạn.
Không còn cô đơn nữa, bầu bạn cùng em.
Quên đi, quên hết đi, đong đưa theo nhịp điệu của em….”
Trong ca từ xuất hiện những cụm từ nhạy cảm, khiến người ta nghe xong không khỏi phải tưởng tượng đỏ mặt tía tai. Hình như người sáng tác ra bài hát này đã quá lớn gan rồi nhỉ? Tưởng rằng không có ai hiểu sao?
Không phải Lâm Uyên muốn chọn ca khúc này, nhưng Triệu Doanh Châu kiên trì muốn hát một bài có cảm giác mê lực. Lâm Uyên Tốt không khuyên được mới đưa ra, dù gì cũng là album sáng tác riêng cho nàng, đương nhiên phải dựa theo ý nguyện và phong cách của ca sĩ làm chủ đạo.
Quả nhiên, Triệu Doanh Châu vừa nhìn thấy đã hưng phấn không chịu nỗi, nhất là mỗi khi hát đến câu: “Dục vọng tràn ngập cơ thể, đảo điên trong mây mù.” khiến người ta vô cùng kích thích.
Không phải nàng thích những ca từ không đứng đắn này nhưng quan trọng ở chỗ nàng và Lâm Uyên cùng song ca với nhau. Những ca khúc còn lại có phong cách bình thường hơn rất nhiều.
Cuối cùng còn ba lại ba bài, chủ yếu dùng để thể hiện năng lực toàn diện của ca sĩ. Lâm Uyên đã lấy ra bài hát ‘Tiểu Tiểu', là một trong các tác phẩm tiêu biểu của Dung Tổ Nhi. Nói ra cũng gặp người quen, vẫn là do Châu Kiệt Luân sáng tác.
Đáng nhắc hơn chính là, Châu Kiệt Luân vô cùng yêu thích bài hát ‘Tiểu Tiểu' từng nhiều lần bày tỏ sự hối hận khi đưa bài hát này cho Dung Tổ Nhi, hắn hy vọng có thể giữ lại để dùng trong album riêng của mình.
Sau đó Lâm Uyên lại lấy ra bài ‘Đôi cánh thiếu nữ'.