Tôi Có Thể Nhìn Thấy Quy Tắc Chính Xác Của Quái Đàm ( Dịch Full)

Chương 630

Chương 630 -
Chương 630 -

Đúng như, Vương Tuyết gật đầu: "Đúng vậy, con gái tôi bắt đầu viết nhật ký vào năm trước. Cô muốn xem thử không?"

Tất nhiên Tô Dung đồng ý, cô hỏi câu hỏi kia chính là muốn xem có thể đọc được nhật ký của Vương Vân không. May là Vương Tuyết không ngăn cản, còn chủ động đề nghị.

Thấy cô gật đầu, Vương Tuyết quen thuộc lấy một cuốn sổ từ ngăn kéo dưới bàn ra: "Chính là cuốn này, dạo trước vừa đổi sổ mới, đây là nhật ký một tháng gần đây của con bé."

"Vậy là đủ rồi." Dù sao vụ án mới xảy ra mấy ngày nay, nhật ký một tháng đã là quá đủ.

Ngồi trên ghế, Tô Dung tùy tiện lật xem. Nhật ký của Vương Vân không có nhiều thứ, mỗi trang ghi lại những suy nghĩ trong ngày. Trong đó phần lớn liên quan đến người ba, người mẹ Vương Tuyết bận rộn công việc, để cho con gái hơi thiếu hình ảnh của người mẹ.

Với đứa trẻ bình thường thì thiếu chuyện này không thành vấn đề, nhưng với đứa trẻ vốn đã mắc chứng rối loạn nhân cách thì vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Cô lật từng trang về sau, rất nhanh đã lật đến nhật ký của tuần gần đây.

[28/6 Trời nắng

Sắp bắt đầu đi học thêm rồi, ba đưa tôi và anh trai đi.]

[29/6 Trời nắng

Vẽ tranh, cô giáo khen tôi. Về nhà anh trai bị mắng vì học không tốt.]

[30/6 Trời nhiều mây

Chắc ba rất yêu mẹ, yêu là gì vậy?]

[1/7 Trời nắng

Anh trai lại bị mắng, ba an ủi anh ấy rất lâu.]

[2/7 Mưa phùn

Bữa trưa hôm nay ăn ở bên ngoài.]

[3/7 Trời nắng

Hôm nay học được một từ mới là "điểm chung", anh trai và ba có điểm chung.]

...

Nhật ký mỗi ngày chỉ có một hai câu, thể hiện rõ đứa trẻ này không có gì muốn nói, nhưng để hoàn thành nhiệm vụ vẫn phải miễn cưỡng nghĩ ra gì đó.

Nhưng trong nhật ký của tuần gần đây cũng có một số điều mơ hồ khiến Tô Dung thấy hứng thú. Đó là nhật ký ngày ba mươi tháng sáu và nhật ký ngày ba tháng bảy.

Cô ngẩng đầu nhìn Vương Tuyết: "Nhật ký của Tiểu Vân, chị đều đọc rồi sao?"

Vương Tuyết nghe vậy, đương nhiên gật đầu, nhưng cũng biết người lớn lén đọc nhật ký của trẻ con rất đáng ghét, vì vậy lại giải thích một câu: "Vì nó bị rối loạn nhân cách, mà tôi lại thường không có nhà, không thể tự mình hiểu được nó. Vì vậy, hy vọng có thể thông qua nhật ký để hiểu thêm về con gái một chút."

Đối với hành vi này, Tô Dung không đưa ra bình luận, chỉ lật đến trang ngày ba mươi tháng sáu: "Ngày hôm đó đã xảy ra chuyện gì?"

Nhìn thấy những nội dung mà đứa trẻ ghi lại ở trên, Vương Tuyết mỉm cười ngọt ngào: "Đã mấy ngày trôi qua, bây giờ tôi cũng không nhớ nữa. Có lẽ là hôm đó chồng tôi đã nấu một bàn toàn món ngon? Hay là anh ấy nói yêu tôi bị Tiểu Vân nghe thấy?"

Không, chắc chắn không phải như vậy. Tô Dung trong lòng phủ nhận phỏng đoán của đối phương.

Vương Vân là một bệnh nhân rối loạn nhân cách, cô bé gần như không thể cảm nhận được cảm xúc. Vậy nên viết ra những nội dung như vậy, chắc chắn là Vương Tuyết và chồng cô ấy, hoặc có thể nói là chồng cô ấy đã làm gì đó, khiến Vương Vân có thể dùng lý trí để phán đoán được họ rất yêu thương nhau.

Mà bây giờ nhìn phản ứng của Vương Tuyết, thì rõ ràng chị ta không biết chồng mình đã làm gì.

Có lẽ đó là một bất ngờ mừng rỡ thì sao?

Tô Dung nghĩ thầm như vậy rồi hỏi: "Dạo này có ngày kỷ niệm nào không?"

Kỳ nghỉ hè là thời điểm không có nhiều lễ hội, hầu như không có ngày lễ lớn nào vào tháng 7, tháng 8. Vậy nên nếu muốn chuẩn bị bất ngờ, thì chỉ có thể là ngày kỉ niệm nào đó.

Nhưng Vương Tuyết suy nghĩ mãi vẫn lắc đầu: "Không có đi?"

Chị ta cố gắng đếm từng ngón tay: "Kỉ niệm ngày cưới thì tháng trước vừa mới qua, kỉ niệm ngày gặp gỡ là tháng 3, kỷ niệm ngày đầu hẹn hò là tháng 4, sinh nhật của bọn trẻ và sinh nhật của hai chúng tôi cũng không phải trong khoảng thời gian này."

Nói xong, chị ta mới như sực nhớ ra điều gì đó: "Hỏi mấy thứ này để làm gì vậy?"

"Hiểu rõ một chút, hỏi nhiều một chút thì cũng chẳng có hại gì, biết đâu lại dùng đến thì sao?" Tô Dung đáp lại một cách tùy ý rồi lật nhật kí đến ngày 3 tháng 7, "Điểm chung này chị có biết là chỉ điều gì không?"

Rõ ràng Vương Tuyết không để ý đến vấn đề này, chị ta trả lời một cách không chắc chắn: "Họ đều là nam?"

Rõ ràng không phải như vậy, hầu như bất kỳ điểm chung nào thể hiện trên người ba và con trai đều có thể tìm thấy trên người mẹ và con gái. Ví dụ như nếu họ đều là nam thì người mẹ và con gái đều là nữ.

Và trong tình huống bình thường, mọi người thường lấy bản thân làm chủ thể, nói đến chuyện của mình trước, ngay cả khi đó là người mắc chứng rối loạn nhân cách. Theo lẽ thường thì khi học được điều gì đó mới, cô bé sẽ áp dụng vào bản thân mình chứ không phải người khác.

Chỉ có thể là vì trong khoảng thời gian này đã xảy ra điều gì đó giữa ba và con trai khiến cô bé ấn tượng sâu sắc về điểm chung giữa họ, cho nên Vương Vân mới có thể nghĩ đến hai người họ đầu tiên sau khi học được từ này.

Mà khoảng thời gian này lại rất tế nhị, vừa khéo là khoảng thời gian Vương Tuyết làm mất đồ.

Một thám tử sẽ không tin vào bất kì sự trùng hợp nào, đằng sau tất cả những sự trùng hợp trong vụ án thường ẩn chứa một logic nào đó. Và theo như tình hình hiện tại, người hiểu rõ nhất mọi chuyện trong ngôi nhà này lại chính là cô con gái út Vương Vân.

Thật sự rất thú vị.

Tô Dung nhếch mép, liếc nhìn đồng hồ: "Chồng và con của chị sắp về rồi phải không?"

Nghe vậy, Vương Tuyết cũng liếc nhìn đồng hồ, sau đó gật đầu: "Đúng vậy, còn khoảng mười phút nữa. Nếu cô không muốn gặp họ, cô có thể đi trước, chúng ta hẹn giờ khác."

Bình Luận (0)
Comment