Tri Huyện Giả Mạo ( Dịch Full )

Chương 490 - Chương 490: Tiểu Nha Đầu Miệng Ngọt. (1)

Chương 490: Tiểu nha đầu miệng ngọt. (1) Chương 490: Tiểu nha đầu miệng ngọt. (1)

Hoa Vô Hương nghe nói hoàng đế triệu kiến thì cũng không quá sợ, nàng vốn có thần kinh khác người thường, chỉ có chút thấp thỏm xen lẫn tò mò, đi qua đám ông già râu dài nhìn mình chằm chằm, vén áo quý xuống, giọng trong trẻo:” Học sinh Hoa Vô Hương khấu kiến quan gia, cung chúc ngô hoàng vạn thọ vô cương.”

Dù gì cha nàng từng là ngự y, đối với nghi lễ cung đình chẳng phải quá xa lạ.

Đúng là nữ rồi, ai còn ôm chút hi vọng liền dài mặt.

Triệu Quang Nghĩa thấy đám đại thần chướng mắt bị tiểu cô nương làm thộn mặt thì sảng khoái lắm:” Hoa khanh bình thân.”

“ Tạ ơn quan gia.” Hoa Vô Hương đứng dậy, lùi sang một bên:

Một ông già tự nhiên thấy tiểu cô nương chen vào hàng với mình á khẩu, tránh không được, thứ tự trên triều là cố định, không tránh thì đứng cùng tiểu cô nương cứ thấy thế nào.

Triệu Quang Nghĩa nhìn hành động của tiểu cô nương này thấy thú vị lắm, cười ha hả nói:” Hoa khanh, đọc bài thơ khanh vừa làm cho chư vị đại nhân nghe.”

Hoa Vô Hương bấy giờ mới sợ, bài thơ này do Lãnh Nghệ làm, bảo nàng học thuộc, hôm nay thấy sát đề quá thì mừng rỡ, làm một lèo nộp bài luôn. Ai ngờ thành ra thế này, chuyện xấu hay tốt, chẳng biết! Nhưng mà không đọc không được:” Tác phẩm vụng về của vãn sinh, mong các vị đại nhân chỉ giáo.”

Một đám ông già lại toàn thân thiếu tự nhiên, cảm thấy chuyện này hết sức hoang đường.

Tóc dựng mái đầu,

Lan can đứng tựa,

Trận mưa vừa dứt.

Ngóng trời xa,

Uất hận kêu dài.

Hùng tâm khích liệt,

Mười lăm tuổi công danh cát bụi

Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt.

Chớ nhàn nhã nữa kẻo thiếu niên tóc bạc

Bi thương ích gì.

Nhục Yến Vân chưa rửa

Hận thù này,

Bao giờ mới hát.

Cưỡi mã xa đạp nát Hạ Lan sơn,

Đói, ăn thịt giặc Hồ,

Khát, uống máu Hung Nô.

Giang sơn thu về mảnh cũ

Dâng lên cung khuyết

Đây là Mãn Giang Hồng trứ danh của Nhạc Phi, Lãnh Nghệ sau khi biết Triệu Quang Nghĩa muốn bắc phạt nên sửa lại bài này cho hợp với Hoa Vô Hương, nhục Tĩnh Khang biến thành nhục Yến Vân, ba mươi tuổi thành mười lăm tuổi.

Yến Vân kỳ thực không phải là sỉ nhục trực tiếp của Đại Tống, mà mấy chục năm trước hoàng đế Hậu Đường Thạch Kính Đường vì dẹp nội loạn, dâng Yến Vân thập lục châu cho Liêu xin viện binh. Từ đó Yến Vân thuộc về Liêu, đây chính là cánh cửa thông tới Trung Nguyên. Mảnh đất này bao đời vốn thuộc về Trung Nguyên nay rơi vào ngoại tộc, Đại Tống thống nhất Trung Nguyên lại không đoạt được Yến Vân, nên đây là đại nhục.

Hoa Vô Hương đọc xong đại điện im ắng tới chỉ nghe thấy tiếng thở đám ông già, một số kinh ngạc tròn mắt nhìn, một số nhạy bén hơn một số cúi đầu xuống.

Triệu Quang Nghĩa vuốt râu đắc ý:” Các khanh nghe rõ rồi chứ?”

“ Thần hổ thẹn.” Lô Đa Tốn rời khỏi hàng nói:” Thi từ tất nhiên tuyệt diệu chưa nói, một tiểu cô nương mới mười lăm, vậy mà không quên quốc sỉ, trong khi có những kẻ lần lữa mãi tới khi tóc bạc chẳng làm nên chuyện gì, bọn thần thật không còn mặt mũi nhìn ai.”

Câu này là tát thẳng vào mặt phe phản chiến rồi. Sở Chiêu Phụ vì nói lời trái lương tâm, lúc này đứng ra tự bao biện cho hành vi của mình:” Đúng thế, nhục Yến Vân mấy chục năm chưa thể rửa, thực sự thần tử chúng ta sao có thể ăn ngon ngủ yên. Nếu không đoạt về Yến Vân, Liêu tặc có thể xuất binh đánh thẳng tới kinh thành, chúng ta còn mặt mũi nào nhìn tiên đế?”

Dư luận đổi chiều, không ít người thở dài gật đầu.

Tiết Cư Chính nhìn kỹ Hoa Vô Hương:” Dám hỏi Hoa cô nương thi khoa nào?”

“ Vãn sinh thi Minh y!” Hoa Vô Hương đáp:

Tiết Cư Chính hết sức bất ngờ:” Cô nương nghiên cứu thuật trị bệnh cứu người, hành y tế thế, vậy vẫn lo cho triều đình, không quên quốc sỉ à?”

Hoa Vô Hương tính cách tinh linh cổ quái, tuy thơ văn nàng không giỏi, nhưng đầu óc rất linh hoạt, giọng non choẹt đáp:” Thân phận thấp không quên lo nước.”

Đây là câu trứ danh trong Bệnh khởi trữ hoài của thi nhân lừng danh Lục Du, cũng trong đống thi từ Lãnh Nghệ nhồi nhét cho nàng, nha đầu này không chỉ học thuộc mà vận dụng cũng rất giỏi.

“ Hay cho câu thân phận thấp không quên lo nước!” Triệu Quang Nghĩa vỗ bàn:” Tiết khanh, khanh quá coi thường tiểu nữ thần y rồi đó.”

“ Vi thần không dám, chẳng qua có chút to mò cô nương đây tuổi nho nhỏ, lại học y lại hứng thú với triều chính thôi.” Tiết Cư Chính vẫn có chút ngờ vực, thơ này không giống tiểu cô nương mười mấy tuổi làm ra được, mối hận sục sôi trong bài thơ đó ở đâu ra:

Nghe quan gia tán thưởng, khảo quan nhân cơ hội lấy lòng:” Thực ra trước đó ở thi hội, Hoa cô nương dùng một bài Xích Bích Phú biểu đạt tấm lòng hào sảng tận trung với nước. Cho thấy nàng một lòng với nước, chứ không phải nhất thời viết ra.”

Triệu Quang Nghĩa lại càng hứng thú:” Hoa khanh, mau mau đọc cho trẫm nghe.”

Hoa Vô Hương đâm lao phải theo lao, hít sâu một hơi đọc, ưỡn bầu ngực nhỏ, đọc bài Tiền Xích Bích Phú của Tô Đông Pha.

Khi đọc tới đoạn:

Đêm vắng trăng sao,

Thước bay về chốn Nam Giao một mình

Thơ Mạnh Đức cảm tình còn đó,

Để ta nay hoài cổ chạnh lòng

Nhớ người nhớ cảnh buồn trông

Vũ Xương tây, Hạ Khẩu đông đôi đường.

Sông với núi ngổn ngang lối cũ,

Chỗ này Ngô đánh đổ Tào binh

Nhớ ngày nào phá Châu Kinh,

Giang Lăng lại lấy, xuôi mành sang đông.

Trong triều toàn bậc hồng nho, nghe danh tác lưu truyền thiên cổ, sao chăng như mê như say, lần nữa trong triều im phăng phắc.

Tiểu cô nương thực sự lòng mang triều đình, có cái khí khái da ngựa bọc thây, chỉ tiếc tài hoa là vậy, hào khí là vậy, lại sinh ra là một nữ nhi, khiến người ta tiếc hận.

Đợi Hoa Vô Hương liền một mạch đọc xong, Triệu Quang Nghĩ rèn sắt khi còn nóng:” Hoa khanh nói đúng lắm, nhục Yến Vân, còn chưa rửa, giờ thời khắc Đại Tống ta báo thù rửa hận đã tới. Các khanh là rường cột triều đình phải hết lòng góp sức, gặp khó khăn phải khắc phục, nếu còn bàn lui, há không bằng cả tiểu nữ tử?”

Đám Tiết Cứ Chính không nói thêm, trước kia quan gia còn nghe lời khuyên của họ, nhưng bây giờ quan hệ hai bên tệ tới mức quan gia coi bọn họ như phía thù địch, chỉ cần họ phản đối là cho rằng có ác ý, tiếp tục thế này không ổn, đành im lặng.

Cao Hoài Đức, Thạch Thủ Tín bị đoạt binh quyền từ đầu tới cuối không nói gì. Bọn họ biết quan gia kiêng kỵ, nên phàm là chuyện dùng binh, bọn họ không dám lên tiếng, sợ bị nghi kỵ có lòng khác, nói nhiều mang họa, chỉ cần nghe lệnh là được.

Lúc này có thì sinh lần lượt nộp bài, Triệu Quang Nghĩa đọc từng bài một, nhưng không triệu kiến ai nữa, đến khi khảo sinh cuối cùng nộp bài. Triệu Quang Nghĩa xem xong nói:” Vẫn là bài thi của Hoa khanh tốt nhất, xứng đáng làm trạng nguyên đỗ đầu.”

Bình Luận (0)
Comment